“Thách thức IS đối với thế giới lớn chưa từng thấy”
Đó là nhận định của Tổng thống Nga V. Putin khi nói về nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) trên báo Al Ahram ngày 9.2.
Trả lời phỏng vấn tờ Al Ahram nhân chuyến thăm Ai Cập, ông Putin nêu rõ: “Thách thức mà nhóm IS đặt ra đối với cộng đồng quốc tế là chưa từng thấy. Về cơ bản, những kẻ khủng bố đang tìm cách giành quyền kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng lớn ở Iraq và Syria với dân số gần 10 triệu người”. Ông Putin nhấn mạnh: “Và chúng cũng đã đe dọa cả các quốc gia cách xa Trung Đông. Chúng ta đã chứng kiến điều đó ở Pháp, Australia và Canada”.
Hình ảnh man rợ: Phiến quân IS hành quyết tù nhân. AP
Tổng thống Nga cho biết thêm: “Nga ủng hộ việc thống nhất các nỗ lực của quốc tế để đối phó với khủng bố trên cơ sở luật pháp quốc tế và tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước”.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga cũng lưu ý rằng, các chiến dịch chống khủng bố do các thành viên của liên minh chống khủng bố đang thực hiện đã không tương xứng với quy mô và tính chất của các mối đe dọa hiện hữu mà IS đặt ra. Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh, những hành động như vậy thiếu tính hợp pháp vì không có sự điều phối chung của Liên Hợp Quốc và trong một số trường hợp, chiến dịch tấn công IS được thực hiện mà không có sự đồng ý của các quốc gia có vùng lãnh thổ đang là mục tiêu của cuộc tấn công.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu tại một hội nghị an ninh ở Munich (Đức) ngày 8.2 rằng, thế giới đang chứng kiến một tình trạng “tội phạm hỗn loạn”. Trong phát biểu ám chỉ chính đến nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng, nhà ngoại giao Mỹ cho rằng không có cơ sở nào để biện minh cho việc nổi dậy của chủ nghĩa cực đoan bạo động. Ông Kerry tuyên bố phải chống chủ nghĩa khủng bố “bằng tất cả khả năng của chúng ta”.
Tướng Mỹ John Allen – đảm trách liên minh quốc tế chống IS, cũng cho biết, một cuộc tấn công trên bộ quy mô lớn nhằm vào lực lượng thánh chiến này sẽ sớm được bắt đầu.
Trả lời phỏng vấn báo Petra, Tướng Allen tiết lộ lực lượng Iraq sẽ dẫn đầu cuộc tấn công này với sự hỗ trợ từ các thành viên trong liên minh chống IS. Ông nhấn mạnh công tác chuẩn bị 12 lữ đoàn của Iraq tham gia chiến dịch đã bắt đầu, trong đó bao gồm các hoạt động huấn luyện và vũ trang. Tướng Allen cho biết thêm sẽ sớm tới Đông Á để vận động thêm các nước gia nhập liên minh hiện bao gồm 62 quốc gia này.
Trong diễn biến liên quan, nhóm IS tiếp tục có những hành động giết người man rợ, đe dọa đến tính mạng của dân thường. Reuters đưa tin, những phần tử khủng bố Takfiri thuộc tổ chức IS ngày 8.2 đã hành quyết 7 dân thường ở miền Bắc Syria.
Cùng ngày, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria cho biết, các thành viên của IS đã chặt đầu 3 người đàn ông không rõ danh tính tại một khu vực gần căn cứ không quân al-Tabqa ở phía Bắc tỉnh Raqqa, cách thủ đô Damascus khoảng 400km về phía Đông Bắc, sau khi cáo buộc họ cộng tác với các lực lượng Chính phủ Syria. Những phần tử khủng bố cực đoan này cũng đã sát hại 1 người đàn ông khác ở phía Tây thành phố Raqqa vì tội “dùng tà thuật”. Ngoài ra, 3 người đàn ông khác đã bị bắn chết và sau đó bị đóng đinh ở phía Bắc tỉnh Aleppo.
Giới chuyên gia cho rằng, nhóm IS còn cực đoan và cuồng tín hơn cả al-Qaeda. Chúng sở hữu nhiều loại phương tiện và một cứ địa mà al-Qaeda chưa bao giờ có được. Đây quả là một mối họa cho toàn cầu.
Tướng Mỹ John Allen – đảm trách liên minh quốc tế chống IS – cho biết, một cuộc tấn công trên bộ quy mô lớn nhằm vào lực lượng thánh chiến này sẽ sớm được bắt đầu.
Video đang HOT
Theo Huyền My (Danviet.vn)
Putin nói về Ukraine: "Cơ hội tốt cho tất cả các bên"!
Tổng thống Nga V. Putin vừa tuyên bố, với Ukraine, cơ hội là dành cho tất cả các bên. Tuyên bố này có dụng ý gì?
Putin giữa muôn trùng vây
Tại Hội nghị Thượng đỉnh G20, Ukraine tiếp tục trở thành tâm điểm khi các nước lớn cùng ngồi vào một bàn. Tổng thống Nga tiếp tục hứng chịu những cáo buộc của phương Tây.
Sự chỉ trích ấy thậm chí đã cao trào đến mức Tổng thống nước Nga đã cảm thấy mình bị "xúc phạm bởi những lời hỗn xược" và dọa bỏ về vì Moscow đã bị "làm mất mặt."
Cụ thể, Tổng thống Mỹ Obama bắt nhịp bằng một đòn phủ đầu: "Mỹ đã đi đầu trong công cuộc chống lại sự xâm lược của Nga đối với Ukraine. Đây là sự đe dọa cho thế giới, chúng ta có thể thấy đó qua thảm họa MH17." Người đứng đầu nước Mỹ đã quy kết cho Moscow là kẻ gây ra cái chết cho 300 người qua vụ tai nạn hàng không ấy.
Phụ họa theo Mỹ, Thủ tướng Canada Stephen Harper nói với ông Putin: "Tôi cho rằng tôi sẽ bắt tay ngài, nhưng thưa ngài Putin, tôi cần phải nói rằng: hãy rút quân khỏi Ukraine đi đã."
Thủ tướng Canada Stephen Harper với Tổng thống Putin: Tôi sẽ bắt tay nếu ông rút quân khỏi Ukraine
Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố: "G20 có mặt ở đây để gửi đi thông điệp rõ ràng, Nga đã đến lúc phải chấm dứt sự can thiệp vào Ukraine, hoặc đối diện với các biện pháp trừng phạt mới. Tôi cam đoan, nó sẽ rất khắc nghiệt."
Lãnh đạo Nhật Bản, Australia đồng loạt lên tiếng sẽ "chống lại sự xâm lược" của Nga. Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo: "EU sẽ tiếp tục trừng phạt mạnh mẽ hơn nữa, nếu ông Putin và nước Nga không ngừng can thiệp vào miền Đông Ukraine."
Dường như, Hội nghị Thượng đỉnh G20 này đang một lần nữa cho thấy dưới vai trò dẫn dắt của nước Mỹ, các quốc gia phát triển đang từng bước cô lập Nga một cách mạnh mẽ, trong khi những người bạn của ông Putin như Trung Quốc không có động thái bênh vực rõ ràng.
Cơ hội dành cho tất cả
Giữa muôn trùng vây hãm ấy, Tổng thống Putin đã nổi giận. Như với G8, nước Nga đã điềm nhiên rời khỏi tổ chức này và biến nó thành G7 bởi "tất cả đã không chung chí hướng." Người ta có cảm giác như nước Nga của ông Putin đang đi ngược lại với cả thế giới, hoặc ít nhất, đối lập với cộng đồng giàu có.
Tuy nhiên, cũng tại G20, Tổng thống Putin đã có một tuyên bố dù đầy tính ngoại giao, nhưng cũng rõ ràng quan điểm của Moscow về Ukraine:
"Theo quan điểm của tôi, tình hình ở Ukraine đang có cơ hội tốt để giải quyết. Chẳng có gì lạ khi tôi nói điều này, cơ hội dành cho tất cả." - Ông Putin nhấn mạnh.
Đồng thời, Tổng thống Putin cũng gửi đi thông điệp: "Nga muốn bình thường hóa quan hệ với phương Tây, chúng ta không muốn có chiến tranh lạnh. Hãy kìm chế và cùng suy nghĩ về lợi ích."
Phải nói rằng, giọng điệu của ông Putin vẫn vô cùng cao ngạo và trịch thượng. Bởi tình hình ở Ukraine thực tế cho thấy vẫn chưa biết mèo nào cắn mỉu nào.
Những ngày qua, người ly khai ở miền Đông và Kiev vẫn tiếp tục chỉ trích, cáo buộc lẫn nhau về sự tích cực trong việc thực hiện lệnh ngừng bắn.
Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk đăng đàn chỉ trích phe ly khai đã vi phạm thỏa thuận ngừng bắn hàng nghìn lần. Và rằng trong những chuyến hàng than đá mà Donetsk bán cho Nga, có cả những xác lính Nga chết trận ở chiến trường miền Đông.
Tổng thống Putin bước lên bục phát biểu tại G20
Phương Tây cũng liên tiếp đưa ra những cáo buộc Nga ùn ùn đổ quân và vũ khí hạng nặng, xe thiếp giáp trợ chiến cho miền Đông. Nếu tính theo những cáo buộc vài ngày qua đưa về, có lẽ Nga đã chuyển đến miền Đông Ukraine hàng trăm xe tăng các loại (?!)
Đồng thời, vai trò của Liên Hợp Quốc một lần nữa được nhắc đến, khi Yatsenyuk nêu đích danh "cộng đồng thế giới hãy chung tay quyết liệt hơn nữa để giữ lấy hòa bình cho Ukraine." Và rằng Ukraine yêu hòa bình, làm hết mình để cứu lấy hòa bình, thực hiện thỏa thuận ngừng bắn...
Nhưng đến ngày 16/11/2014, đại diện Lugansk và Donetsk cùng lúc đăng đàn lên tiếng chỉ trích Ukraine đã phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn. Họ đưa ra những bằng chứng pháo kích vào các khu đông dân cư. Những người ly khai cũng kêu gọi Liên Hợp Quốc bảo vệ nhân quyền cho họ. Bởi họ đang bị "thanh lọc sắc tộc".
Lời qua tiếng lại như vậy để thấy rằng ly khai và chính quyền Kiev đang bằng vai phải lứa, và sự cân bằng ấy cho thấy khó có thể lay chuyển cục diện thực địa một cách nhanh chóng.
Nhưng một điểm khác cần lưu ý, tương quan giữa Ukraine và ly khai đang dần có sự chênh lệch. Ngày 15/11/2014, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Yuri Prodan vừa cho biết Ukraine đã quyết định mua than của Nga để đối phó với mùa đông năm nay.
Xung đột với miền Đông - nguồn cung đến 40% điện năng cho cả Ukraine đã khiến Kiev đối mặt với hiện thực họ sẽ chết rét nếu không đủ nhiên liệu chạy máy phát điện. Kiev vẫn đang đau đầu với việc trả nợ cho Moscow để được mua dầu khí, và thêm than đá, sự phụ thuộc vào người láng giềng khổng lồ sẽ ngày càng lớn.
Phụ thuộc, tất nhiên đồng nghĩa với bị chi phối. Và với lá bài năng lượng này, Nga ít nhất vẫn đang chủ động với Ukraine, nếu không muốn nói là cả EU.
Ukraine sẽ phải mua than đá của Nga để sống qua mùa đông
Còn ly khai, họ vẫn đều đặn nhận viện trợ từ Moscow. Chuyến hàng thứ 7 đã cập bến mang theo lương thực, thuốc men, nhu yếu phẩm cho mùa đông... Và nói như kiểu phương Tây thì "có Chúa mới biết còn những gì trong đó."
Ly khai đang ngày càng vững chân, và chiến dịch quân sự của họ hứa hẹn sẽ có nhiều thuận lợi nhờ vào khả năng ấy. Còn Ukraine, họ cần được hậu thuẫn nhiều hơn, nếu phương Tây thực sự còn muốn có một Ukraine rộng lớn thuần phục mình.
"Cơ hội dành cho tất cả" - ông Putin đã nói vậy. Nếu muốn ngừng bắn và chấm dứt khủng hoảng, tất nhiên mọi bên đều phải có thái độ tích cực. Nga đã tỏ ra tích cực khi giảm giá bán khí đốt, rút quân ở biên giới về nước. Và Nga cần sự hợp tác của phương Tây.Nhưng ngược lại, nếu không cùng nhau xuống thang căng thẳng, điều này đồng nghĩa với việc khi leo hết cái thang đó, sẽ là nội chiến Ukraine và Chiến tranh lạnh Nga - phương Tây.
Nếu điều này xảy ra, tất nhiên, cơ hội dành cho tất cả. Nga vẫn kiên trì đường lối của mình, bởi vùng đệm nối liền từ biên giới đến bán đảo Crimea là sống còn với địa chính trị của Nga ở Biển Đen và Đông Âu. Và nếu Mỹ muốn tranh giành điều đó, hãy tích cực hơn, hãy can thiệp, hậu thuẫn, viện trợ kinh tế và quân sự như cách Nga đã làm với ly khai.
Tổng thống Putin thực tế đã chơi bài ngửa: Nếu đã không muốn bắt tay thì hãy chơi đến cùng.
Đỗ Minh Tú
Theo Báo Đất Việt
Nga-Mỹ "đấu nhau", Trung Quốc đắc lợi Trừng phạt lẫn nhau khiến cả Nga và phương Tây khốn đốn trong khi Trung Quốc hưởng lợi. Nga hụt hơi Ngày 26/8, giới chức Nga cho biết nền kinh tế nước này đang trên bờ vực suy thoái do các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã hạ mức tăng trưởng của Nga xuống rất thấp và khiến lạm phát ở...