Thách thức hành trình giữ sự sống bằng ECMO di động (Mobile ECMO)
Bệnh viện 175 (TPHCM) đã dùng Mobile ECMO (ECMO di động) đón nhiều sản phụ sau sinh mắc Covid-19 nguy kịch từ bệnh viện phụ sản tuyến dưới về.
Hiện các bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục, mẹ tròn con vuông chờ ngày đoàn tụ.
Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn – Giám Đốc Bệnh viện Quân Y 175 chúc mừng sản phụ Thảo Trinh vượt cửa tử.
Trước hiện trạng bệnh nhân Covid-19 diễn biến nặng, nguy kịch cần áp dụng kỹ thuật cao ngày càng nhiều, kỹ thuật ECMO ra đời đã trực tiếp cứu sống được nhiều người bệnh nặng không đáp ứng với điều trị chuẩn. Vì vậy, đây được xem là phương án cuối cùng trong điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng. Bình thường kỹ thuật ECMO chỉ được tiến hành tại chỗ, ở những nơi có đủ điều kiện trang thiết bị cơ sở vật chất máy móc, ánh sáng… Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh không thể vận chuyển, bắt buộc phải di chuyển cả ekip (con người, trang thiết bị, máy móc,..) đến một nơi chưa thực hiện ECMO để làm. Khi đến những nơi như thế cần có sự phối kết hợp với y tế tại chỗ thật tốt, bởi cán bộ y tế tại đây chưa được tập huấn về ECMO đồng thời trang thiết bị tại chỗ chưa đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện để đặt ECMO.
Thách thức và yêu cầu nghiêm ngặt trong tiến hành ECMO di động
Trên thực tế, quá trình thực hiện Mobile ECMO (ECMO di động) vận chuyển người bệnh nguy kịch từ bệnh viện tuyến dưới đến Trung tâm Điều trị Bệnh nhân Covid-19 mức độ nặng để dùng ECMO cần thực hiện nhiều bước quan trọng. Theo chia sẻ của Thượng tá, Bác sĩ Vũ Đình Ân, Phó Chủ nhiệm Khoa Hồi sức Tích cực, kiêm Phó Giám đốc Trung Tâm Điều trị Covid, Bệnh viện 175, khi tiến hành một ca ECMO di động cần: ” Tiến hành hội chuẩn online tình trạng bệnh nhân, tình trạng cơ sở vật chất tại chỗ, nơi bệnh nhân đang điều trị . Đồng thời lên phương án vận chuyển kỹ càng, tuân thủ nghiêm ngặt; sử dụng xe tiêu chuẩn cao, đầy đủ thiết bị, sạc pin ECMO phải đảm bảo tuyệt đối không xảy ra trục trặc gì trong quá trình vận chuyển bệnh nhân. Đội ngũ y bác sĩ phải chuyên nghiệp, tập huấn nhiều lần, triển khai nhiều phương án. Khi đến nơi phải có sự kết hợp với cơ sở y tế tại chỗ. Trong suốt quá trình chuyển bệnh, hệ thống máy móc đi cùng bệnh nhân phải đảm bảo hoạt động ổn định liên tục. Chỉ một sự cố nhỏ bệnh nhân sẽ tử vong ngay”.
ECMO di động là phương án cuối cùng để cứu sống bệnh nhân, đặc biệt là sản phụ sau sinh mắc Covid-19 nguy kịch khi bắt buộc phải vận chuyển liên bệnh viện từ tuyến dưới về Trung tâm Điều trị bệnh nhân Covid-19 bệnh nhân nặng của Bệnh viện Quân Y 175.
Video đang HOT
Trường hợp sản phụ N.T.H là một ví dụ, sau 8 ngày thực hiện mổ bắt con tại Bệnh viện Trưng Vương, bệnh nhân diễn biến nặng hơn, nguy cơ tử vong rất cao, tiên lượng xấu. Ngay khi nhận được đề nghị từ Bệnh viện Trưng Vương, Trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19 Bệnh viện Quân y 175 đã hội chẩn và nhanh chóng sang tiếp nhận hỗ trợ bệnh nhân ngay trong đêm.
Điều đáng nói, ngoài mắc Covid-19 bệnh nhân này còn bị phổi nhiễm trùng. Chính vì vậy bệnh nhân hoàn toàn phụ thuộc vào ECMO, bắt buộc khi chuyển viện ekip Bệnh viện 175 phải sử dụng ECMO di động. Bác sĩ Vũ Đình Ân nhận định với trường này, khi tiến hành ECMO di động, chỉ một sơ suất nhỏ có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc nhất. Hiện bệnh nhân đang hồi phục tích cực, chờ ngày xuất viện về đoàn tụ cùng con.
Các y bác sĩ Trung tâm điều trị bệnh nhân nặng Covid-19, Bệnh viện Quân Y 175 đang tiến hành kỹ thuật ECMO cho bệnh nhân.
Biến chứng rối loạn đông máu ở thai phục khi thực hiện ECMO
Thực hiện ECMO di động đối với bệnh nhân đã khó, ECMO di động đối với các bệnh nhân là thai phụ càng phức tạp hơn. Theo bác sĩ Vũ Đình Ân, bản thân bệnh Covid-19 đã gây biến chứng huyết khối nhiều cơ quan trong cơ thể. Sản phụ sau sinh em bé thường có thêm bệnh lý tăng đông, rối loạn đông máu sau sinh. Chính nguy cơ này góp phần đặt thêm khó khăn và mức độ nguy hiểm khi thực hiện ECMO và ECMO di động.
Trường hợp sản phụ N.T.T.H cũng là một ca nặng phức tạp. Sau hội chuẩn, các bác sĩ buộc phải sử dụng ECMO để cứu tính mạng bệnh nhân. Tuy nhiên, việc điều chỉnh rối loạn đông máu với ECMO cực kỳ khó khăn. Nếu điều chỉnh không chuẩn, máu đông sẽ làm tắt lưu thông, bệnh nhân sẽ tử vong lập tức. Trong khi nếu máu loãng thì bệnh nhân lại bị chảy máu ở vết mổ, không thể cầm máu. Trong quá trình triển khai ECMO, bệnh nhân chảy máu rất nhiều. Ekip của bác sĩ Ân đã phải hai lần tổ chức phẫu thuật lớn với ekip gồm nhiều bác sĩ sản khoa, ngoại tiêu hóa chuyên môn cao để mổ ổ bụng để cầm máu. Đã có những lúc, hi vọng sống của bệnh nhân tưởng chừng bằng 0. Thậm chí, các chuyên gia và ekip đã tính tới phương án cuối cùng mất quả lọc quả phổi tắc thì bỏ thay quả lọc khác để giữ lấy tính mạng, cố gắng đưa chỉ số đông máu về bình thường để hạn chế chảy máu nhưng bệnh nhân vẫn bị chảy máu. Trước tình trạng khẩn cấp đó, hội đồng phẫu thuật đã quyết định mở ổ bụng 2 lần để kiểm tra những mạch máu lớn, nỗ lực khâu và cầm máu.
Đây cũng là một trong những trường hợp thoát cửa tử gang tấc nhờ cải tiến ECMO tách đôi của y bác sĩ Bệnh viện 175. Với sự quyết tâm của cả ekip, bệnh nhân đã thoát cửa tử một cách hi hữu. Hiện chị H chỉ lệ thuộc máy thở một ít, đã qua giai đoạn nguy hiểm.
Các bệnh nhân sau khi được ECMO di động tuyến dưới về Bệnh viện Quân Y 175 đang đã qua giai đoạn nguy kịch.
Huyết khối và ECMO lần hai cho thai phụ
Bên cạnh rối loạn đông máu, vấn đề huyết khối phổi cũng gây ra nhiều thách thức cho các y bác sĩ khi thực hiện ECMO. Trường hợp bệnh nhân L.T.T.T là một diễn biến bệnh bất ngờ và không ứng biến kịp. Sau khi điều trị ECMO bệnh nhân cải thiện tốt, bất ngờ tới giai đoạn cai ECMO bệnh nhân bắt đầu xuất hiện huyết khối phổi khiến bệnh nhân hoàn toàn nguy kịch lại như ban đầu sau hơn mười ngày ECMO. Theo phác đồ điều trị, các y bác sĩ Bệnh viện 175 quyết định tiến hành chạy ECMO lại lần hai cho bệnh nhân. Với sự theo dõi không ngừng nghỉ, nỗ lực và quyết tâm của ekip, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch lần hai với hi vọng phục hồi ngày càng tốt hơn.
Số lượng bệnh nhân nặng chuyển tới Trung tâm Điều trị Bệnh nhân Covid-19 mức độ nặng cần ECMO rất nhiều nhưng số lượng máy ECMO lại rất khan hiếm. Hiện Trung tâm Điều trị bệnh nhân Covid -19 nặng và vừa, Bệnh viện Quân Y 175 chỉ có 3 máy ECMO trong đó có dòng máy Terumo (có thể tách đôi được) có 2 máy. Với sáng kiến tách đôi, với 3 máy hiện có Trung tâm có thể chạy được ECMO cho 5 ca bệnh liên tục tuy nhiên mục tiêu chiến lược chính vẫn là ngăn chặn sự chuyển nặng, giảm thiểu nguy kịch, phấn đấu cao nhất, cứu nhiều nhất số lượng bệnh nhân nhất có thể.
Chỉ trong vòng gần 2 tháng thành lập, từ ngày 18/7, Trung tâm Điều trị Bệnh nhân Covid mức độ nặng, Bệnh viện 175 đã tiếp nhận 980 ca bệnh, số ca chữa khỏi xuất viện đến thời điểm hiện tại là 479 ca chiếm 49%, số ca nặng chuyển nhẹ 77 ca, số ca thở máy giảm nhẹ hiện là 170 ca. Đặc biệt, trong các ca bệnh nhân là sản phụ sau sinh mắc Covid-19 mức độ nguy kịch thì đã có sản phụ T.T người từng chia đôi máy ECMO cuối cùng tại trung tâm đã được xuất viện. Đây là những kỳ tích vô cùng tự hào, được biết những ca ECMO khác đang điều trị khác đang dần hồi phục tích cực đầy phấn khởi.
Bác sĩ thiết kế cho hai bệnh nhân Covid-19 dùng chung máy ECMO
Thai phụ mắc Covid-19 rơi vào tình trạng nguy kịch. Trong điều kiện hết máy ECMO, các bác sĩ đã thiết kế cho cả hai bệnh nhân cùng sử dụng một thiết bị.
Chị T.H. (33 tuổi) mang thai 33 tuần mắc Covid-19 và được phẫu thuật bắt con tại Bệnh viện Từ Dũ. Sau mổ, tình trạng sức khỏe của sản phụ nguy kịch, nguy cơ ảnh hưởng tính mạng.
Khuya 8/8, các bác sĩ quyết định chuyển chị đến Trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19 của Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng).
Sau khi hội chẩn cùng các chuyên gia của Bộ Y tế, Sở Y tế TP.HCM cùng chuyên gia ICU của Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân được chỉ định can thiệp oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO).
Thời điểm này, Trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19 chỉ có 2 máy Cardiohepl và Terumo và đã sử dụng cho 2 bệnh nhân nguy kịch khác. Tuy nhiên, nếu không dùng kỹ thuật ECMO, sản phụ có tiên lượng tử vong cao. Lúc này, chỉ số SpO2 của sản phụ H. chỉ còn 80%.
Các bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 thực hiện kỹ thuật ECMO cho bệnh nhân Covid-19. Ảnh: Văn Chính.
Sau khi tham vấn các kỹ sư hàng đầu về máy, ê-kíp hồi sức gồm thượng úy Nguyễn Cảnh Chung, thiếu tá Diệp Hồng Kháng, thượng tá Vũ Đình Ân quyết định thực hiện can thiệp ECMO cho sản phụ bằng cách chia sẻ máy ECMO từ một bệnh nhân khác đang sử dụng.
Sau hơn một giờ chuẩn bị và 30 phút can thiệp ECMO thành công, hai bệnh nhân được duy trì ổn định các thông số máy ECMO. Sản phụ H. cải thiện rõ rệt chỉ số SpO2 và tăng lên 96-98%.
Thượng úy, bác sĩ Nguyễn Cảnh Chung cho biết tất cả bệnh nhân được can thiệp ECMO tại đơn vị này đều là sản phụ. Bệnh nhân H. là trường hợp thứ 3 được thực hiện kỹ thuật này.
"Với sản phụ này, nếu chúng tôi không thực hiện ECMO, chắc chắn bệnh nhân sẽ tử vong. Với sáng tạo thành công này, chúng tôi hy vọng sẽ cứu chữa được nhiều bệnh nhân Covid- 19 nặng cần phải oxy hóa máu qua màng cơ thể", bác sĩ Chung chia sẻ.
Ngày về nhà của sản phụ từng 'chia đôi' chiếc máy ECMO cuối cùng Trên đường từ bệnh viện về nhà, sản phụ Thảo Trinh nhờ xe đưa sang nhà ông bà để được từ xa nhìn con trai đang say giấc, trong chốc lát. Đây là lần đầu tiên người mẹ 29 tuổi được gặp con, sau hơn một tháng sinh, sau đó hôn mê do Covid-19 chuyển nặng. Chồng Trinh cũng dương tính nCoV, điều...