Thách thức tính minh bạch
Cùng với giá trị hàng hóa, minh bạch là yếu tố đo lường sức hấp dẫn của bất kỳ một TTCK nào. Nó cũng là thước đo độ tin cậy cao hay thấp của công chúng đầu tư trên thị trường. Nhưng điều đáng ngại là tính minh bạch trên TTCK Việt Nam đang bị thách thức trên nhiều khía cạnh.
(ĐTCK) Cùng với giá trị hàng hóa, minh bạch là yếu tố đo lường sức hấp dẫn của bất kỳ một TTCK nào. Nó cũng là thước đo độ tin cậy cao hay thấp của công chúng đầu tư trên thị trường. Nhưng điều đáng ngại là tính minh bạch trên TTCK Việt Nam đang bị thách thức trên nhiều khía cạnh.
Đầu tiên là từ phía các đơn vị cung cấp hàng hóa ra thị trường – các công ty niêm yết. Gần đây liên tiếp xảy ra các sự cố bất minh thông tin về hoạt động của nhiều doanh nghiệp (DN), nhất là số liệu trên các báo cáo tài chính, đã “bào mòn” niềm tin trong giới đầu tư. Điều này thể hiện qua việc nhiều trường hợp sai lệch lớn về số liệu giữa báo cáo tài chính tự lập và báo cáo sau kiểm toán như tại CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF), CTCP Thiết bị y tế Việt Nhật (JVC), CTCP Ntaco (ATA)… Để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, Sở GDCK TP. HCM đang đặt cổ phiếu TTF và JVC vào diện kiểm soát đặc biệt, còn ATA đang trong diện cảnh báo…
Sở GDCK Hà Nội cũng đưa ra thông tin cảnh báo về cổ phiếu “ma” MTM của CTCP Khoáng sản miền Trung, lại thêm một lần nữa “ăn mòn” niềm tin của nhà đầu tư với câu hỏi, tại sao cổ phiếu “ma” đó lại có thể lên sàn?
Giới đầu tư không quên cách đây vài năm, sự gian dối trong công bố thông tin của CTCP Dược phẩm Viễn Đông (DVD) đã khiến thị trường một phen chao đảo.
Tính minh bạch của thị trường còn đang bị thách thức từ phía nhà đầu tư, khi không thời điểm nào là thị trường không có đồn đoán về những phi vụ “bơm thổi” giá chứng khoán. Trong số này, đã có những phi vụ “lái giá” bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) phát hiện và phạt nặng. Điển hình như mới đây, UBCK đã phạt ông Trần Thanh Điền (An Giang) 550 triệu đồng vì đã sử dụng 1 tài khoản đứng tên mình và 7 tài khoản đứng tên người khác để giao dịch cổ phiếu của CTCP Đầu tư du lịch và phát triển thủy sản (DAT) nhằm tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá cổ phiếu DAT.
Video đang HOT
Câu hỏi đặt ra là còn những phi vụ “lái giá” nào đã và sẽ qua mặt UBCK?
Trong khi cả bên cung lẫn bên cầu đang có dấu hiệu vi phạm ngày càng tinh vi để thu lợi bất chính, thì UBCK đang gặp khó trong phanh phui và xử lý các hành vi phạm để tạo sự răn đe. Một lãnh đạo UBCK cho biết, việc cơ quan này không được trao thẩm quyền điều tra như thông lệ quốc tế, đang gây khó cho hoạt động xác minh thông tin do DN công bố có nghi vấn gian dối, cũng như xác minh tận chân các dòng tiền chảy vào thị trường…
“Cái khó là khi DN cố tình gian dối thông tin từ gốc như trường hợp DVD, nghĩa là mọi giấy tờ đều là thật, còn thông tin thể hiện trên hồ sơ là giả, thì thanh tra UBCK rất khó phát hiện vi phạm để xử lý…”, lãnh đạo UBCK chia sẻ.
Cũng theo đại diện UBCK, có trường hợp khi phát hiện DN có nghi vấn về giả mạo thông tin, UBCK xuống kiểm tra thì chính quyền địa phương không hợp tác, nên gặp khó khăn trong giải tỏa các mối ngờ từ thị trường, nhà đầu tư.
Thực tế trên đòi hỏi nhà quản lý còn phải nỗ lực rất nhiều để cải thiện “chỉ số” minh bạch cho TTCK, nếu muốn gia tăng sức hấp dẫn cho thị trường, qua đó thu hút tốt hơn dòng vốn trong và ngoài nước tham gia thị trường.
Người quan sát
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Cải thiện đáng kể, nhưng tính minh bạch thị trường BĐS Việt Nam vẫn còn thấp
Theo báo cáo GRETI 2016 của Jones Lang LaSalle (JLL), Việt Nam đang xếp thứ hạng khá thấp về tính minh bạch trong thị trường bất động sản (xếp hạng 68 trên 109 quốc gia).
Tuy nhiên, nếu so sánh với những năm trước đây, hình ảnh của Việt Nam đang được cải thiện qua từng năm. Nếu như trong năm 2014, Việt Nam nằm hoàn toàn trong nhóm các nước có chỉ số minh bạch thấp thì đến năm 2016, Việt Nam được ghi nhận đang trong "giai đoạn quá độ sang nhóm các nước có chỉ số minh bạch trung bình".
Sự cải thiện tính minh bạch trên thị trường được ghi nhận ở nhiều khía cạnh khác nhau. Từ minh bạch hoá trong thông tin quy hoạch, quy trình thủ tục đầu tư cho đến minh bạch trong thông tin dự án đối với người mua, khách thuê...nhằm bảo về quyền lợi của khách hàng đầu cuối.
Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đã có những tiến bộ trong công khai thông tin đất đai, tuy nhiên vẫn cần nhiều nỗ lực hơn nữa. Trong tháng 7 vừa qua, Ngân hàng Thế giới đã phê duyệt gói hỗ trợ dự án "Cải thiện Quản lý và Cơ sở Dữ liệu đất đai Việt Nam" trị giá 150 triệu đô. Dự án này nhằm xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về đất đai cho cả chính phủ và công chúng tiếp cận.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, dự án sẽ hỗ trợ đơn giản hóa thủ tục quy trình nghiệp vụ liên quan đến dịch vụ đất đai. Gói hỗ trợ này sẽ đẩy nhanh hơn quá trình đổi mới công tác quản lý đất đai tại Việt Nam, minh bạch hóa quy trình, thủ tục cũng như thông tin đối với các nhà đầu tư bất động sản, cải thiện môi trường đầu tư.
Theo nhận định của JLL Việt Nam, minh bạch hóa thông tin dự án được ghi nhận rõ trong phân khúc nhà ở. Trong những năm gần đây, rất nhiều chính sách, quy định.. về việc công khai minh bạch thông tin đã được ban hành.
Việc công bố danh sách các dự án được phép bán nhà trên giấy theo nghị định 76/NĐ-CP, hay gần đây hơn là danh sách các dự án đang thế chấp tại các NHTM theo yêu cầu rà soát tình hình các dự án xây dựng nhà ở của chính quyền địa phương được xem như động thái nhằm "minh bạch hóa" thị trường này.
Dù vậy, tiến trình minh bạch hóa này vẫn chưa thực sự hiệu quả do thiếu đồng bộ, nhất quán và chưa triệt để trong quá trình thực hiện cũng như giám sát.
JLL cho rằng từ phía chủ đầu tư, việc công khai thông tin dự án đã phần nào được thực hiện một cách đầy đủ và chủ động hơn. Tuy nhiên, vẫn chưa có những quy định cụ thể và chặt chẽ trong việc đảm bảo độ chính xác của các thông tin được công khai này.
Sự phát triển công nghệ mạnh mẽ cùng với việc bất động sản đang là thị trường thu hút dòng vốn đầu tư lớn tại Việt Nam sẽ là các yếu tố đảm bảo cho việc cải thiện tính minh bạch trong thị trường bất động sản trong tương lai.
Trong khi công nghệ phát triển được coi là công cụ hữu ích hỗ trợ thực hiện công khai minh bạch thông tin, việc nguồn vồn đầu tư tăng cao vào thị trường này sẽ khiến cho nhu cầu về minh bach trở nên bức thiêt.
Yêu cầu về tiêu chuẩn minh bạch trên thị trường sẽ được đẩy cao khi nguồn vốn đổ vào ngày càng nhiều. Tuy nhiên như đã đề cập, đây sẽ là một quá trình dài hơi đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực để thực hiện.
Theo_Phụ Nữ News
Sẽ có nhiều hoạt động hơn nữa về Luật quốc tế ở Việt Nam Hội nghị "Luật pháp quốc tế và một châu Á năng động" đã kết thúc thành công tốt đẹp, tạo bước đà cho nhiều hoạt động về Luật quốc tế hơn nữa ở Việt Nam Ngày 15/4 là ngày cuối cùng diễn ra Hội nghị "Luật pháp quốc tế và một châu Á năng động" do Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp...