Thái Bình: Đưa “nhân sâm người nghèo” lên làm bonsai, thu tiền to
Với tư duy nhanh nhạy, kịp thời nắm bắt xu hướng, nhu cầu, thị hiếu của thị trường, ông Trần Đức Sao (58 tuổi, ở xóm 2, xã Tân Lập, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) đã gây dựng được một vườn đinh lăng bonsai với nhiều kiểu dáng đẹp.
Chính vì cách làm độc đáo, “lạ đời” mang “sâm người nghèo” lên làm bonsai đã mang lại cho ông Sao lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với cách trồng đinh lăng thông thường.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đồng quê chiêm trũng, thuần nông xã Tân Lập, huyện Vũ Thư, ông Sao chứng kiến người dân nơi đây bao đời gắn bó với cây lúa nhưng cũng chỉ đủ ăn, đủ tiêu.
“Dân chổ tôi trước nếu không đi làm thuê, không có nghề thì chả bao giờ để dư được đồng tiền trong nhà. Anh tính, cả năm trông vào mấy sào lúa, hạch toán ra hòa vốn đã là may, coi như cấy lúa lấy thóc ăn thôi…Thế nên, cũng là ở nông thôn, làm nông nghiệp thì phải nghĩ cách làm khác đi, nuôi, trồng những thứ mà dân có tiền, dân thành phố họ cần…”, ông Trần Đức Sao tâm sự với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Dưới bàn tay khéo léo của mình, ông Sao ở xã Tân Lập – Vũ Thư đã biến cây dược liệu thành những tác phẩm có giá trị cao.
Với suy nghĩ như vậy, ông Sao đã bao đêm trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi những cách làm mới, những mô hình sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn không chỉ gia đình đủ ăn, đủ mặc mà phải dư dả ra được đồng tiền để lo cho con cái, rồi phòng khi lúc ốm lúc đau.
Là nông dân từng trải, bản thân làm ruộng, nhưng ông Sao trải qua nhiều nghề, ngấm nhiều thất bại nên đã giúp ông luôn nhạy bén, nắm bắt được nhu cầu thị trường, có thể phán đoán chính xác đầu tư vào lĩnh vực nào là phù hợp.
“Lĩnh vực đó không những mang lại hiệu quả kinh tế mà còn phát triển bền vững. Chính vì vậy, không chỉ riêng trồng cây đinh lăng mà còn rất nhiều cây trồng và vật nuôi khác tôi đều thành công bởi cách nghĩ tích cực đó…”, ông Sao tiết lộ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Đầu năm 2014, nhận thấy nhu cầu và tiềm năng mà cây đinh lăng bonsai đem lại, ông đầu tư hàng chục triệu đồng mua hơn 7.000 cây đinh lăng giống về trồng. Sau nhiều năm chăm bón, tạo dáng, tạo thế, uốn nắn, đôn cây lên chậu…ông Trần Đức Sao hiện có một vườn đinh lăng bonsai rộng 2.000m2.
Trong số 7.000 cây đinh lăng của ông Sao có rất nhiều cây được uốn ghép công phu với nhiều thế, dáng khác nhau tạo nên loại đinh lăng bonsai độc đáo và hút khách.
Ông Trần Đức Sao tiết lộ, trung bình một chậu đinh lăng bonsai có giá dao động từ 400.000 đồng cho đến hơn 1 triệu đồng.
Video đang HOT
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Sao cho hay: “Đinh lăng bonsai này còn khá mới lạ nên tiềm năng thị trường còn rất lớn. Chả gì dân nhà giàu ở thành phố đâu nhé, các hộ gia đình ở thành phố giờ cũng chuộng chơi đinh lăng bonsai. Mặt khác, cây đinh lăng có lá rất thơm, lại có thể trồng được trong nhà. Đó cũng là xuất phát để từ đó trong đầu tôi bắt đầu hiện lên ý tưởng trồng đinh lăng làm bonsai như bây giờ”.
Ông Sao cho hay, hiện vườn đinh lăng của gia đình ông đang có tới hàng nghìn gốc đinh lăng bonsai, trong số đó có hàng trăm gốc đã được đôn lên chậu để phục vụ người chơi, với giá bán khá cao, từ 400.000 đồng tới hơn 1 triệu đồng mỗi chậu.
Khi được hỏi về thành quả của mình, ông Sao mỉm cười chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN rằng, giá trị của cây đinh lăng được đặt ra dựa trên chính là công sức bỏ ra để làm ra nó. Giá các sản phẩm đinh lăng bonsai đều khá cao. “Điều đó chứng tỏ làm ra một cây đinh lăng bonsai như vậy tốn rất nhiều thời gian, công sức và cả sự tận tụy, tâm huyết. Để làm ra một cây đinh lăng bonsai đó phải trải qua nhiều công đoạn, cần sự tỉ mỉ và khéo léo cũng như hiểu biết về loài cây này mới làm được…”, ông Sao thổ lộ.
Ông Sao đang tỉ mỉ chăm sóc những chậu đinh lăng tâm huyết.
Nói về kinh nghiệm, cách làm đinh lăng bonsai, ông Trần Đức Sao cho hay: Cây đinh lăng giống sau khi trồng dưới đất gần 4 năm, chọn những cây có bộ rễ và thân bệ đẹp chuyển lên chậu cho rễ cây thích nghi không gian nhỏ và chất đất, cũng như cân bằng chế độ dinh dưỡng. Vì không gian trồng trên chậu nhỏ hẹp nên trước khi chuyển cây đinh lăng từ đất vườn lên chậu, phải đánh vầng xung quanh và xử lý bộ rễ thật cẩn thận và kỹ càng. Khi đưa cây đinh lăng lên chậu bonsai cũng là bắt đầu giai đoạn tỉa tán, tạo thế.
“Không giống như các loại cây bonsai khác, thân cây đinh lăng vừa cứng nhưng lại giòn nên để được một tác phẩm đẹp tốn vô nhiều công sức và thời gian, tỉ mẩn, cẩn thận. Nhiều khi cây gần hoàn thiện rồi nhưng chỉ nhỡ tay một cái là phải làm lại từ đầu” – ông Sao chia sẻ chuyện nghề với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Chỉ tay vào hơn 100 chậu đinh lăng, ông Sao bảo, những chậu này toàn là hàng bonsai chuẩn nên có giá lên tới cả triệu dồng và hầu hết đã có người đặt mua từ trước.
“Có nhiều chậu đinh lăng bonsai có bộ rễ củ nặng tới 2,5kg. Những chậu như thế có giá trên một triệu đồng hết. Chậu bonsai đinh lăng có củ tỏ cứ làm ra được chậu nào như thế là có người đến mua ngay….’, ông Sao tiết lộ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Đinh lăng bosai độc, lạ và vô cùng nghệ thuật.
Theo ông Sao, đinh lăng trồng vườn làm dược liệu được ví như “ nhân sâm của người nghèo”, nhưng cây đinh lăng làm bonsai lại càng có nhiều ưu điểm mà nhiều loại cây bonsai khác không có được như: có thể trồng trong nhà làm cảnh khử mùi, lá xanh tốt quanh năm mà không phải cần chăm sóc quá kỹ. Đặc biệt, lá có thể dùng hãm chè uống hàng ngày và là một loại rau thơm cho bữa ăn, củ có thể ngâm rượu hay làm thuốc khi muốn…
“Tóm lại, cây đinh lăng bonsai vẫn mang hết các giá trị dược liệu, thực phẩm của “nhân sâm của người nghèo” mà lại thêm giá trị giải trí, tạo cảnh quan tốt trong ngôi nhà, khuôn viên của ngôi nhà”, ông Sao phân tích với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
“Chỉ bỏ ra một khoản tiền là có thể sở hữu được một chậu BONSAI ĐINH LĂNG đẹp, vừa làm đẹp không gian sống lại vừa có thể làm thuốc, tạo mùi thơm cho căn phòng….phù hợp với những hộ gia đình ở thành phố. Chính vì vậy cứ làm được bao nhiêu là có người mua hết tới đó” – ông Sao nói thêm.
Trước tình hình thị trường cây đinh lăng dược liệu ở Thái Bình và một số tỉnh, thành phố đang gặp nhiều biến động và giá cả đinh lăng nguyên liệu các công ty dược mua với mức giá thấp như hiện nay thì cách làm của ĐINH LĂNG BONSAI của ông Trần Đức Sao đang là hướng đi mới, tạo ra nguồn thu nhập lớn, hiệu quả đem lại cao gấp hàng vài chục lần so với cách trồng đinh lăng thông thường.
Theo Danviet
Lạ mà hay: Cho ba ba ở chung với cá Koi, vừa nhàn lại có tiền to
Sau nhiều năm tự mày mò làm thử nghiệm, ông Trần Đức Sao, trú tại thôn Bổng Điền Bắc, xã Tân Lập, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) cuối cùng cũng thành công với cách làm lạ mà hay.
Đó là thả nuôi cá Koi và ba ba trên cùng một ao. Hai loài này không chỉ chung sống hòa bình mà còn cho thu nhập cao. Hay hơn nữa là mô hình này phù hợp với điều kiện hoàn cảnh gia đình neo người.
"Cho cá chép Koi, ba ba sống chung một ao, vừa nhàn, vừa tiết kiệm diện tích mà hiệu quả kinh tế lại cao. Sau khi trừ hết chi phí, trung bình mỗi năm gia đình tôi kiếm được 150 triệu đồng từ mô hình này" - đó là chia sẻ của ông Trần Đức Sao với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN-chủ nhân của mô hình nuôi cá chép Koi với ba ba ở thôn Bổng Điền Bắc, xã Tân Lập (Vũ Thư).
Nhờ cho ba ba sống chung với cá Koi, ông Trần Đức Sao (58 tuổi) ở xã Tân Lập, huyện Vũ Thư có thu nhập 150 triệu đồng./năm.
Ông Sao kể với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, trước kia gia đình ông cũng nuôi nhiều loại cá khác nhau nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế như mong muốn. Được một người bạn giới thiệu mô hình nuôi con chép Koi cho hiệu quả kinh tế cao. Đầu năm 2009, gia đình ông mua 1.500 con cá Koi giống về nuôi thử nghiệm.
"Loại cá Koi này khi đã biết kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi thì cực kì dễ nuôi. Giá cá Koi lại cao gấp hàng chục lần so với các loại cá truyền thống khác nên ngay lứa nuôi đầu tiên tôi thu về hàng chục triệu đồng ", nói chuyện với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Sao nhớ lại.
Thấy hiệu quả của con cá Koi mang lại, sau đó ông Sao tiếp tục mua hàng vạn con cá Koi giống về thả nuôi ở cả 3 ao của gia đình.Trong quá trình nuôi cá Koi, ông không ngừng tìm tòi và đến thăm các trại cá Koi khác để học hỏi kinh nghiệm, trang bị thêm kiến thức nuôi cá Koi cho mình.
"Trước kia tôi cũng làm nghề ươm cá giống nên cũng có chút kiến thức về cho cá đẻ nhân tạo. Sau 8 năm mày mò nghiên cứu thì tôi cũng cho cá Koi sinh sản thành công. Ngoài bán cá chép Koi làm cảnh, gia đình tôi còn cung cấp cả con giống cho các trại và hộ dân có nhu cầu nuôi loại cá này để làm giàu..." - ông Sao chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Cá Koi thuộc hạng mỹ ngư trong thế giới cá cảnh, biểu trưng cho sự giàu sang, may mắn, trường thọ. Trong ảnh, ông Sao giới thiệu một con cá Koi có màu sắc đẹp, bán với giá cao.
Sau 10 năm gắn bó với nghề cá Koi, đến nay gia đình nhà ông Sao đã trở thành địa điểm quen thuộc, tin cậy chuyên cung cấp cá chép Koi giống và cá Koi làm cảnh cho nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh Thái Bình. Trung bình mỗi năm, ông Sao xuất bán cho thị trường cá cảnh khoảng hơn 1 tấn cá chép Koi, loại khoảng 5 con/1kg với giá 100 ngàn đồng/kg.
Về cá chép Koi giống, mỗi năm ông Sao cung cấp khoảng gần 100kg cá Koi giống, loại 200 con/kg với giá bán dao động ở mức gần 1 triệu đồng/kg.
Để tăng thêm hiệu quả kinh tế, ông Sao đã thả thêm hàng trăm con ba ba gai vào ao nuôi cá chép Koi. Theo ông Sao nhờ cách làm này mà mỗi năm ông có thêm thu nhập hàng trăm triệu đồng từ con ba ba. Sau nhiều năm, cách làm của ông Sao đang chứng tỏ hiệu quả kinh tế mang lại, mang về một khoản thu nhập không hề nhỏ đối với người nông dân nhue ông Sao.
Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Sao cho biết, hiện gia đình ông đang thả nuôi hơn 200 con ba ba gai trên diện tích ao nuôi cá Koi rộng 1.000m2. Trung bình mỗi con BA BA GAI nặng trên dưới 3 kg.
Ngoài thức ăn là cám thừa và xác cá Koi chết, ông Sao còn bổ xung thêm các thức ăn khác cho con ba ba phát triển nhanh như ốc bưu vàng, đầu gà, bì lợn...Đây là những thức ăn rẻ tiền nhưng ba ba lại rất thích.
"Chỉ nuôi thêm một năm nữa thì gia đình tôi sẽ có gần 900kg ba ba thịt thương phẩm. Giá ba ba gai hiện tại khoảng 450.000/kg. Sau khi xuất bán đàn ba ba gai gia đình tôi sẽ có thêm hàng chăm triệu đồng" - ông Sao tiết lộ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Ba ba và cá Koi đang ăn cùng nhau tại ao nuôi nhà ông Trần Đức Sao.
Nói về ưu điểm của mô hình nuôi cá Koi chung ao với ba ba gai, ông Sao cho biết, con cá Koi này chủ yếu ăn nổi mà ba ba lại ăn chìm nên nuôi kết hợp sẽ không gây ảnh hưởng đến nhau. Mặt khác, trong quá trình cho cá Koi ăn sẽ không tránh khỏi cám cá bị thừa, cám thừa ba ba gai sẽ ăn nốt. Và đặc biệt trong quá trình nuôi sẽ có một số cá Koi bị chết rải rác, nếu không vớt lên sẽ gây ôi nhiễm, nhưng khi có ba ba gai thì người nuôi không phải vớt bởi đó sẽ là thức ăn của ba ba.
"Thả nuôi cá Koi kết hợp thêm ba ba không những những làm cho ao nuôi luôn sạch mà còn giúp tăng năng suất đàn cá Koi nên. Ngoài ra, còn có thêm một khoản thu nhập không hề nhỏ từ đàn ba ba. Mô hình này vừa nhàn mà lại hiệu quả, phù hợp với tầm tuổi của tôi, với mức thu nhập 150 đồng/năm ở tại địa phương thì tôi có cuộc sống khá đầy đủ " - ông Sao tâm sự.
Theo Danviet
Lạ mà hay: Cà chua, mướp đắng ở 1 giàn, 1 công chăm 2 thu nhập Sau nhiều năm tự mày mò làm thử, rồi hơn chục năm nay ông Nguyễn Văn Tấn, thôn Bổng Điền Bắc, xã Tân Lập, huyện Vũ Thư (Thái Bình), đã thành công với mô hình trồng xen cà cua và mướp đắng ở cùng một giàn. Nhờ cách làm lạ mà hay này mà đã giúp gia đình ông có nguồn thu đều...