Thách thức lớn nhất với Ukraine trong đảm bảo nguồn cung khí đốt trước mùa Đông
Mặc dù nhu cầu giảm trong xung đột, Ukraine hiện cần khoảng 2 tỷ mét khối khí đốt trong một tháng để lấp đầy kho chứa ở mức tối thiểu.
Ukraine đang thiếu cả tài chính lẫn nguồn cung để đảm bảo mục tiêu dự trữ khí đốt là 15 tỷ mét khối vào giữa mùa Đông năm nay. Ảnh: EPA
Theo hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu, vấn đề tài chính hiện đang là thách thức lớn nhất đối với Ukraine trong nỗ lực lấp đầy kho chứa 15 tỷ mét khối khí đốt trước mùa Đông bắt đầu vào giữa tháng 10 tới.
Ukraine hiện đang nỗ lưc đảm bảo nguồn cung khí đốt tự nhiên thông qua sản xuất trong nước và nhập khẩu để tích trữ nhằm đáp ứng nhu cầu khí đốt khoảng 30 tỷ mét khối hàng năm, 60% trong số đó được tiêu thụ vào mùa Đông.
Theo các chuyên gia, xung đột đã khiến nhu cầu khí đốt tự nhiên của Ukraine giảm từ 10% đến 30%. “Đã có sự sụt giảm nhất định trong sản lượng khí đốt của Ukraine, nhưng nhu cầu khí đốt thậm chí còn giảm mạnh hơn”, Gergely Molnar, nhà phân tích khí đốt tự nhiên của Cơ quan Năng lượng Quốc tế nói.
Do các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine có thể gây tổn hại đến cơ sở hạ tầng và cơ sở khí đốt quan trọng, sản lượng trong nước của Ukraine dự kiến sẽ giảm tương đối, mặc dù không có dữ liệu cụ thể nào được công bố vì lý do an ninh quốc gia.
Ukraine sản xuất 19,8 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên vào năm 2021, giảm so với 20,2 tỷ mét khối vào năm 2020.
Video đang HOT
“Chúng tôi đang sản xuất nhiều nhất có thể. Chúng tôi cũng đang nhập khẩu một lượng nhỏ khí tự nhiên từ châu Âu, nhưng nó không đủ và thách thức lớn của chúng tôi là vấn đề tài chính”, Yuriy Vitrenko, Giám đốc điều hành của công ty năng lượng Ukraine Naftogaz, cho biết.
Ông Vitrenko xác nhận rằng Naftogaz hiện chỉ bơm được một tỷ mét khối khí tự nhiên vào kho chứa mỗi tháng, trong khi cần bơm khoảng 3 tỷ mét khối khí nữa để đạt được mức mục tiêu đề ra, với chi phí khoảng 9 tỷ USD.
Về phần mình, chuyên gia Molnar lưu ý: “Hiện có 13,2 tỷ mét khối khí đốt tại Ukraine và mục tiêu là sẽ có khoảng 15 tỷ mét khối vào giữa tháng 10 khi mùa Đông thường bắt đầu ở Ukraine”.
Mục tiêu 15 tỷ mét khối khí đốt trên là đã được điều chỉnh do nhu cầu giảm so với mục tiêu trước đó là 19 tỷ mét khối khí được dự trữ vào giữa tháng 10.
Do đó, Ukraine hiện cần thêm khoảng 2 tỷ mét khối khí đốt trong một tháng để đạt được mục tiêu mới là 15 tỷ mét khối.
Châu Âu đã đóng góp vào việc cung cấp khí đốt cho Ukraine với tổng lượng nhập khẩu là 2,5 tỷ mét khối vào năm ngoái, nhưng năm nay nguồn cung từ châu lục này đã bị hạn chế hơn nhiều, chuyên gia Molnar giải thích.
Ukraine đã nhập khẩu khí đốt tự nhiên từ các trung tâm của Đức hoặc Hà Lan, tuy nhiên, giá khí đốt tự nhiên tại các trung tâm này đã đạt mức kỷ lục trong năm nay do cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra.
Giá đã tăng mạnh khi khí đốt được giao dịch ở mức 346 euro/megawatt-giờ vào tuần trước, đánh dấu mức tăng 1.000% so với cùng kỳ năm ngoái, gây áp lực lớn lên tất cả các nền kinh tế nhưng ảnh hưởng nặng nề hơn đối với nền kinh tế Ukraine vốn đang bị xung đột tàn phá.
Đức thất vọng vì các nước láng giềng từ chối chia sẻ khí đốt
Giới chức cảnh báo cuộc khủng hoảng năng lượng ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu có thể sẽ trầm trọng hơn bởi sự thiếu đoàn kết từ các quốc gia láng giềng.
Hệ thống đường ống dẫn khí của Dòng chảy phương Bắc 1 tại Lubmin, Đức. Ảnh: Reuters
Theo đài RT (Nga), trong báo cáo gửi đến các nhà lập pháp tại Uỷ ban Khí hậu và Năng lượng của Quốc hội Đức (Bundestag) hôm 8/9, Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck cho rằng một số quốc gia láng giềng của Đức - bao gồm Bỉ, Luxembourg, Hà Lan và Ba Lan - đã từ chối tham gia vào các cuộc đàm phán mang tính xây dựng về thỏa thuận khí đốt song phương.
Cụ thể, báo cáo cho biết động thái từ chối chia sẻ khí đốt giữa các thành viên EU có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng ở Đức, vì EU không thiết lập được một khối ứng phó với khủng hoảng khí đốt bền vững dưới hình thức các thỏa thuận song phương.
Các thỏa thuận khí đốt giữa các quốc gia thành viên EU là một phần của cơ chế lớn hơn của khối, sẽ được kích hoạt trong trường hợp khẩn cấp về khí đốt. Thỏa thuận đảm bảo một quốc gia sẽ cung cấp khí đốt cho quốc gia còn lại nếu nguồn cung của nước đó bị cạn kiệt hoặc không đủ cung cấp cho các hộ gia đình, các dịch vụ xã hội được bảo vệ đặc biệt theo luật của EU.
Theo ông Habeck, lý do chính khiến Bỉ, Luxembourg, Hà Lan và Ba Lan ngần ngại chia sẻ khí đốt với Berlin là vì họ không muốn phải bồi thường cho bên cung ứng trong trường hợp khí đốt được chuyển đến Đức.
Kho khí đốt tự nhiên Astora, kho chứa khí đốt tự nhiên lớn nhất ở Tây Âu, ở Rehden, Đức. Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Kinh tế Đức cũng nhấn mạnh Berlin đang đàm phán với Italy và Cộng hòa Séc. Trong đó, thỏa thuận với Italy là thỏa thuận 3 bên có sự tham gia của Thụy Sĩ, do khí đốt sẽ phải vận chuyển qua nước này để đưa vào Đức. Quá trình đàm phán với Italy bị tạm hoãn cho đến sau cuộc bầu cử quốc hội vào cuối tháng 9. Séc cũng đã sẵn sàng ký một thỏa thuận tương tự với Đức, nhưng chỉ khi có giới hạn về khoản bồi thường của chính phủ cho các nhà cung cấp.
"Do những rắc rối đó, hiện không có kỳ vọng về tiến triển nào từ các cuộc đàm phán các thoả thuận song phương", báo cáo của ông Habeck kết luận.
Hôm 4/9, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev đã cáo buộc Đức tiến hành một cuộc "chiến tranh hỗn hợp" chống lại Moskva, điều mà ông cho rằng là nguyên nhân chính khiến Moskva cắt nguồn cung cấp khí đốt của nước này cho Berlin.
"Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói rằng Nga không còn là nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy nữa. Thứ nhất, Đức là một quốc gia không thân thiện, thứ hai là nước này đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với toàn bộ nền kinh tế Nga cũng như cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine. Nói cách khác, Đức đang tiến hành cuộc chiến hỗn hợp chống lại Nga. Berlin đang hành xử như kẻ thù của Moskva", ông Medvedev nói.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Đức và Nga, vốn đã rạn nứt do xung đột ở Ukraine, ngày càng căng thẳng hơn, với việc Moskva đình chỉ việc cung cấp khí đốt qua đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1).
Lượng khí đốt từ Nga sang châu Âu đã giảm đáng kể từ sau khi Moskva triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2. Dòng chảy phương Bắc 1, đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Đức qua biển Baltic, đang dừng hoạt động vô thời hạn vì tuabin chính tại trạm nén khí bị rò rỉ dầu. Moskva cho biết nước này chỉ khởi động lại đường ống này khi khắc phục được vấn đề.
Nền kinh tế lớn nhất EU chuẩn bị gói cứu trợ năng lượng khổng lồ Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu) - sẽ khai thác nguồn quỹ cứu trợ COVID-19 để hỗ trợ các công ty điện trong nước trước tình hình nguồn cung nhiên liệu gặp khó khăn. Ảnh minh hoạ - Getty Images Nhật báo Handelsblatt ngày 13/9 trích dẫn các nguồn thạo tin cho biết Chính phủ Đức đang có kế hoạch...