Thái Bình: Nhiều chứng từ trang thiết bị phòng, chống dịch COVID -19 bị tẩy xóa
Thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, hóa chất, vật tư tiêu hao trong phòng chống dịch COVID -19, Thanh tra tỉnh Thái Bình phát hiện một số chứng từ kèm theo tờ khai hải quan trang thiết bị nhập khẩu có dấu hiệu tẩy xóa; một số máy móc trên hồ sơ có xuất xứ Nhật Bản, song khi bàn giao lại là Trung Quốc; có dấu hiệu gian lận trong đấu thầu.
Máy xét nghiệm Realtime PCR để xét nghiệm COVID 19 được mỗi tỉnh mua một giá
Thẩm định giá không đảm bảo trung thực, khách quan
Thanh tra tỉnh Thái Bình vừa ban hành kết luận thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, hóa chất, vật tư tiêu hao trong phòng chống dịch COVID -19. Bên cạnh việc chỉ ra những vi phạm, cơ quan thanh tra cũng “điểm mặt, gọi tên” các cá nhân có trách nhiệm liên quan, trong đó có ông Phạm Văn Dịu, Giám đốc và Nguyễn Quang Huy, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh; Nguyễn Văn Thơm, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC Thái Bình).
Theo kết luận thanh tra, năm 2020, để đáp ứng khấn cấp với tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới cùa virus Corona gây nên, Sở Y tế và CDC Thái Bình đã thực hiện gói thầu mua trang thiết bị y tế, hóa chất, vật tư tiêu hao trong phòng, chống dịch Covid-19 với tổng giá trị gần 48 tỷ đồng (Sở Y tế làm chủ đầu tư 3 gói thầu trị giá hơn 43 tỷ đồng; CDC Thái Bình làm chủ đầu tư 3 gói thầu trị giá hơn 4,7 tỷ đồng).
Qua thanh tra xác định, quá trình thực hiện các gói thầu, Sở Y tế và CDC Thái Bình đã thuê các đơn vị tư vấn, thẩm định giá theo đúng quy định, nhưng các thẩm định viên đã vi phạm tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
Điển hình là việc không tuân thủ quy trình thẩm định giá; các hồ sơ thẩm định đều không có biên bản khảo sát thực tế, không có tài liệu thể hiện kết quả thu thập, phân tích thông tin các giao dịch chào bán…
Đặc biệt, các báo giá trong hồ sơ thẩm định giá của Công ty Cổ phần thẩm định giá BTC VALUE về máy điện tim trang bị cho BVĐK tỉnh và BV Nhi có thông tin không có thực. Cụ thể, trong cả 3 báo giá đều nêu mặt hàng “Máy điện tim 3 kênh Model ECG-2150, hãng sản xuất Nihon Kohden, xuất xứ Nhật Bản”, những hãng này có văn bản khẳng định không có máy điện tim 3 kênh Model ECG-2150 xuất xứ Nhật Bản.
Ngoài ra, chứng thư thẩm định giá và các tài liệu kèm theo của Công ty cồ phần thâm định giá AVALUE trong hồ sơ cung cấp cho Đoàn thanh tra và trong hồ sơ lưu tại Sở Tài chính không trùng khớp.
Đáng chú ý, Thanh tra tỉnh Thái Bình cũng chỉ rõ, hội đồng thẩm định giá tài sản cấp tỉnh sử dụng các báo giá không đầy đủ thông tin của các doanh nghiệp thẩm định giá do Sở Y tế cung cấp làm cơ sở cho thông báo kết quả thẩm định giá; không có tài liệu thể hiện việc khảo sát thực tế thị trường, chưa thu thập thêm được thông tin làm căn cứ thẩm định giá; sử dụng các báo giá không đầy đủ thông tin, thông tin không trung thực làm cơ sở cho thông báo kết quả thẩm định giá…
“Việc thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá tài sản cấp tỉnh đã không tuân thủ trình tự thẩm định giá tài sản, không bảo đảm nguyên tắc chính xác, khách quan của kết quả thẩm định giá” – Thanh tra tỉnh Thái Bình kết luận.
Hồ sơ máy Nhật, kiểm tra ra Trung Quốc
Đặc biệt, qua kiểm tra thực tế việc lắp đặt, bàn giao thiết bị tại các gói thầu do Sở Y tế làm chủ đầu tư, thanh tra phát hiện hồ sơ, thủ tục không đầy đủ. Các tờ khai hải quan trang thiết bị nhập khẩu là các bản photo đóng dấu của DN nhập khẩu, không thể hiện một số thông tin trên tờ khai như giá trị hàng hóa nhập khẩu nguyên tệ (USD, JYP…), tỷ giá ngoại tệ, giá trị tính thuế, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng,…
Video đang HOT
“Một số chứng từ kèm theo tờ khai hải quan có dấu hiệu tẩy xóa giá trị như các loại Commercial Invoice (hóa đơn thương mại) không có giá trị tính trên đơn vị (price/unit) và tổng giá trị (Total amount)”, kết luận thanh tra chỉ rõ.
Riêng tại gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế cho BVĐK tỉnh và BV Nhi do Sở Y tế làm chủ đầu tư, Hợp đồng với nhà thầu, biên bản nghiệm thu, bàn giao, tiếp nhận tài sản 17/4/2020 giữa Sở Y tế, Công ty TNHH Thiết bị khoa học kỹ thuật và công nghệ Việt Nam, Bệnh viện đa khoa tỉnh và Công ty TNHH Tư vẩn xây dựng 3Dmax, mặt hàng Máy điện tim 3 kênh Model: ECG-2150, hãng sản xuất: Nihon Kohden, xuất xứ Nhật Bản.
Tuy nhiên, kiểm tra thực tế máy đã bàn giao cho BVĐK tỉnh là máy điện tim 3 kênh xuất xứ Trung Quốc. Ngoài ra, đơn vị bàn giao một số trang thiết bị y tế không phải là nhà thầu trúng thầu (Công ty TNHH thiết bị khoa học kỹ thuật và công nghệ Việt Nam).
3 Công ty được chỉ định thầu có dấu hiệu gian lận hồ sơ
Kết luận thanh tra cho thấy điều “hiếm gặp” đó là việc một số nhà thầu cung cấp trang thiết bị y tế đã giảm giá gói thầu từ vài trăm triệu đồng cho đến 2 tỷ đồng sau khi trúng thầu.
Cụ thể, gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế tại BVĐK tỉnh và BV Nhi Thái Bình Công ty TNHH thiết bị khoa học kỹ thuật và công nghệ Việt Nam trúng với mức giá 19,3 tỷ đồng, khi ký hợp đồng đã điều chỉnh giảm còn 17,9 tỷ đồng.
Gói thầu mua sắm trang thiết bị tại 11 BVĐK tuyến huyện Công ty TNHH sản xuất thương mại Trần Lê trúng với giá 20,6 tỷ đồng, khi ký hợp đồng cũng giảm còn gần 18,6 tỷ đồng, thấp hơn giá trúng thầu 2 tỷ đồng.
Tương tự, Sở Y tế Thái Bình đã chỉ định thầu gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế để trang bị cho CDC Thái Bình (máy xét nghiệm Realtime PCR) được Công ty CP thẩm định và đầu tư tài chính Bưu điện là 7,3 tỷ đồng) có giá trùng thầu là hơn 6,4 tỷ đồng, nhưng đến khi ký hợp đồng được điều chỉnh xuống còn 5,8 tỷ đồng.
Đáng chú ý, tại gói thấu mua sắm trang thiết bị y tế cho CDC Thái Bình, đoàn thanh tra phát hiện hồ sơ đề xuất của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Kỳ Thuật Tài Lộc có vi phạm. Cụ thể, số liệu trên Báo cáo tài chính năm 2018 trong hồ sơ đề xuất của đơn vị không trùng khớp với số liệu trên Bảng kê năng lực tài chính của nhà thầu; tại thời điểm nộp hồ sơ đề xuất, số liệu trên Báo cáo tài chính nãm 2018 trong hồ sơ không đúng với số liệu trên Báo cáo tài chính năm 2018 quyết toán gửi cơ quan thuế. Một số thông số kỹ thuật không đúng với Catalogue kèm theo hồ sơ đề xuất.
Vẫn theo kết luận thanh tra, trong quá trình lựa chọn nhà thầu thực hiện 3 gói thầu do Sở Y tế làm chù đầu tư (gói thầu số 01, 05 và 09) theo hình thức chi định thầu, Sở Y tế đã thông báo cho 3 doanh nghiệp (Công ty TNHH thiết bị khoa học kỹ thuật và công nghệ Việt Nam, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Tài Lộc, Công Ty TNHH Sản Xuât và Thương mại Trần Lê) đề nghị xác nhận đảm bảo tư cách hợp lệ của nhà thầu và có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện gói thầu.
“Tuy nhiên, cả ba hồ sơ đề xuất của các nhà thầu đều có thông tin không trung thực, vi phạm khoản 4 Điều 89 Luật Đâu thâu năm 2013, không đáp ứng điều kiện kê khai trung thực của hồ sơ yêu cầu. Ba nhà thầu phải chịu trách nhiệm về hành vi gian lận trong đấu thầu, cung cấp các thông tin không trung thực trong hồ sơ để xuất”- Thanh tra tỉnh Thái Bình kết luận.
Hà Nội hối hả xét nghiệm COVID-19 cho 65.000 người từ Đà Nẵng về
Sáng nay 8/8, Hà Nội chính thức triển khai xét nghiệm RT-PCR tại 13 quận, huyện (gồm 12 quận và huyện Phúc Thọ - nơi vừa phát hiện bệnh nhân 752).
Sáng nay, tại trường THCS Nguyễn Trãi số 25 Giang Văn Minh(quận Ba Đình) Hà Nội , cán bộ y tế phường Kim Mã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Realtime- PCR cho người trở về từ Đà Nẵng trong khoảng thời gian từ ngày 15-7 đến 28-7.
Trung tâm Y tế tổ chức lấy mẫu xét nghiệm PCR tại 4 điểm lấy mẫu (trường TH Hoàng Diệu, TH Nghĩa Dũng, THCS Nguyễn Trãi, THCS Thành Công) cho 4 phường phường Phúc Xá, Thành Công, Cống Vị, Kim Mã.
Để việc xét nghiệm không bị dồn dập, bảo đảm an toàn và hiệu quả, thành phố sẽ tiến hành tách theo nhóm, phân bố nguồn nhân lực phù hợp. Cán bộ Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã thực hiện lấy mẫu và gửi đến các đơn vị thực hiện xét nghiệm theo phân luồng
Nguyên tắc lấy mẫu cuốn chiếu theo thứ tự ưu tiên trước với những đối tượng có triệu chứng, đối tượng F1, đối tượng trở về từ những khu vực có ổ dịch được Bộ Y tế khuyến cáo.
Mẹ con chị Nguyễn Thị Tuyết ở Kim Mã(quận Ba Đình), đi lấy mẫu xét nghiệm nói: " gia đình tôi đi Đà Nẵng vào tối 23/7 và về vào ngày 27/7 sau khi về cả nhà cách ly tại nhà, khai báo cho phường ,được phường cho đi xét nghiệm nhanh lần trước thì có kết quả đều âm tính. Trước khi đi test thì gia đình cũng hơi lo lắng, nhưng sau khi được nghe thông tin trên báo chí và truyền hình thì tôi và gia đình cũng tự cách ly để đảm bảo an toàn cho mọi người."
Các đơn vị thực hiện xét nghiệm RT-PCR của thành phố gồm: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội; Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội...
Bộ Y tế đã huy động 4-5 bệnh viện giúp Hà Nội triển khai kỹ thuật xét nghiệm RT-PCR.Việc xét nghiệm RT-PCR được thực hiện với người về từ Đà Nẵng sau ngày 15-7. Còn đối với người về từ ngày 15-7 trở về trước thì chỉ cần làm xét nghiệm nhanh kháng thể.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID -19, đồng chí Nguyễn Đức Chung cho rằng, trong 10 ngày tới là thời kỳ cao điểm của dịch tại Hà Nội cũng như các địa phương khác, có thể xuất hiện những ca nhiễm mới liên quan đến những ca bệnh đã phát hiện, những người trở về từ vùng có dịch... Trên tinh thần đó, Hà Nội tiếp tục tiến hành truy vết nhanh, cách ly kịp thời, xét nghiệm ngay các trường hợp tiếp xúc với nguồn lây nhiễm; cấm triệt để hoạt động kinh doanh quán bar, karaoke, hàng quán vỉa hè, các lễ hội, sự kiện thể thao tập trung đông người...
Phân tích diễn biến của dịch, đồng chí Nguyễn Đức Chung cho rằng, Hà Nội là địa bàn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Trong khi đó, ý thức chủ động phòng, chống dịch của người dân, như tự giác cách ly, đeo khẩu trang nơi công cộng, sát khuẩn tay, giữ khoảng cách an toàn giữa người với người..., là giải pháp quan trọng để ngăn ngừa mầm bệnh lây lan.
Tại trường THCS Thành Công, C10 tập thể Thành Công(quận Ba Đinh), công tác tổ chức tiến hành lấy mẫu xét nghiệm cũng được cán bộ y tế của quận triển khai kịp thời
Đến nay, CDC Hà Nội mượn được 1 máy tách chiết tự động với công suất 3.500 mẫu/ngày, có 7 máy Realtime- PCR với công suất 7.000 mẫu/ngày. Năng lực tối đa của CDC Hà Nội là chạy được khoảng 5.000 - 5.500 mẫu/ngày với điều kiện có đủ sinh phẩm, kit test.
11 bệnh viện cả công và tư của Hà Nội có khả năng xét nghiệm, nhưng với công suất rất nhỏ. Do đó, Hà Nội đã thống nhất đưa tất cả nhân viên biết làm tách chiết tự động, chạy mẫu Realtime- PCR của cả 11 bệnh viện này về CDC để tập trung làm 1 đầu mối xét nghiệm trong những ngày tới.
Nhân lực lấy mẫu của Hà Nội, từ cấp xã đến CDC, là khoảng 6.000 - 8.000 mẫu/ngày, nên Hà Nội phấn đấu lấy mẫu số người trở về từ Đà Nẵng trong 9 ngày và chạy hết mẫu trong vòng 12 ngày.
Do đó, với số kit test hiện nay, Hà Nội sẽ chỉ đủ để chạy trong 2 ngày, ông Chung nói.
Quảng Nam yêu cầu hủy thầu mua máy xét nghiệm Covid-19 Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Giám đốc Sở Y tế tỉnh này ban hành quyết định hủy gói thầu mua hệ thống máy xét nghiệm Covid-19 với giá 7,2 tỷ đồng trước đó. Nguồn tin của Zing.vn cho biết, ngày 8/7, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký quyết định về...