Thách thức lớn cho doanh nghiệp khởi nghiệp khi tiến tới IPO
Theo các chuyên gia tài chính, chứng khoán, thực hiện IPO là một cột mốc quan trọng, tạo cơ hội cho doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư.
Con đường tiến tới phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của các doanh nghiệp khởi nghiệp ( startup) và doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó khăn, cần có sự chuẩn bị đầy đủ để đối mặt với các thách thức.
Nội dung trên được trao đổi tại hội thảo “Con đường tiến tới IPO: cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ”, do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Tp. Hồ Chí Minh (Sihub) tổ chức sáng 16/7 tại Tp. Hồ Chí Minh.
Theo các chuyên gia tài chính, chứng khoán, thực hiện IPO là một cột mốc quan trọng, tạo cơ hội cho doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư. Tuy nhiên, con đường IPO hiện vẫn là một thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và càng khó khăn hơn với các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup).
Bà Nguyễn Hồng Mai, Tổng Giám đốc Công ty tài chính Tâm Anh, nếu muốn “lên sàn”, bản thân doanh nghiệp trước tiên phải xem đã sẵn sàng minh bạch công ty mình chưa, đó là sự minh bạch về công nghệ, nhân sự, báo cáo tài chính…
Bà Mai phân tích, khi IPO, những nhân sự chủ chốt, vấn đề điểm yếu tài chính tạm thời có thể bị lộ và đối thủ sẽ khai thác. Ngoài ra, phải xác định được khả năng tăng giá của cổ phiếu, đó là điều kiện để nhà đầu tư chú ý, bởi họ muốn cổ phiếu phải có khả năng tăng đột phá, đột biến mới đầu tư.
Yeah1 (mã YEG) được xem là startup đầu tiên của Việt Nam thực hiện IPO cách đây ba năm và từ đó đến nay không startup nào thực hiện IPO. Nhưng để thực hiện điều đó, doanh nghiệp này đã mất một khoảng thời gian rất dài để chuẩn bị và gặp nhiều thách thức. Thực tế này đặt ra nhiều thách thức cho startup Việt Nam khi hướng tới IPO.
Ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Yeah1 cho biết, Yeah1 phải chuẩn bị đến 12 năm để thực hiện mục tiêu IPO. Đó là sự chuẩn bị dài hơi, chiến lược cụ thể trong đó xác định doanh nghiệp mình là công ty đại chúng, không phải công ty “gia đình”. Trước khi IPO 5 năm, Yeah1 phải thuê công ty kiểm toán chuẩn bị hồ sơ pháp lý tài chính để tiến tới IPO.
Theo ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, muốn IPO thành công, doanh nghiệp phải xác định rõ ai là người mua cổ phiếu của mình, đó là chúng ta bán cổ phiếu cho “thị trường kỳ vọng”, những người kỳ vọng vào doanh nghiệp. Muốn vậy, trước đó chúng ta phải tạo được cho người mua tin tưởng, kỳ vọng vào doanh nghiệp minh. Hiện nay, có con đường ngắn hơn để IPO cho startup và doanh nghiệp vừa và nhỏ là tìm kiếm các quỹ đầu tư, nhà đầu tư để sáp nhập tiến tới IPO, nhưng trước hết vẫn phải đảm bảo doanh nghiệp mình thật sự tốt.
Tại hội thảo, các chuyên gia trong nước và quốc tế (từ Canada, Thái Lan,, Singapore… theo hình thức online) cũng đã trao đổi, chia sẻ nhiều vấn đề về khung pháp lý Việt Nam về chứng khoán để startup, doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến tới IPO; bài học kinh nghiệm IPO từ các nước; những yếu tố ảnh hưởng đến con đường IPO của doanh nghiệp cùng các cơ hội và thách thức; chương trình đào tạo IPO cho startup và doanh nghiệp vừa và nhỏ…
Video đang HOT
Ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc điều hành Sihub cho rằng, việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng là mục tiêu tiên quyết mà doanh nghiệp hướng đến với mong muốn mở rộng quy mô và tăng giá trị. IPO mang lại cho doanh nghiệp kênh tiếp cận vốn rẻ hơn nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hướng tới mua bán sáp nhập, chào bán chứng khoán ra công chúng, hiện Sihub đã lên kế hoạch trong ba năm tới sẽ tổ chức xây dựng một học viện chuyên đào tạo cho startup tiến tới IPO…/.
ĐHCĐ Hoàng Quân (HQC): Sẽ đưa cổ phiếu về mệnh giá và chia cổ tức tiền mặt năm 2020
Trong đại hội cổ đông CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (Mã chứng khoán HQC - sàn HOSE) năm 2020, ban lãnh đạo doanh nghiệp đã thông báo kết quả đạt được năm 2019 với doanh thu thuần là 656,2 tỷ đồng, lợi nhuận là sau thuế là 41,4 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 40,1% và giảm nhẹ 2,4% so với thực hiện năm 2018.
Tính đến năm 2019, Công ty Hoàng Quân và Tập đoàn Hoàng Quân đã triển khai 22 dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khắp các tỉnh thành miền Nam, cung ứng cho thị trường hơn 34.000 căn hộ, với tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, trở thành nhà đầu tư tiên phong, duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực nhà ở xã hội.
Trong năm 2019, doanh nghiệp bàn giao và khánh thành dự án HQC Plaza, bàn giao dự án HQC Hóc Môn, dự án HQC Nha Trang, dự án HOF-HQC Hồ Học Lãm, dự án HQC Phú Tài..., nâng tổ số các căn hộ đã bàn giao và đi vào sử dụng lên 7.000 căn hộ bao gồm TP.HCM, các tỉnh miền Trung và miền Nam.
Năm 2020, HQC đặt ra kế hoạch với tổng doanh thu là 1.019 tỷ đồng, lợi nhuận là 63 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 55,3% và 52,3% so với thực hiện năm 2019. Công ty cũng dự kiến sẽ chia cổ tức bằng tiền mặt trong năm nay.
Ngoài ra, định hướng kế hoạch giai đoạn 2020-2025, ban Tổng giám đốc đặt ra kế hoạch lợi nhuận sau thuế mỗi năm đạt từ 100 tỷ đồng, nguồn thu này dự kiến đến từ các dự án do Công ty làm chủ đầu tư và các dự án công y hợp tác, M&A... Mục tiêu cụ thể 5 năm tới doanh thu đạt 10.000 tỷ đồng. Với kết quả đó, doanh nghiệp đặt mục tiêu cải thiện giá cổ phiếu, mục tiêu đến năm 2024 cổ phiếu HQC về mệnh giá.
Bảng kế hoạch năm 2020 của HQC
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty - ông Trương Anh Tuấn cho biết, mục tiêu lợi nhuận năm 2020 là 63 tỷ trong quý III là đạt được, chỉ cần hợp tác với các công ty trong tập đoàn.
Năm 2020 sẽ là năm "tái khởi nghiệp" của Hoàng Quân. Hiện HQC có 29 công ty con với tỷ lệ sở hữu 100% và các công ty này đủ mạnh để bổ trợ cho HQC.
Bên cạnh đó, Chủ tịch HĐQT còn cho biết thêm, HQC hiện nay sở hữu 2 khu công nghiệp là Khu công nghiệp Hàm Kiệm với tổng diện tích 146,2 ha hiện tại xây dựng hoàn thiện 90% hạ tầng và tỷ lệ lắp đầy đạt 60% với tổng vốn đầu tư 273,42 tỷ đồng;
Khu công nghiệp Bình Minh diện tích 90 ha, xây dựng hoàn thiện 90% hạ tầng, tỷ lệ lắp đầy đạt gần 90% với tổng vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng. Cả hai khu công nghiệp đều có đất sạch 100% có thể khai thác được, nhờ phát triển từ rất lâu nên giá vốn rất thấp.
Một số nội dung quan trọng tại phần thảo luận:
Trả lời thắc mắc của nhà đầu tư khi cho rằng HQC nên chia cổ tức để khẳng định Công ty vẫn đang làm ăn tốt, lãnh đạo Công ty cho rằng, trong 3 năm vừa qua, HQC không trả cổ tức, do liên quan tới tiền mặt, thặng dư vốn.
Hiện Công ty đang có tồn kho công ty mẹ sản phẩm trên 3.000 tỷ đồng, tồn kho của cả tập đoàn hơn 8.000 tỷ đồng. Lượng tiền mặt đang hơi yếu nên Công ty sẽ đề nghị không chia 2019. Tuy nhiên, từ năm 2020, 100% lợi nhuận sau thuế sẽ được chia trả cổ tức bằng tiền mặt (lợi nhuận sau thuế 63 tỷ đồng theo kế hoạch).
Đặc biệt, Chủ tịch Trương Anh Tuấn đề nghị ưu tiên cổ đông giới thiệu giao dịch thành công sẽ nhận được 1% giá trị giao dịch để chứng minh tồn kho của HQC là thật.
Về vấn đề tại sao thuế doanh nghiệp lại cao khi lợi nhuận trước thuế năm 2019 là 59,9 tỷ đồng nhưng sau thuế chỉ 41,5 tỷ đồng, Ban lãnh đạo Công ty cho biết, theo quy định thuế thu nhập là 20%, trong đó có quyết toán thuế, cục thuế đã truy thu 4,1 tỷ đồng. Doanh nghiệp sắp tới sẽ có thể hồi tố khoản mục này.
Về cụm từ "tái khởi nghiệp", đại diện Ban lãnh đạo HQC cho biết, tái khởi nghiệp dựa trên cơ sở các cổ đông đã góp hơn 5.000 tỷ đồng, giá cổ phiếu đang giao dịch hơn 1.000 đồng/CP và doanh nghiệp có hơn 20 năm kinh nghiệm.
Tập đoàn Hoàng Quân và 29 công ty thành viên vẫn hoạt động và phát triển. Như vậy có thể thấy tầm vóc của tập đoàn, chính vì vậy HQC có nền tảng để tái khởi nghiệp, đặc biệt có nhiều công ty con nợ bằng không, như Hoàng Quân Bình Thuận, Hoàng Quân Mê Kông, Hoàng Quân Cần Thơ...
Tại sao các startup nên trở thành 'lạc đà' thay vì 'kỳ lân' trong đại dịch? Trong bối cảnh nền kinh tế đang đi xuống, việc theo đuổi chiến lược trở thành "lạc đà" có thể giúp startup tạo ra sự khác biệt nếu muốn gây dựng một công ty thành công. Đại dịch Covid-19 đã biến mảnh đất đầu tư mạo hiểm vốn màu mỡ dần trở nên khô cằn hơn. Một số chuyên gia cho rằng, để...