Thách thức lớn đến năm 2020: 15.000 HTX nông nghiệp làm ăn hiệu quả
“Hiện nay, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) phát triển nhanh, tỷ lệ HTX làm ăn khấm khá ngày càng tăng. Tuy nhiên, mục tiêu đến năm 2020 có 15.000 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả vẫn là thách thức lớn”.
Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp Ban chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã về kế hoạch tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT).
Tỷ lệ HTX làm ăn khấm khá tăng
Theo đánh giá của ban chỉ đạo, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX, nhận thức của hệ thống chính trị, của toàn xã hội về KTTT đối với sự phát triển của đất nước đã có những chuyển biến rõ nét, HTX có sự biến đổi nhanh chóng, xuất hiện nhiều mô hình mới, hiệu quả cao.
Hiện nay, khu vực kinh tế tập thể, HTX phát triển nhanh, tỷ lệ HTX làm ăn khấm khá ngày càng tăng. Ảnh: T.L
Mặc dù vậy, sự phát triển của khu vực kinh tế tập thể, HTX nông nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn.
Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam: “Quy mô về thành viên, vốn góp hay doanh thu, lãi của HTX vẫn còn nhỏ, doanh thu gần 1,1 tỷ đồng/năm, lãi bình quân 300 triệu đồng/HTX/năm. Số lượng các HTX có dịch vụ tiêu thụ, chế biến nông sản chưa nhiều. Hạ tầng phục vụ sản xuất xuống cấp và lạc hậu. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn của HTX chưa qua đào tạo còn cao. Đặc biệt, đóng góp vào GDP của khu vực KTTT nói chung còn thấp”.
Từ thực tế này, các bộ đề nghị cần tổng kết để có chỉ đạo về phát triển KTTT, HTX thời gian tới cho phù hợp, trong đó, cần bám sát nghị quyết, nghiên cứu cả về lý luận, quan điểm luận chứng, thực tiễn để loại hình kinh tế này phát triển hiệu quả hơn.
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, hiện nay khu vực KTTT, HTX phát triển nhanh, tỷ lệ HTX làm ăn khấm khá ngày càng tăng. Tuy nhiên, để năm 2020 có 15.000 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả vẫn là thách thức lớn. Vì vậy, Chính phủ chủ động tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX. Việc tổng kết này nhằm mục đích đánh giá kết quả triển khai và tình hình phát triển KTTT, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Chỉ rõ kết quả đạt được, xác định mục tiêu, biện pháp cụ thể cho giai đoạn tiếp theo…
Video đang HOT
Trên cơ sở đó, Ban chỉ đạo Đổi mới, phát triển KTTT, HTX có giải pháp cho phát triển ngắn hạn từ nay đến năm 2020; đồng thời nhận diện rõ hơn nữa tình hình hoạt động của các liên minh HTX, các HTX, liên minh HTX, để báo cáo với Bộ Chính trị nhằm có quyết sách mới cho KTTT trong thời gian tới.
Tháo gỡ rào cản
Từ thực tiễn phát triển KTTT, HTX thời gian qua, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đặt ra yêu cầu với các bộ, ngành cần xác định rõ những vướng mắc, rào cản để tháo gỡ, tìm ra điển hình mới, động lực mới, hướng đi mới, tạo động lực cho loại hình KTTT, HTX phát huy hiệu quả hơn nữa.
Về mục tiêu phát triển, theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam: “Khuyến khích phát triển bền vững kinh tế hợp tác, nòng cốt là HTX với nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng; nhân rộng các mô hình kinh tế hợp tác hiệu quả; tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển có hiệu quả trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; góp phần hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ; bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia. Tạo điều kiện hình thành những tổ hợp nông – công nghiệp – dịch vụ công nghệ cao”.
Ông Cao Đức Phát – Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, chúng ta đã có nhiều cơ chế, chính sách về đất đai, tài chính tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn nhưng thực hiện còn hạn chế.
“Câu chuyện này nói 20 năm nay không gỡ được, chúng ta phải làm rõ là tạo sao lại như thế. Cần xem lại bộ máy quản lý, chỉ đạo, hỗ trợ phát triển KTTT, phải làm rõ hơn vai trò của các tổ chức liên quan để có thể tập hợp được đội ngũ đông đảo những người chuyên tâm về HTX” – ông Phát nói.
Đồng tình với các ý kiến trên, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu cần đánh giá thực trạng và vai trò của quản lý nhà nước, các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác, vai trò của liên minh HTX; đồng thời làm rõ những vướng mắc, rào cản để tháo gỡ, tìm ra điển hình mới, động lực mới, hướng đi mới, tạo động lực cho loại hình kinh tế này phát huy hiệu quả trong thời gian tới.
Theo Danviet
"Tam nông" phát triển nhưng vẫn còn bất cập
10 năm là chặng đường chưa dài nhưng cũng cho thấy những đổi thay mạnh mẽ của khu vực nông nghiệp, nông thôn và đời sống nông dân sau khi Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đi vào cuộc sống. Dù vậy, hiện khu vực này vẫn tồn tại những bất cập, cần có một hệ thống chính sách đồng bộ trong giai đoạn mới để nâng chất lượng cuộc sống của người nông dân.
Những thay đổi toàn diện
Phát biểu tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn sáng ngày 7.9, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định, chưa bao giờ khu vực nông nghiệp, nông thôn đón nhận được sự chỉ đạo mạnh mẽ như trong thời gian qua. Số doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp gấp 2 lần từ trước đến nay cho thấy sự quan tâm đồng hành của Chính phủ. Dù vậy, khu vực tam nông cũng đang đối diện với nhiều thách thức, trong đó có thách thức về tổ chức lại sản xuất thế nào trước tình trạng biến đổi khí hậu khốc liệt như hiện nay.
Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản vượt 260 tỷ USD sau 10 năm thực hiện "Nghị quyết tam nông". Ảnh: T.L
Trong khi đó, ông Cao Đức Phát - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, Nghị quyết 26 có ý nghĩa hết sức quan trọng trong 10 năm qua. Nhờ đó, nông nghiệp, nông thôn được quan tâm nhiều hơn và đúng mức hơn; vai trò chủ thể của người dân được phát huy. "Chúng ta đã thực hiện nhiều biện pháp từ ban hành cơ chế chính sách, vận động phong trào để khuyến khích người dân tham gia phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới" - ông Phát nói.
Nhưng thay đổi này có thể nhìn thấy rất rõ qua những con số ngoạn mục. Tổng kim ngạch xuất khẩu 10 năm (2008 - 2017) đạt 261,28 tỷ USD, tăng bình quân 9,24%/năm; riêng năm 2017 đạt 36,52 tỷ USD, tăng 20,05 tỷ so với năm 2008 và dự kiến năm 2018 kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40 tỷ USD. Nông sản Việt Nam hiện có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Xuất khẩu nông sản Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á và thứ 15 thế giới.
Thu nhập bình quân hộ gia đình ở nông thôn tăng từ 75,8 triệu đồng năm 2012 lên khoảng 130 triệu đồng năm 2017, đã góp phần quan trọng xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn (bình quân 1,5%/năm). Đến nay, cả nước đã có 3.478 xã (38,98%) đạt chuẩn nông thôn mới.
Theo đánh giá của ông Lê Quốc Doanh - Thứ trưởng Bộ NNPTNT: "Chủ trương cơ cấu lại được ngành tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt và xuyên suốt, đang tạo chuyển biến tích cực, rõ nét. Cơ cấu ngành hàng, sản phẩm xuất khẩu thể hiện rõ kết quả tăng tỷ trọng các ngành, sản phẩm có lợi thế và thị trường như thủy sản, rau, hoa, quả, cây công nghiệp giá trị cao, đồ gỗ và lâm sản ngoài gỗ".
Có chính sách thu hút doanh nghiệp
Tại hội nghị, ông Nguyễn Đình Quang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang kiến nghị, Nhà nước cần có chính sách đủ mạnh để thu hút thêm doanh nghiệp tham gia vào nông nghiệp và hỗ trợ nông dân. Như vậy mới có cơ hội tăng thu nhập cho người dân và thay đổi bộ mặt nông thôn.
Còn ông Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội kiến nghị, vấn đề tích tụ ruộng đất cần tiếp tục được nghiên cứu, sửa Luật Đất đai, vì khung giá đất cao khó thu hút nhà đầu tư. Thứ hai là đầu tư các trung tâm chế biến, đặc biệt là trung tâm chiếu xạ để hàng nông nghiệp vượt qua các hàng rào kỹ thuật của các nước, tăng cường xuất khẩu.
Những vướng mắc về vốn, đất đai để đầu tư vào nông nghiệp cũng là điều ông Lê Văn Hiện - Giám đốc Hợp tác xã Xuyên Việt (Hải Dương) trăn trở. Dù HTX đã có bước phát triển vượt bậc, từ 7 thành viên với diện tích canh tác 10ha tăng lên 22 thành viên với 106ha đất, trong đó có 22ha làm nông nghiệp công nghệ cao nhưng khó khăn chưa phải là hết.
"Vướng mắc lớn nhất về đất đai làm cho HTX nhỏ đi, cô đơn hơn trong quá trình phát triển. Dù chúng tôi có hồ sơ năng lực tốt, chứng minh với bạn hàng khả năng của mình, HTX cũng đầu tư hàng trăm tỷ đồng trên đất nhưng vẫn không thể vay vốn ngân hàng, mọi người vẫn nhìn ông chủ nhiệm hợp tác xã với con mắt khác. Chính vì vậy, chúng tôi phải thành lập Công ty CP Xuyên Việt trong HTX, thực hiện toàn bộ chức năng về thủ tục xúc tiến thương mại, đầu tư, thu hút nhân tài. Đã đến lúc phải xem lại vai trò của HTX, ngành chức năng, chính quyền địa phương phải coi chúng tôi như DN, chứ không thể để DN ngồi mâm đồng còn chúng tôi ngồi mâm sàng như hiện nay" - ông Hiện nói.
Về việc thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của Nghị quyết Trung ương 7 khóa X, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh nhận định, đến năm 2020 các chỉ tiêu đạt và có khả năng đạt đó là nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp trên 2,5 lần so với hiện nay; Lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội; Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%... Tuy nhiên, có một số chỉ tiêu khó đạt như tốc độ tăng trưởng đạt 3,5 - 4%/năm (giai đoạn 2008 - 2017 mới đạt 2,66%/năm); Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50% (đến hết năm 2016 mới đạt 34,14% và trung bình chỉ tăng 3,11%/năm).
Tổ chức lại sản xuất
Trước ý kiến của các địa phương, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, quan trọng nhất là trong giai đoạn tới nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam thế nào, đây là câu hỏi cần được trả lời khách quan trong một bối cảnh mới. Trong thời gian tới, lĩnh vực "tam nông" sẽ đối diện với cả cơ hội lẫn thách thức. Cơ hội lớn đó là kết quả nền tảng của các giai đoạn vừa qua, những tiến bộ kỹ thuật của giai đoạn công nghệ 4.0 sẽ mở ra triển vọng cho phát triển kinh tế nói chung, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp.
Tuy nhiên, thách thức đối với "tam nông" đó là chúng ta phải tổ chức thật nhanh, thật hiệu quả nền sản xuất nhỏ quy mô hộ thành liên kết sản xuất lớn. Không có yếu tố này, không thể thành công được. Bên cạnh đó, mặt trái của biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan. Hội nhập cũng đặt ra những áp lực nếu chúng ta không cố gắng thì sẽ thua ngay trên sân nhà. Do đó, cần xác định vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từ đó, thống nhất nhận thức không chỉ trên hệ thống chính trị mà trên toàn xã hội. Căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể để tiếp tục có sự ưu tiên nguồn lực, vì đây là khu vực yếu thế, dễ tổn thương, rất khó làm và nhiều rủi ro.
Nguồn lực không chỉ là kinh tế mà còn bằng sự chỉ đạo, bằng cơ chế, chính sách để có thể khuyến khích nhiều thành phần kinh tế, nhiều DN, HTX ra đời, liên kết chặt chẽ với người dân. Thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp làm hạt nhân nhằm tổ chức lại sản xuất.
Theo Danviet
An Nhứt được mùa từ "ruộng lúa bờ hoa" Nhiều năm nay, xã An Nhứt, huyện Long Điền luôn la địa phương đầu tiên trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ap dụng khoa học ky thuật vao san xuất lua như "3 giam, 3 tăng", "1 phai, 5 giam", "canh đồng mẫu", "ruộng lua bơ hoa"... Chính vì áp dụng khoa học kỹ thuật mà An Nhứt luôn có nhưng vụ...