THACO xác nhận lắp ráp xe BMW, Mercedes và Volvo tại Việt Nam
Việc lắp ráp xe con BMW, xe buýt Mercedes và Volvo nằm trong kế hoạch tương lai của THACO với mục tiêu cung cấp cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu trong ASEAN.
Tại Hội nghị về Các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam do Văn phòng Chính phủ tổ chức sáng 19/12, THACO với đại diện là Chủ tịch Trần Bá Dương đã có những chia sẻ về kế hoạch phát triển trong tương của doanh nghiệp, trong đó có việc mở rộng lắp ráp các dòng xe con BMW và xe buýt Mercedes, Volvo.
Theo tuyên bố của ông Trần Bá Dương, xe con mang thương hiệu BMW sẽ được lắp ráp tại Việt Nam trong thời gian tới, sau những cái tên như Kia, Mazda và Peugeot. Thời gian triển khai cụ thể chưa được công bố.
Hiện tại, THACO đang nhập xe BMW và MINI (thương hiệu thuộc quyền sở hữu của BMW) từ châu Âu. Khu phức hợp Cơ khí và Ô tô Chu Lai – Trường Hải với quy mô hơn 400 ha nhiều khả năng sẽ là nơi đặt dây chuyền lắp ráp những dòng xe Đức này.
Xe BMW sẽ được THACO lắp ráp tại Việt Nam. Ảnh minh hoạ.
Việc lắp ráp xe BMW tại Việt Nam mở ra cơ hội tiếp cận những chiếc xe Đức giá rẻ hơn cho người Việt. Thuế nhập khẩu ô tô mới từ châu Âu đang là 74% với xe con dung tích xy-lanh trên 3.000 cc và 78% với xe dưới 3.000 cc. Đổi sang lắp ráp trong nước, những chiếc xe BMW chỉ phải chịu thuế nhập khẩu đối với linh kiện, phụ tùng thay vì nguyên chiếc xe như trước.
Video đang HOT
Cũng theo vị Chủ tịch, những phụ tùng có kích thước lớn, ít công nghệ trước tiên cũng sẽ được sản xuất bởi THACO, sau đó chuyển giao một phần cho các doanh nghiệp nhỏ. Cụm linh kiện hợp tác với các nhà sản xuất nước ngoài để trao đổi các chi tiết và chia sẻ chi phí để phát triển công nghệ. Nhờ đó, giá thành chiếc xe cũng sẽ giảm, dẫn đến giá bán giảm theo. Việc lắp ráp trong nước sẽ giúp BMW tăng sức cạnh tranh với các đối thủ, trong đó có Mercedes-Benz.
Đối với dòng xe sang, Mercedes-Benz là thương hiệu duy nhất có xe lắp ráp trong nước với đa dạng mẫu mã từ C-Class, E-Class, S-Class đến GLC. Hiện nay, Mercedes-Benz đang có doanh số bán hàng tốt nhất trong các thương hiệu xe sang, với 5.504 xe bán ra thị trường trong 11 tháng đầu năm 2018. GLC đang nắm giữ danh hiệu xe sang bán chạy số một tại Việt Nam.
Mercedes-Benz là thương hiệu xe sang duy nhất có sản phẩm lắp ráp tại Việt Nam. Ảnh: MBV.
Trong khu vực ASEAN, Malaysia là quốc gia đang lắp ráp xe BMW theo dạng CKD. Những mẫu xe CKD tại thị trường này có 5-Series (530e Sport, 530i M Sport), 7-Series (740Le xDrive), X1 (X1 sDrive20i Sport), X3 (X3 xDrive30i Luxury) và X5 (X5 xDrive40e M Sport).
Về mảng xe buýt, THACO cho biết trong thời gian tới sẽ ký kết với Mercedes và Volvo để sản xuất và bán xe tại Việt Nam, đồng thời xuất khẩu ra thị trường khác trong ASEAN, tận dụng thuế 0%. Với kế hoạch như vậy, những chiếc xe buýt Mercedes và Volvo sẽ có tỷ lệ nội địa hoá ít nhất 40%.
Xe buýt Volvo cũng sẽ được bán tại Việt Nam dưới dạng lắp ráp trong nước.
“ Hiện nay tại Chu Lai, trong thời gian qua, chúng tôi đã làm được tổ hợp cơ khí có cả từ vật liệu thép, cho đến các nhà máy gia công khuôn cho đến gia công các máy móc thiết bị hiện đại, kể cả khâu nhiệt luyện. Ngoài các chi tiết phụ tùng ô tô, chúng tôi cũng làm được cho rất nhiều các doanh nghiệp khác, ví dụ như Doosan Hyundai, Jenro Electric, Microtech (Nhật Bản)… Các công ty của Việt Nam đã đến Chu Lai vì chúng tôi có hạ tầng công nghiệp, máy móc, các trung tâm vật liệu,” ông Dương chia sẻ thêm về khả năng của khu tổ hợp Chu Lai – Trường Hải.
Theo ttvn.vn
BMW bắt tay Daimler: Tương lai BMW và Mercedes dùng chung khung gầm
Bất chấp sự đối địch không ngừng nghỉ để cạnh tranh danh hiệu thương hiệu xe sang số 1 thế giới, 2 tập đoàn Đức Daimler và BMW đã quyết định bắt tay trong lĩnh vực sản xuất linh kiện.
Trước đó, BMW và Daimler đã cùng hợp tác trong mảng bản đồ điện từ (HERE Technologies, mua lại cùng Audi), dịch vụ chia sẻ xe và vận tải nhưng thỏa thuận mới sẽ đẩy 2 tập đoàn này sát lại nhau hơn nữa.
Những lĩnh vực mà 2 phía hợp tác phát triển chung lần này đa dạng và có quy mô lớn hơn rất nhiều, bao gồm khung gầm, ắc quy và thậm chí cả công nghệ xe tự lái theo thông tin được Bloomberg đăng tải.
Với áp lực đang ngày một gia tăng trong lĩnh vực xe tự lái và ắc quy xe điện, không ít các hãng xe lớn trước đó cũng đã phải bắt tay với chính các đối thủ của mình để cắt giảm chi phí, điển hình là phi vụ giữa Ford và Volkswagen mới đây. Có lẽ chính vì động thái này của Volkswagen (thương hiệu chủ quản của Audi - đối thủ còn lại của BMW/Mercedes-Benz) mà 2 tập đoàn mẹ tới từ Đức mới ra quyết định nhanh tới vậy.
Động thái bất ngờ của đối thủ Volkswagen buộc BMW/Daimler phải có biện pháp đáp trả.
Nhìn chung, dù doanh số năm 2018 của BMW lẫn Daimler vẫn ở mức khả quan nhưng lợi nhuận của họ đã giảm đi trông thấy, một phần vì chi phí sản xuất/phát triển công nghệ mới cao và phần còn lại tới từ yếu tố khách quan là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Daimler trước đó đã công bố bổ sung ít nhất 10 mẫu xe điện trong 4 năm tới trong khi BMW cũng cam kết trình làng 12 mẫu xe như vậy từ nay tới 2025.
Theo trí thức trẻ
BMW M760Li của G-Power có tốc độ tối đa hơn 300 km/h Với gói nâng cấp của G-Power, công suất của mẫu BMW M760Li được tăng từ 601 lên 690 và mô-men xoắn cực đại từ 800 Nm lên 900 Nm. Chỉ với 2.350 USD (khoảng 54,7 triệu đồng) tại Đức, G-Power có thể khiến chiếc BMW M760LI của bạn nhanh như một mẫu siêu xe. BMW M760Li sau khi được nâng cấp bởi G-Power....