Thách thức nếu Việt Nam mua dự trữ khi giá dầu xuống âm
Tích dầu thô khi giá thấp kỷ lục và chờ thị trường ấm lại có thể giúp các doanh nghiệp xăng dầu cân đối tài chính nhưng tiềm ẩn không ít rủi ro.
Việc giá dầu thế giới đang thấp, thậm chí từng xuống âm, theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) và một số doanh nghiệp, trong đó có PVN, là thời cơ tốt để tính chuyện mua vào tích trữ dầu, xăng. Nhưng thực tế rất khó thực hiện vì chưa có cơ chế chính sách về rủi ro cho hoạt động này nếu mua bắt đáy, có thể dẫn tới thua lỗ.
Chuyên gia phân tích dầu mỏ Paul Sankey của Mizuho Bank, người từng cảnh báo chính xác về mức âm của giá dầu trong tháng 3, cho rằng vùng giá âm của dầu thô có thể sẽ được thiết lập lại khi thế giới nguy cơ hết chỗ chứa cuối tháng 5 trong khi giao dịch dầu thô không có giá sàn.
Phiên giao dịch 22/4, giá dầu Brent và WTI đều tăng trở lại sau khi rớt sâu. Brent tăng hơn 1 USD, lên 20,37 USD một thùng, dù đầu phiên có lúc chỉ còn 15,98 USD – thấp nhất trong 21 năm. Còn dầu WTI hợp đồng giao tháng 6 lên 13,78 USD mỗi thùng, tăng 2,2 USD so với phiên 21/4.
Công nhân làm việc tại kho trữ xăng dầu của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil). Ảnh: Hải Xuân.
Không cho biết “có mua trữ dầu ở thời điểm này hay không”, ông Nguyễn Quang Dũng – Phó tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho hay, lượng tồn kho của các doanh nghiệp chứ không riêng Petrolimex đều đang lớn do xu hướng giảm giá liên tục và sâu. Chưa kể phần lớn hàng trong kho đã mua ở mức giá cao trước đó.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu luôn phải có một lượng hàng tối thiểu đảm bảo tồn kho, phục vụ thị trường theo quy định Nghị định 83 kinh doanh xăng dầu.
Thách thức tiếp theo nếu vì giá rẻ mà mua trữ dầu còn là Việt Nam không có kho dự trữ quốc gia. Hiện chỉ có 2 kho chứa dầu thô của nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn. Nhưng các kho chứa này cũng đang đầy do hàng tồn kho của nhà máy quá lớn. Còn phương án thuê tàu trữ dầu, đại diện PVN cho rằng không khả thi lúc này do tiềm lực tài chính khó khăn.
Một lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối lớn phía Nam cũng nói phương án mua tích trữ dầu khi giá thế giới xuống thấp được nhắc tới nhiều và doanh nghiệp từng áp dụng ở thời điểm trước đây. Nhưng với tình hình Covid-19 hiện nay thì hoàn toàn khác.
“Lượng hàng tồn kho đang quá lớn, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, thậm chí cầm chắc lỗ trong quý I. Còn các kho chứa đều đầy, nếu mua lúc này cũng không biết chứa ở đâu, chưa kể rủi ro về giá”, ông băn khoăn và cho biết đang xem xét kỹ các dữ liệu trước khi quyết định.
Trong khi đó, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) cho rằng không nên lấy lý do không có đủ kho chứa, bể chứa để hạn chế nhập khẩu xăng dầu. Mỗi năm ngành điện sử dụng khoảng 2,5-3 triệu tấn dầu DO, FO làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, bù đắp thêm vào nguồn nguyên liệu than của họ. Một số nhà máy nhiệt điện cũng sử dụng 100% là nhiên liệu dầu để phát điện và đều có kho chứa, bể chứa để dự trữ nhiên liệu dầu phục vụ phát điện. Vì thế, theo ông, Bộ Công Thương cần cấp hạn ngạch cho các doanh nghiệp nhập khẩu, nắm bắt cơ hội khi giá đang quá tốt.
Một chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng bình luận, các doanh nghiệp dầu khí lớn như PVN có thể tính tới sử dụng thị trường phái sinh để giảm bớt rủi ro khi có biến động giá dầu. Điểm trở ngại là dịch vụ này lại chưa phổ biến ở Việt Nam.
Trong khi đó, PVN đề xuất dừng nhập khẩu xăng dầu để cân đối nguồn trong nước. Theo lãnh đạo Vụ Dầu khí & than, hai nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn hiện đáp ứng trên 80% nhu cầu trong nước. Chưa đề cập đến việc hạn chế, dừng nhập khẩu xăng dầu hay không, Bộ Công Thương cho biết đã đề nghị các thương nhân đầu mối ưu tiên tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất trong nước thay vì nhập khẩu.
Anh Minh
Lực chốt lời mạnh kéo VN-Index chỉ tăng nhẹ 0,72%
Áp lực chốt lời mạnh khiến đà tăng của các chỉ số thị trường chững lại gần về cuối phiên.
Kết phiên sáng 23/4, chỉ số VN-Index tăng 5,55 điểm (0,72%) lên 774,47 điểm; HNX-Index tăng 0,26% lên 107,08 điểm và UPCoM-Index tăng 0,19% lên 51,58 điểm.
Nhóm ngân hàng vẫn giữ sắc xanh với hầu hết cổ phiếu tăng giá chừng 0,5-1%, nhưng mức tăng này giảm khá nhiều so với đầu phiên, do "anh lớn" VCB đã chuyển qua sắc đỏ. SHB hiện chỉ còn tăng 1,2%, VPB, HDB đã quay về tham chiếu.
GAS tăng giá mạnh hơn so với đầu phiên, từ 2% lên đến 3%. BSR, OIL cũng tăng điểm, tuy nhiên có không ít cổ phiếu chuyển sang đỏ như PVT, PVB hay bất ngờ nhất là DPM, cổ phiếu tưởng chừng hưởng lợi lớn khi giá dầu về mức âm.
Thị trường kết phiên sáng 23/4.
Nhóm cổ phiếu liên quan đến bán lẻ lớn như VRE, MWG, PNJ... hiện cũng đang giảm lực mua, và giá đang lùi dần về gần tham chiếu. MWG có thời điểm lùi về tham chiếu.
Ngay đầu phiên giao dịch, đà hồi phục của các chỉ số được duy trì khi nhiều cổ phiếu đồng loạt tăng giá. Trong nhóm VN30, tất cả các mã chứng khoán đều tăng giá, dẫn đầu là VRE với 4,7% lên 24.650 đồng/cp, MWG tăng 3%, HPG tăng 3,1%, BID tăng 2,5%...
Nhóm cổ phiếu vốn hoá vừa vừa nhỏ cũng cho thấy được sự tích cực, trong đó, DBC tăng 4,8%, BWE tăng 4,3%, HSG, QCG đều tăng trần...
Trên HNX, SHB tăng 3,1% lên 16.700 đồng/cp, ACB tăng 1%, VCS tăng 3%...
Trên thị trường thế giới, Dow Jones tăng 456,94 điểm, tương đương 1,99%, lên 23.475,82 điểm. S&P 500 tăng 62,75 điểm, tương đương 2,29%, lên 2.799,31 điểm. Nasdaq tăng 232,15 điểm, tương đương 2,81%, lên 8.495,38 điểm.
Giá dầu Brent tương lai tăng 1,04 USD, tương đương 5,4%, lên 20,37 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm 15,98 USD/thùng, thấp nhất kể từ tháng 6/1999. Giá dầu WTI tương lai giao tháng 6 tăng 2,21 USD, tương đương 19,1%, lên 13,78 USD/thùng.
Anh Nhi
Sự sụp đổ của giá dầu sẽ không mang lại lợi ích cho người dùng Giá dầu thô đã giảm do những tác động từ đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra đối với các hoạt động kinh tế trên toàn cầu, khiến kinh tế thế giới lâm vào tình trạng suy thoái tồi tệ nhất kể Một trạm xăng ở New York, Mỹ. (Ảnh: THX/TTXVN) Ngày 22/4, tờ Straits Times (Singapore) đăng tải bình...