Thái Bình: Giải tỏa trường, gần 500 học sinh vào chợ ngồi học?
Người dân xã Thái Phương, Hưng Hà, Thái Bình đang vô cùng bức xúc về việc gần 500 con em học sinh của mình có nguy cơ phải vào chợ ngồi học vì dự án giải tỏa trường để làm đường giao thông.
Theo thông tin từ người dân xã Thái Phương, (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), để hoàn thành dự án đường cao tốc Thái Bình Hà Nam đi qua địa phận xã, ban quản lý dự án đã đưa Trường tiểu học Thái Phương vào diện quy hoạch để giải phóng mặt bằng.
Sau gần 5 năm thực hiện, khi đến giai đoạn giải tỏa trường để làm đường, ngôi trường mới của các em vẫn chưa được khởi công xây dựng.
Dự án đường cao tốc Hà Nam – Thái Bình
Con đường thi công chạy qua ngôi trường Tiểu học Thái Phương
Các em học sinh vui chơi trước cổng trường Tiểu học Thái Phương
Để đảm bảo cho việc giải tỏa, ban quản lý dự án đã có phương án chuyển tất cả gần 500 em học sinh vào tầng 3 của một khu chợ để học.
Video đang HOT
Việc con em mình phải rời trường cũ trong khi chưa có trường mới khiến nhiều phụ huynh vô cùng bức xúc. Chị Trần Thị Nga, một người dân sống gần trường cho biết: “Người ta có kế hoạch giải tỏa 5 năm rồi nhưng đến tận bây giờ vẫn chưa xây dựng được trường học mới cho các cháu. Bắt các cháu vào chợ ngồi học là không thể chấp nhận được”.
Chị Trần Thị Nga (ngoài cùng bên trái) chia sẻ với PV
Khi thấy phóng viên báo Người Đưa Tin tới tìm hiểu sự việc, rất nhiều bà con trong xã đã kéo tới để phản ánh nỗi bức xúc của mình.
“Người dân chúng tôi chỉ mong muốn báo chí phản ánh đúng sự việc, giúp cho con em chúng tôi có trường để học. Chúng tôi không phản đối việc làm đường, thậm chí còn rất ủng hộ xây dựng. Khi UBND xã Thái Phương có lệnh thu hồi đất để xây trường, người dân đã đồng tình ủng hộ và bỏ ra hơn 20 nghìn mét vuông đất. Thậm chí, chúng tôi còn sẵn sàng đóng góp thêm tiền để xây trường mới nhưng chính quyền đâu có ngó ngàng tới”, ông Nguyễn Duy Khuê – một phụ huynh có con em học trong trường Tiểu học Thái Phương chia sẻ với Phóng viên như vậy.
Cụ Phạm Văn Mịch bức xúc với việc các cháu nhỏ sẽ phải học ở trong chợ
“Chợ là nơi ồn ào, nơi buôn bán của hàng tôm, hàng cá. Trên tầng 3 lại nhỏ hẹp và nóng bức. Về mọi mặt là không phù hợp cho việc học tập của các cháu”, cụ Phạm Văn Mịch chia sẻ.
Trong khi trụ sở UBND xã đang được xây mới thì gần 500 em học sinh đang có nguy cơ phải vào trong chợ để ngồi học.
Trao đổi với phóng viên, cô Lê Thị Phương, Hiệu trưởng trường Tiểu học Thái Phương cho biết: Về vấn đề cơ sở vật chất của trường học khi phải chuyển xuống “Trung tâm thương mại” thì trách nhiệm thuộc về chính quyền địa phương. Các thầy cô giáo chỉ làm nhiệm vụ chuyên môn không thể can thiệp sâu được.
“Là một cô giáo, tôi bao giờ cũng muốn thuận lợi cho học sinh và các giáo viên trong trường. Phụ huynh họ kiến nghị xây trường rồi mới cho học sinh chuyển sang cũng là lý do chính đáng. Nếu được như vậy thì quá tốt. Trước mắt, chúng tôi cũng vận động phụ huynh để họ thông cảm”, cô Phương chia sẻ thêm.
Trước những bức xúc của người dân, ông Bùi Văn Hà – Phó Chủ tịch UBND xã Thái Phương cho biết: “Người dân không ủng hộ và đồng tình nên chúng tôi đang rất đau đầu về việc này. Đây là dự án giao thông Quốc gia nên UBND xã chỉ đóng vai trò thống kê đền bù và vận động người dân là chính. Xã Thái Phương vẫn đang chờ chỉ đạo từ phía UBND huyện Hưng Hà. Còn bây giờ chưa có quyết định cụ thể nên chúng tôi không thể trả lời gì thêm”.
Bản đồ quy hoạch dự án đường cao tốc Thái Bình- Hà Nam đã có cách đây gần 5 năm
Cũng theo thông tin mà PV có được, tuyến đường kể trên dài 26,2km chạy qua ba huyện Hưng Hà (20,2Km), Đông Hưng (1,2Km), Quỳnh Phụ (4.8Km) do UBND tỉnh Thái Bình quản lý và giao cho UBND các huyện thực hiện công tác GPMB. Dự án này do Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại Phương Anh (Công ty Phương Anh) là đơn vị thi công.
Dự án trên được khởi công từ đầu năm 2011 đến nay. Trong khi, huyện Đông Hưng và Quỳnh Phụ đã giải phóng mặt bằng xong thì huyện Hưng Hà vẫn còn 440 mét vuông ở các điểm: Trường Tiểu học Thái Phương, Trạm y tế xã Thái Phương và Cụm công nghiệp Đồng Tu.
Báo Người Đưa Tin sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.
Kim Thược – Công Luân
Theo_Người Đưa Tin
Gần 2.000 hộ dân 'dài cổ' chờ bồi thường nhà bị nứt
Gần 2.000 hộ dân có nhà bị lún, nứt, hư hỏng do chịu ảnh hưởng từ việc thi công mở rộng, nâng cấp QL1A (đoạn qua H.Tĩnh Gia, Thanh Hóa) đang "dài cổ" chờ đợi bồi thường.
Gần 2.000 hộ dân H.Tĩnh Gia đang "dài cổ" chờ đền bù - Ảnh: Ngọc Minh
Theo phản ánh của các hộ dân, từ tháng 6.2014 - 4.2015, trong quá trình nâng cấp, mở rộng QL1A, các thiết bị hạng nặng của đơn vị thi công hoạt động suốt ngày đêm đã khiến nhiều nhà dân bị hư hỏng, lún nứt.
Mặc dù đại diện chính quyền, chủ đầu tư và đơn vị thi công đã xuống từng nhà chụp ảnh, lập hồ sơ và hứa hẹn đền bù nhưng đến nay khi công trình đã hoàn thành nhiều tháng, người dân vẫn chưa nhận được tiền đền bù.
Trong văn bản thông báo về tiến độ giải quyết đền bù thiệt hại do ảnh hưởng của lu rung khi nâng cấp nâng cấp, mở rộng QL1A vừa gửi UBND H.Tĩnh Gia của chủ đầu tư là Ban quản lý dự án 1 (Bộ GTVT) nêu rõ: có 3.671 hộ dân bị ảnh hưởng, tương ứng số tiền đền bù thiệt hại 32,12 tỉ đồng. Trong đó, nguồn kinh phí đền bù thuộc trách nhiệm của các công ty bảo hiểm theo hợp đồng là 15,236 tỉ đồng, vượt hạn mức hợp đồng bảo hiểm 16,884 tỉ đồng.
Tính đến tháng 12.2014, các đơn vị bảo hiểm đã chi trả đợt 1 cho các hộ dân tổng cộng 7,273 tỉ đồng. Gần 8 tỉ đồng còn lại, các đơn vị bảo hiểm hứa sẽ chuyển về Ban Quản lý dự án 1 để chi trả cho các hộ dân trước tháng 5.2015, nhưng đến nay vẫn chưa "rót" tiền. Riêng số tiền 16,884 tỉ đồng vượt hạn mức hợp đồng bảo hiểm, Ban Quản lý dự án 1 đã nhiều lần đề nghị các công ty bảo hiểm xem xét, vận dụng các điều khoản để hỗ trợ đền bù cho người dân, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Thủy, Chủ tịch UBND H.Tĩnh Gia cho biết, hiện trên địa bàn còn tới gần 2.000 hộ dân dọc tuyến QL1A bị lún nứt, hư hỏng nhà vẫn chưa được đền bù, dẫn tới người dân bức xúc gửi đơn thư, kéo nhau lên UBND huyện khiếu kiện đông người.
Theo ông Thủy, UBND H.Tĩnh Gia đã nhiều lần gửi văn bản đề nghị Bộ GTVT và các đơn vị liên quan giải quyết dứt điểm việc chi trả đền bù cho người dân. Tuy nhiên, do một số vướng mắc giữa Ban Quản lý dự án 1 và các đơn vị bảo hiểm, nên đến nay việc chi trả vẫn chưa được thực hiện.
"Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây mất lòng tin của người dân trong vùng dự án, đồng thời tạo dư luận không tốt, gây khó khăn cho chính quyền địa phương trong việc thực hiện các dự án trên địa bàn", ông Thủy nói.
Ngọc Minh
Theo Thanhnien
TP HCM giải tỏa hơn 800 nhà để làm đẹp tuyến metro Nhằm chống ngập, chỉnh trang khu vực quanh nhà ga và tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên đi qua, TP HCM sẽ giải tỏa 827 căn nhà ven rạch Văn Thánh (quận Bình Thạnh). UBND TP HCM vừa chấp thuận chủ trương thực hiện nạo vét toàn tuyến hành lang bảo vệ rạch Văn Thánh, đoạn từ đường Điện Biên Phủ đến...