Thái Lan bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19
Ngày 28/2, Thái Lan bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Trong số những người được tiêm vaccine đầu tiên có Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Y tế Anutin Charnvirakul, các bộ trưởng nội các, giới chức và các chuyên gia y tế.
Vaccine phòng COVID-19 của hãng Sinovac Biotech (Trung Quốc). Ảnh: THX/TTXVN
Loại vaccine được Thái Lan sử dụng trong đợt tiêm đầu tiên là vaccine do hãng dược phẩm Sinovac Biotech của Trung Quốc sản xuất. Vaccine này được dùng cho các đối tượng từ 18 đến 59 tuổi, do đó Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, 66 tuổi, không nằm trong nhóm được tiêm lần này.
Phó Thủ tướng Anutin Charnvirakul cho biết Thái Lan hi vọng việc tiêm chủng vaccine giúp bảo vệ người dân cũng như cho phép Thái Lan sớm quay trở lại trạng thái bình thường.
Video đang HOT
Trong tuần này Thái Lan đã nhận 200.000 liều vaccine CoronaVac đầu tiên từ hãng dược phẩm Sinovac Biotech của Trung Quốc. Vaccine này đang được phân phối tới 13 tỉnh thành có nguy cơ lây nhiễm cao. Dự kiến Thái Lan sẽ được cung cấp thêm 1,8 triệu liều CoronaVac vào tháng 3 và tháng 4/2021. Ngoài ra, theo kế hoạch, Thái Lan cũng sẽ nhận 17.000 liều vaccine của AstraZeneca trong tuần thứ 2 của tháng Ba.
Cho tới thời điểm hiện tại, Thái Lan chưa có xuất hiện ổ dịch mới nào và chỉ với hơn 25.000 ca nhiễm bệnh nói chung. Chính phủ Thái Lan cho biết họ có kế hoạch tiêm chủng cho hơn một nửa dân số trưởng thành trong năm nay
Trong khi đó, ngày 27/2, Cục Quản lý Sản phẩm Y tế Quốc gia Trung Quốc (NMPA thông báo đã cấp phép có điều kiện cho một loại vaccine tái tổ hợp mới phòng COVID-19. Ưu điểm của loại vaccine mới này là việc chủng ngừa COVID-19 chỉ cần thực hiện qua một lần tiêm và dành cho đối tượng là người trên 18 tuổi.
Vaccine mới được nghiên cứu và phát triển bởi một nhóm chuyên gia thuộc Học viện Kỹ thuật Trung Quốc và Viện Quân y thuộc Học viện Khoa học Quân sự nước này. Đây là loại vaccine được phê duyệt đầu tiên của Trung Quốc sử dụng phương pháp dựa vào nhóm virus adeno gây bệnh đường hô hấp làm trung gian truyền bệnh để đưa gen đột biến của virus gây bệnh COVID-19 vào trong cơ thể. Loại vaccine này có thể được vận chuyển và bảo quản trong môi trường nhiệt độ từ 2 độ C tới 8 độ C.
Hiện có nhiều nước đã cấp phép sử dụng các loại vaccine do Trung Quốc sản xuất. Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông, ngày 27/2, người phát ngôn Bộ Y tế Iran Kianoush Jahanpour cho biết, 250 nghìn liều vaccine phòng COVID-19 do Chính phủ Trung Quốc tài trợ sẽ được chuyển đến Tehran trong vài ngày tới.
Số vaccine này là hàng từ thiện do Trung Quốc tài trợ và sẽ được sử dụng cho chương trình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trên cả nước Iran. Đại diện Bộ Y tế Iran cũng cho biết thêm rằng lô vaccine của hãng dược phẩm Sinopharm (Trung Quốc) cũng đã được cấp phép để xuất khẩu và sẽ tới Iran trong tương lai gần.
Người biểu tình Thái chỉ trích hoàng gia hoang phí
Người biểu tình Thái Lan chỉ trích hoàng gia tiêu xài hoang phí và tổ chức "trình diễn thời trang" đả kích các thành viên hoàng tộc tại Bangkok.
Hàng nghìn người biểu tình hôm nay xuống đường ở Bangkok và tổ chức một buổi "trình diễn thời trang" mô phỏng các thành viên hoàng tộc bước đi trên thảm đỏ. Hoạt động diễn ra cùng ngày một trong những con gái của Quốc vương Maha Vajiralongkorn, vốn là nhà thiết kế thời trang, ra mắt bộ sưu tập mới.
Những người diễn thuyết tại cuộc biểu tình cũng lên án những gì họ cho là sự tiêu xài hoang phí của hoàng gia vào thời điểm nền kinh tế vốn dựa vào du lịch của Thái Lan đang chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19.
"Sẽ không có vấn đề gì nếu đây không phải là tiền của chúng tôi", thủ lĩnh nhóm sinh viên biểu tình Jutatip Sirikhan nói với đám đông.
Người biểu tình Thái Lan mô phỏng thành viên hoàng tộc trong buổi "trình diễn thời trang" tại Bangkok hôm nay. Ảnh: Reuters.
Phong trào biểu tình ở Thái Lan nổi lên từ tháng 7 nhằm yêu cầu Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức với cáo buộc ông thao túng cuộc bầu cử năm ngoái để tiếp tục nắm quyền. Người biểu tình cũng kêu gọi cải cách chế độ quân chủ để giảm bớt quyền lực của nhà vua. Họ yêu cầu đảo ngược những thay đổi cho phép quốc vương kiểm soát một số đơn vị quân đội và một cung điện trị giá hàng chục tỷ USD.
Theo hiến pháp Thái Lan, hoàng gia được tôn sùng ở vị trí cao nhất nhưng về nguyên tắc không được can dự vào chính trị, điều chính Vua Vajiralongkorn từng nhấn mạnh trong cuộc bầu cử năm ngoái. Người biểu tình tuyên bố, ngay cả khi Thủ tướng Prayuth từ chức, họ vẫn biểu tình để yêu cầu cải cách chế độ quân chủ.
Vua Thái Lan không đưa ra phát ngôn nào suốt hơn 3 tháng biểu tình vừa qua, bất chấp chế độ quân chủ và chính phủ ngày càng đối mặt với chỉ trích. Tuy nhiên, trong video được quay tối 23/10, ông được nghe thấy ca ngợi một người theo chủ nghĩa quân chủ. Phát ngôn này thu hút nhiều phản ứng trái ngược, gồm sự hoan nghênh từ những người theo chủ nghĩa quân chủ và chỉ trích từ phe biểu tình.
Vua Vajiralongkorn, 68 tuổi, từ lâu đã thích sống ở Đức hơn Thái Lan và dành nhiều thời gian ở Đức trong năm nay. Sự vắng mặt của ông đã đổ thêm dầu vào lửa cho phong trào chống chế độ quân chủ ở Thái Lan, khi một loạt tiêu đề tiêu cực về ông xuất hiện trên báo chí Đức.
Người biểu tình hôm 26/10 đã tuần hành đến đại sứ quán Đức để yêu cầu điều tra hành vi và lối sống của Quốc vương tại quốc gia này. Một nguồn tin quốc hội Đức hôm 28/10 cho biết Berlin cho rằng Vua Vajiralongkorn hiện chưa vi phạm lệnh cấm tiến hành hoạt động chính trị khi ở nước này.
Thế giới ghi nhận trên 44,3 triệu ca mắc, 1,17 triệu ca tử vong do COVID-19 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 28/10 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 44.390.969 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.174.109 ca tử vong. Số ca được điều trị khỏi bệnh là 32.529.946 người. Theo hãng tin AFP, tính riêng trong ngày 27/10, toàn thế giới ghi nhận...