Thách thức hậu cần đối với EU khi tăng cường năng lực phòng thủ
Giới chuyên gia đánh giá châu Âu đang đứng trước một nhu cầu cấp bách về tăng cường khả năng phòng thủ song những thách thức về mặt hậu cần đang cản trở tiến trình này.
Đường ray của Đức được sử dụng để giúp vận chuyển các trang thiết bị quân sự. Ảnh: army.mil
Theo hãng tin Reuters, nếu các lực lượng thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) muốn vận chuyển xe tăng, xe tải và nguồn cung yếu phẩm bằng đường sắt tới tiền tuyến phía Đông, đây có thể là một trong những trở ngại hậu cần đầu tiên. Chính trở ngại này có thể khiến hoạt động vận chuyển trang thiết bị chậm gần 1 ngày.
“Thực tế đã được chứng minh rõ ràng rằng khi đi từ Ba Lan đến Litva, các trang thiết bị phải chuyển sang tuyến đường sắt khác vì Litva, Latvia, Estonia, Ukraine và Georgia vẫn sử dụng khổ đường ray cũ của Nga. Vì vậy, cần xây dựng bổ sung cơ sở hạ tầng trước khi tăng cường năng lực phòng thủ”, Ben Hodges – Cựu chỉ huy lực lượng lục quân Mỹ tại châu Âu – cho hay.
“Cái mà chúng ta học được từ cuộc xung đột Ukraine và Nga là chúng ta được nhắc nhở, cuộc chiến là một bài kiểm tra về mức độ sẵn sàng và hậu cần. Chúng ta không có đủ phương tiện cũng như cơ sở hạ tầng phù hợp có thể triển khai nhanh chóng lực lượng NATO ra khắp châu Âu. Công ty vận tải đường sắt Deutsche Bahn của Đức là tất cả những gì chúng ta dựa vào. Tuy nhiên, họ cũng chỉ có đủ số khoang để vận chuyển 1,5 lữ đoàn trong một thời điểm”, chuyên gia Ben nhận định.
Sau 25 năm tham gia chiến đấu trong các cuộc xung đột quân sự ở nước ngoài, ông Ben cho biết NATO cần thể hiện rằng liên minh này có thể phản ứng trước một mối đe dọa ngay biên giới.
Không chỉ tuyến đường sắt, đường bộ tại các nước thành viên ở miền Đông, cụ thể là đường xá đầy ổ gà, có thể gây ra một trở ngại khác cho việc triển khai quân nhanh chóng.
Theo Cục Thống kê Quốc gia Romania, đường cao tốc chỉ chiếm 5% hệ thống đường của Romania, trong khi 28% đường của nước này chỉ là sỏi và đất.
“Thông qua các cuộc tập trận trong vài năm qua, chúng tôi đã phát hiện ra rằng càng đi xa về phía đông, mọi thứ càng trở nên khó khăn hơn vì cơ sở hạ tầng không chắc chắn hoặc dư thừa. Không có nhiều cầu có thể chịu tải trọng của một chiếc xe tăng Abrams hiện đại hoặc Leopard”, chuyên gia Ben miêu tả.
EU đã phân bổ 1,6 tỷ euro (khoảng 1,64 tỷ USD) cho các dự án cơ động quân sự đến năm 2027. Tuy nhiên, theo ông Ben, số tiền đó là chưa đủ.
Trong khi đó, với lo ngại mình có thể là mục tiêu tiếp theo của Nga, Ba Lan đang nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng của mình. Một tuyến đường sắt cao tốc trị giá 6 tỷ USD dự kiến sẽ kết nối Warsaw với các thủ đô của vùng Baltic vào năm 2030.
Video đang HOT
Đây là một phần trong nỗ lực của Ba Lan nhằm cải thiện khả năng di chuyển dân sự và quân sự trên khắp trung tâm châu Âu. Hàng trăm kilomet đường sắt, đường cao tốc và những cây cầu mới đã được lên kế hoạch xây dựng.
Hậu quả khủng khiếp nếu quân Mỹ hiện diện ở Ukraine, trực tiếp đối đầu với Nga
Căng thẳng giữa Nga và Mỹ quanh vấn đề Ukraine dường như đang tiệm cận những điều đáng sợ nhất.
Phía Nga đã cảnh báo về hậu quả khủng khiếp nếu quân đội Mỹ hiện diện ở Ukraine, trực tiếp đối đầu với Nga.
Quân Mỹ kề sát biên giới Ukraine, sẵn sàng can thiệp
Gần đây các sĩ quan quân đội Mỹ đã được triển khai đến sát biên giới với Ukraine và họ tuyên bố sẵn sàng tiến quân vào Ukraine đối đầu với Nga nếu tình hình yêu cầu.
Cụ thể, CBS News đưa tin, các chỉ huy của Sư đoàn dù 101 thuộc Lục quân Mỹ đóng trên lãnh thổ Romania cách biên giới với Ukraine chỉ vài dặm đã tuyên bố họ sẵn sàng vượt biên giới để phản ứng lại bất cứ sự leo thang căng thẳng nào.
Lính vệ binh Ukraine bắn súng cối. Ảnh: AFP.
Trước thực tế đó, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov đã nói với tờ Newsweek rằng một động thái như vậy sẽ gây ra những hệ lụy thảm họa.
Đại sứ Antonov tuyên bố "chúng tôi đã chính thức chỉ cho các quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ rằng các tuyên bố mạnh miệng của các chỉ huy Lục quân Mỹ là không thể chấp nhận được".
Ông Antonov cũng cảnh báo rằng Moscow sẽ không ngồi yên trước các diễn biến đó. Ông nói: "Chúng tôi sẽ không dung thứ tình trạng gia tăng đe dọa quân sự lên biên giới Nga. Sự tham gia trực tiếp của quân đội Mỹ trong chiến sự sẽ dẫn tới các hậu quả thảm kịch".
Đại sứ Antonov lặp lại ý của Ngoại trưởng Nga Lavrov khi cho rằng "Washington đang ngày càng dính sâu vào xung đột ở Ukraine, biến lãnh thổ của đất nước này thành chiến trường đối đầu với Nga".
Đại sứ Antonov lập luận rằng Mỹ đã bày tỏ "khát khao gây ra một thất bại chiến lược" cho Nga. Ông Antonov nói, điều này được thể hiện rõ trong Chiến lược An ninh Quốc gia của Mỹ mới được Nhà Trắng công bố gần đây.
Trong văn bản 48 trang này, Nhà Trắng đã đề cập Nga nhiều hơn hẳn các nước khác. Chiến lược đã ca ngợi các nỗ lực của Mỹ sát cánh bên các đồng minh để giúp "biến chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine thành một thất bại chiến lược".
Bài học lịch sử và nhu cầu phải hạ nhiệt khẩn cấp
Trước thực trạng đối đầu Nga - Mỹ gia tăng đến mức độ chưa từng thấy kể từ sau Chiến tranh Lạnh, Đại sứ Antonov viện dẫn lịch sử để khẳng định nhu cầu phải giảm leo thang căng thẳng giữa 2 cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới để tránh đẩy hai bên tới bờ vực hủy diệt lẫn nhau.
Sáu thập kỷ trước, ở đỉnh cao Khủng hoảng Tên lửa hạt nhân Cuba năm 1962, Lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã gửi điện mật cho Tổng thống Mỹ John F. Kennedy để hối thúc đôi bên cùng giảm căng thẳng.
Bức điện đó của ông Khrushchev đã mở đường cho hai nhà lãnh đạo vượt qua khủng hoảng dù cho ngay ngày hôm sau, một máy bay trinh sát U-2 bị bắn hạ trên bầu trời Cuba, đồng thời hải quân Mỹ thả bom chìm khiến tàu ngầm Liên Xô suýt phóng ngư lôi hạt nhân vào đối phương.
Cuối cùng khủng hoảng được giải quyết khi Mỹ rút tên lửa khỏi Thổ Nhĩ Kỳ (cạnh Liên Xô) và Liên Xô rút tên lửa khỏi Cuba (gần Mỹ).
Trái với suy nghĩ của nhiều người, năm đó, chính phía Mỹ đã khiêu khích trước. Thời điểm đó, Liên Xô vẫn đứng sau Mỹ về vũ khí hạt nhân. Từ rất lâu trước khi ông Kennedy nhậm chức tổng thống vào tháng 1/1961, nhà lãnh đạo Xô viết Khrushchev đã cắt giảm chi tiêu quốc phòng của Liên Xô, dồn nguồn lực tài chính sang khu vực dân sự.
Trước tình thế đó, Tổng thống Mỹ Kennedy đã lập tức khởi động việc xây dựng sức mạnh quốc phòng cả hạt nhân lẫn thông thường trên quy mô lớn. Ông cho phép tiến hành cuộc đổ bộ vào vịnh Con Lợn ở Cuba để lật đổ chính quyền cách mạng tại đây vào tháng 4/1961 (nhưng cuộc đổ bộ đó đã bị đè bẹp).
Khi ấy phản ứng của ông Khrushchev là nhằm xoa dịu giới tướng lĩnh và bảo tồn các ưu tiên của mình về chi tiêu. Ông lựa chọn phương án bí mật lắp đặt tên lửa hạt nhân tầm ngắn trên lãnh thổ Cuba với tầm bắn vươn tới thủ đô Washington và New York. Nhà lãnh đạo Liên Xô nghĩ rằng với cách này, có thể vượt qua được sự áp đảo của Mỹ về hạt nhân mà không cần bước vào một cuộc chạy đua vũ trang tốn kém. Tuy nhiên, thực tế diễn biến khác với dự kiến của ông... và đòi hỏi các nỗ lực ngoại giao khéo léo, quyết liệt thì hai bên mới ngăn ngừa được nguy cơ chiến tranh hạt nhân trong gang tấc.
Tình hình Ukraine ngày nay nguy hiểm hơn cả khủng hoảng tên lửa Cuba
Khủng hoảng Ukraine ngày nay có nhiều điểm giống với tên lửa hạt nhân Cuba vào tháng 10/1962. Thế nhưng tình hình Ukraine hiện nay được đánh giá còn nguy hiểm hơn cuộc Khủng hoảng Cuba năm đó.
Đại sứ Antolov lưu ý, thời đó các nhà lãnh đạo Kennedy và Khrushchev có các kênh khác nhau giúp họ thoát khỏi nguy cơ một cuộc chiến tranh hủy diệt, nhưng hiện nay Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Biden không còn các kênh như thế nữa.
Một lần nữa nhà ngoại giao Nga cảnh báo tương lai hai nước Mỹ - Nga đang bất định và nếu một hai bên tiến xa hơn (sử dụng vũ khí hạt nhân) thì đó sẽ là sự dại dột.
Ukraine không phải là Cuba. Cuba nằm cách Mỹ chỉ có 145km. Còn Ukraine thì giáp với Nga và NATO. NATO không can dự vào khủng hoảng Cuba nhưng lại tham gia sâu trong vấn đề Ukraine.
Nga cũng không đồng nhất với Liên Xô. Năm 1962, Liên Xô chưa phải là siêu cường về hạt nhân, nhưng nay Nga thực sự là siêu cường hạt nhân. Ông Putin ý thức rất rõ điều đó.
Ngoài ra, ông Putin cũng không phải là ông Khrushchev. Cuộc khủng hoảng Cuba diễn ra trong thời gian ngắn (sau 13 ngày thì được giải quyết), còn khủng hoảng Ukraine đã bắt đầu từ lâu và chưa có dấu hiệu kết thúc.
Ông Khrushchev không muốn vướng vào một cuộc Thế chiến nữa chỉ vì vấn đề ở Cuba. Còn ông Putin có quyết tâm giành thắng lợi dài hạn ở Ukraine và ông tin tưởng vào điều đó.
Mới đây, tại cuộc họp của Câu lạc bộ thảo luận Valdai hôm 26/10, Tổng thống Nga Putin dự báo thế giới ngày càng bất định khi trật tự đơn cực do phương Tây thống trị đang đi đến hồi kết.
Ông Putin phát biểu: "Phía trước có lẽ là thập kỷ nguy hiểm, khó dự đoán nhất, và cũng là quan trọng nhất kể từ khi Thế chiến II kết thúc".
Nhà lãnh đạo Nga lưu ý rằng khối quân sự NATO đã phớt lờ các quan ngại an ninh của Moscow, chính điều này khiến cho khủng hoảng Ukraine không thể tránh được. Ông cảnh báo, "kẻ gieo gió sẽ gặt bão" và cuộc khủng hoảng Ukraine đã lên tới tầm "toàn cầu thực sự"./.
Nổ lớn trên cầu Crimea, Moscow xác nhận một đoạn cầu bị cháy, sụp Trưa 8.10 (giờ Việt Nam), báo đài Nga đưa tin vụ nổ đã xảy ra trên cầu Crimea, gây hỏa hoạn ở phần đường ray xe lửa và khiến một đoạn cầu bị sụp. Đoạn cầu Crimea bốc cháy ngùn ngụt. Ảnh CHỤP TỪ BNO NEWS Những hình ảnh cho thấy các toa tàu hỏa bốc cháy ngùn ngụt, tỏa khói đen có...