Thái Bình: Trao tặng hơn 3.000 suất quà cho đoàn viên công đoàn, người lao động
Ngày 15/7, Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh tổ chức sơ kết công tác công đoàn 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022.
Theo báo cáo 6 tháng đầu năm, Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh đã chỉ đạo các công đoàn cơ sở thực hiện tốt công tác tham gia quản lý, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tổ chức và xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh; đẩy mạnh hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động và các hoạt động xã hội.
Điển hình như: Công đoàn khu công nghiệp tỉnh đã triển khai tổ chức chương trình “Tết Sum vầy – Xuân Bình an” tại 36 công đoàn cơ sở, trao 3.132 suất quà cho đoàn viên, công nhân lao động với tổng số tiền 2.192.400.000 đồng. Chỉ đạo các công đoàn cơ sở (CĐCS) đã tích cực phối hợp với người sử dụng chăm lo tết cho đoàn viên, CNLĐ, kết quả các CĐCS đã tổ chức chăm lo cho 20.433 đoàn viên số tiền trên 7 tỷ đồng…
Ông Trần Đức Hiền – Chủ tịch Công doàn các Khu công nghiệp tỉnh triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm.
Trong Tháng công nhân 2022, Công đoàn các khu công nghiệp đã tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động trao 300 suất quà và mũ bảo hiểm với tổng số tiền 247, triệu đồng cho đoàn viên công đoàn xuất sắc; tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho 19 đoàn viên, CNLĐ bị tai nạn lao động với tổng số tiền 24,7 triệu đồng từ nguồn kinh phí Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình nhân Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2022. Các CĐCS cũng có nhiều hoạt động tôn vinh những người lao động có thành tích xuất sắc tiêu biểu gắn bó lâu dài với doanh nghiệp và tổ chức công đoàn; quan tâm tặng quà, thăm hỏi người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn… Có 8 CĐCSđã phối hợp với lãnh đạo doanh nghiệp để tổ chức phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động tôn vinh, thăm hỏi, tặng quà 803 công nhân lao động với tổng số tiền gần 330 triệu đồng.
Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh ký kết thoả thuận hợp tác với Công ty TNHH đầu tư và phát triển Khai Tuệ về thực hiện chương trình phúc lợi cho đoàn viên công đoàn.
Trong 6 tháng đầu năm, Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh đã xét duyệt, triển khai chi hỗ trợ cho 321 đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 với tổng số tiền 487 triệu đồng…
Nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh tập trung tuyên truyền, nắm bắt kịp thời diễn biến tư tưởng, đời sống việc làm của người lao động; chỉ đạo công đoàn cơ sở thực hiện tốt công tác giám sát, thực hiện các chế độ chính sách đối với đoàn viên, người lao động; phát động sâu rộng các phong trào hành động cách mạng trong công nhân, viên chức, lao động.
Tại hội nghị, Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh đã ký thoả thuận hợp tác với Công ty TNHH đầu tư và phát triển Khai Tuệ về thực hiện chương trình phúc lợi cho đoàn viên công đoàn.
Cô gái chạy xe xuyên Việt trong 2 tháng và kỷ niệm "nổi da gà" trên đường đèo trong đêm
22 tuổi, thiếu nữ Thái Bình đã làm được việc mà không nhiều cô gái cùng tuổi dám thực hiện: Nghỉ việc, độc hành xuyên Việt suốt 53 ngày qua 60 tỉnh thành bằng xe máy.
Hai lần xin nghỉ việc để đi "phượt"
"Phượt" xuyên Việt là hành trình mà nhiều "phượt thủ" yêu thích trải nghiệm, khám phá những vùng đất mới. Không hiếm những chuyến phiêu du dọc dải đất hình chữ S đã được thực hiện, nhưng việc một thiếu nữ tuổi đôi mươi, tự chạy xe máy đi xuyên Việt gần hai tháng thì lại hoàn toàn đặc biệt.
Đó là câu chuyện của Nguyễn Thị Thu Hiền, cô nàng Gen Z quê ở Thái Bình. Việc Thu Hiền không thể tìm được một người bạn đồng hành trong chuyến chạy xe máy xuyên Việt lần này cũng phần nào cho thấy, đây là chuyến đi không phải nhiều cô gái dám thực hiện.
Nhưng với Thu Hiền thì: "Nếu con trai có thể xuyên Việt một mình được thì con gái cũng có thể". Với quyết tâm mạnh mẽ ấy, Thu Hiền đã nỗ lực để chứng minh những gì các bạn nam làm được thì cô cũng có thể làm.
Video đang HOT
Thu Hiền là cô gái mạnh mẽ, tự tin và độc lập.
Thu Hiền vốn là cô gái thích "xê dịch", đam mê khám phá những vùng đất mới với quan niệm "Ta chỉ sống một lần trên đời", phải sống, phải đi thật nhiều để thanh xuân trở nên rực rỡ với nhiều trải nghiệm đáng nhớ.
Nàng Gen Z Thái Bình cũng "dắt túi" kha khá kinh nghiệm "phượt" được rút ra từ chính những hành trình đã qua của bản thân.
Đầu năm 2021, Thu Hiền xin nghỉ việc lần thứ nhất để thực hiện chuyến đi cô ấp ủ từ trước đó, nhưng cuối cùng kế hoạch đành tạm hoãn do dịch Covid-19. Thu Hiền về quê nhà tránh dịch rồi quay lại Hà Nội làm việc vào tháng 10/2021.
Chuyến đi đầu tiên sau dịch của Hiền là tới Tà Xùa, Sơn La. Mê mẩn trước vẻ đẹp hùng vĩ của rừng núi Tây Bắc, Thu Hiền càng thêm yêu và mong muốn khám phá những vùng đất, con người trên các địa phương khác.
Thu Hiền có kinh nghiệm phượt Tây Bắc từ trước chuyến đi xuyên Việt.
Cô quyết định nghỉ việc lần hai để thực hiện hành trình trọn vẹn đi khắp Việt Nam: "Do không tìm được bạn đồng hành nên mình quyết định đi xuyên Việt một mình dù trước đó chưa bao giờ nghĩ, mình sẽ đi được!
Các bạn hãy thử cảm giác mỗi ngày đi 300 - 400km mà cứ ngỡ chỉ 2 - 3km vì thực sự cung đường dải chữ S quá tuyệt! Đi mà quên cái nắng gắt của nắng, của gió biển luôn" - Thu Hiền tâm sự.
Chuyến độc hành và kỷ niệm "nổi da gà"
Tháng 5/2022, Thu Hiền xuất phát từ Hà Nội. "Bạn đồng hành" của cô là chiếc xe máy cùng khí thế hừng hực. Cô chuẩn bị hành trang tối giản nhất có thể, chỉ gồm 4-5 bộ áo quần, áo mưa, điện thoại, sạc và không thể quên bộ sửa xe cơ bản để chủ động xử lý trong những tình huống khẩn cấp giữa đường.
Xe máy là bạn đồng hành thân thiết với Thu Hiền
"Mình đeo một chiếc balo thật to đựng "cả thế giới", thêm chiếc túi nhỏ để vật dụng cần thiết hay dùng trong chặng đi (ví tiền, sạc dự phòng, điện thoại). Áo quần cũng mang tối giản nhất có thể, khoảng 4 bộ quần áo, mình mang nhiều đồ lót, phòng trường hợp không giặt kịp vẫn có đồ.
Các bạn có thể giặt quán, nhưng mình hầu như là giặt tay, mua thêm gói bột giặt mang theo, phơi qua đêm trước quạt là khô hoặc hỏi chỗ phơi tại nơi nghỉ. Mình chuẩn bị bộ sửa xe cơ bản, vá xe và một chiếc bơm, may mắn là chỉ có một lần phải tự vá xe giữa đường.
Cứ đi vài trăm km, mình sẽ dừng lại tại tiệm sửa xe nào đó, bảo dưỡng phanh, xích và thay nhớt cho chú "ngựa chiến" đồng hành rong ruổi qua 60 tỉnh thành."
Thu Hiền thường đặt phòng trước một hôm bằng cách gọi trực tiếp đến các nhà nghỉ, khách sạn để tiện "deal" giá. Đến mỗi vùng đất mới, kinh nghiệm của cô nàng là ghé vào các quán ăn có đông khách để thưởng thức ẩm thực địa phương, đảm bảo sẽ luôn ngon, rẻ dù không cần phải cất công tham khảo trước.
May mắn là trong chuyến đi, Hiền chưa gặp phải tình huống nào nằm ngoài tầm kiểm soát, nhưng cũng không thiếu những trải nghiệm nhớ đời
Thu Hiền nhớ lại một tình huống khá nguy hiểm của bản thân và tự rút kinh nghiệm cho chính bản thân mình: "Nếu bạn đi một mình đường Tây Nguyên thì nên zoom maps trước (chế độ vệ tinh) xem trước hướng đi và nên chọn đường nào để đi, xem đường đó có nhà dân không?
ADVERTISING
iTVC from Admicro
Căn giờ cho đúng, khỏi phải đi tối vì đường Tây Nguyên đi buổi tối rất nguy hiểm, nhiều ổ gà, khó lường trước được bất trắc vì xe có thể trục trặc bất cứ lúc nào, đường lại vắng người.
Mình toàn căn thời gian, cung đường để không phải chạy buổi tối, nhưng có một lần vào Tà Năng - Lâm Đồng thì phải băng đèo tối một mình.
Khỏi phải nói lúc đó mình run thế nào, thân gái một mình vượt con đèo quanh co giữa đêm tối, trời mưa không tránh khỏi người bị ướt nên lạnh lắm.
Mình vốn sợ... ma thì chớ, đến một đoạn gặp đường đất rất khó chạy nữa, nghĩ lúc đó có bất trắc gì chắc không ai biết luôn. Vượt qua được chặng đó mà thở phào một cái, giờ nghĩ lại còn thấy sợ".
"Nếu không thể tìm được bạn đồng hành, hãy cứ đi. Khi đến nơi, bạn sẽ thấy họ ở đó"
Đó là điều mà Thu Hiền đã đúc rút được sau chuyến đi gần 2 tháng. Ban đầu việc đi một mình cũng khiến Hiền khá e dè, băn khoăn, nhưng cô không thể vì không tìm được bạn đồng hành mà bỏ lỡ chuyến đi của tuổi trẻ.
Cuối cùng nhờ vậy, Hiền đã có những trải nghiệm tuyệt vời khi gặp được những người bạn mới nhiệt tình, những người lạ tình cờ gặp nhưng vẫn giúp đỡ cô hết lòng. Chính sự tử tế ấy đã khiến cho hành trình của Hiền trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều.
Thu Hiền kể: "Hôm đặt phòng dorm ở Cần Thơ, đặt xong mới báo là mai hết phòng! Thế là mình loay hoay tìm phòng thì hết dorm, trên app toàn phòng 250-300 nghìn một đêm, nghĩ cũng tiếc. Bất chợt bạn nữ ở cùng dorm đi qua
Mình: Chào bạn, bạn đi 1 mình hả! Mai tính đi đâu chưa? Mình đi 1 mình này, còn ghế sau đi cùng không?
Đối phương: Mình đi 1 mình, mai chưa biết đi đâu. Nãy mới tới nhận khách sạn, mà họ báo mai hết phòng.
Mình: Úi, mình cũng thế, hay mai mình book chung phòng rồi share tiền đi! Rồi mai đi chơi cùng luôn? Chốc đi dạo luôn nhỉ!
Đối phương: Thế thì vui quá!
Hay khi dừng chân ở Hội An, mình gặp một bạn là dân bản địa khi mua nước uống. Ngồi nói chuyện vu vơ thế nào lại kết bạn với nhau.
Cậu em người Hội An nhiệt tình hỏi han về chuyến đi, còn dẫn mình đi những quán ăn quà vặt ngon, đi lượn lòng vòng ngắm phố ngắm biển. Thậm chí còn giành trả tiền đồ ăn vì "chị trả thế còn tiền đâu mà đi xuyên việt"! khiến mình cảm thấy ấm lòng quá đỗi."
Đến nơi đâu, cô cũng không quên chụp ảnh check-in vì "Việt Nam mình quá đẹp!"
Thu Hiền cho hay quyết định đi một mình là hoàn toàn đúng đắn, vì trong chuyến đi cô được trải nghiệm nhiều điều thú vị, gặp gỡ được nhiều người có cùng "tần số".
Người trẻ Hà thành thời bão giá: Hẹn hò ít hơn, trăn trở tối nay ăn gì cho tiết kiệm Các mặt hàng tăng giá, chi phí phát sinh mỗi tháng tăng thêm gấp 1,5 -2 lần, sinh viên và những người có công việc ổn định ở Hà Nội với mức thu nhập khá cũng đang phải "thắt lưng buộc bụng", tính toán cách chi tiêu phù hợp. Giá xăng, dầu, gas tăng cao trong thời gian qua có thể đẩy chi...