Thách thức bủa vây nước Mỹ
Trong khi giới chuyên gia dự đoán số ca mắc Covid-19 ở Mỹ sẽ vượt Trung Quốc vào tháng 4 tới, theo số liệu do trường Đại học Johns Hopkins công bố ngày 27-3, Mỹ đã đứng đầu thế giới với hơn 85.000 ca, trong đó hơn 1.100 người tử vong.
Diễn biến khó lường này khiến chính trường và nền kinh tế Mỹ chao đảo, số lượng người thất nghiệp tăng cao kỷ lục. Các hệ thống chăm sóc sức khỏe ở ngay cả quốc gia phát triển nhất cũng đang bị quá tải – và dự đoán có khoảng 1,8 triệu người trên toàn thế giới có thể chết vì căn bệnh này trong năm nay.
Người dân xếp hàng bên ngoài Trung tâm Y tế Elmhurst ở Queens, New York, Mỹ để được xét nghiệm SARS-CoV-2. Ảnh: AFP
Vì sao Mỹ có số người nhiễm cao nhất thế giới?
Mỹ hiện có số ca nhiễm Covid-19 cao hơn bất cứ nước nào trên thế giới, với 85.500 người dương tính với SARS-CoV-2.
Theo số liệu mới nhất mà Đại học Johns Hopkins thu thập được, Mỹ hiện đã vượt Trung Quốc (gần 82.000 ca) và Italia (hơn 80.000 ca) về số ca nhiễm. Nhưng số ca tử vong ở Mỹ hiện là 1.200, hiện vẫn thấp hơn Trung Quốc (3.291) và Italia (8.215). Cột mốc nghiệt ngã này xảy ra vào lúc Tổng thống Donald Trump dự đoán nước Mỹ sẽ hoạt động trở lại “nhanh chóng”. Khi được hỏi về con số tăng vọt này trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng rạng sáng 27-3 (giờ Việt Nam), ông Trump nói đó là do “số lượng lớn các cuộc xét nghiệm mà chúng ta đang làm”. Phó Tổng thống Mike Pence nói, hiện các bộ xét nghiệm đã được cung cấp cho 50 bang của Mỹ và đã có 552.000 xét nghiệm được thực hiện. Ông Trump cũng tỏ ra nghi ngờ số liệu của Trung Quốc. Ông nói với các phóng viên: “Quý vị không biết số liệu thực tế ở Trung Quốc là bao nhiêu”.
Trong khi đó, các chuyên gia cảnh báo, dịch bệnh này sẽ tiếp tục tồi tệ hơn ở quốc gia đông dân thứ 3 trên thế giới này với số ca nhiễm tăng nhanh hàng ngày. Theo nghiên cứu của trường đại học Washington, Mỹ sẽ có khoảng 38.000-162.000 người tử vong trong vòng 4 tháng tới bởi dịch Covid-19 và các bệnh viện có thể sẽ bị quá tải vào tuần thứ 2 của tháng 4. Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin NBC News, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell cho rằng, Mỹ “rất có thể rơi vào suy thoái”, nhưng tiến trình kiểm soát sự lây lan của dịch sẽ quyết định đến thời điểm nền kinh tế số 1 thế giới này có thể mở cửa trở lại hoàn toàn.
Những con số này làm bùng lên những chỉ trích từ các quan chức y tế nhằm vào tuyên bố của Tổng thống Trump về việc cân nhắc nới lỏng biện pháp giữ khoảng cách xã hội và đưa người lao động quay trở lại làm việc. Giới chuyên gia cho rằng, những thông điệp trái chiều của Nhà Trắng về quy mô, mức độ của dịch bệnh cũng như các biện pháp đối với dịch bệnh dẫn đến việc thực hiện không thống nhất các biện pháp đối phó với mối đe dọa sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng này.
Bầu cử tổng thống liệu có bị hoãn?
Nhiều cuộc bầu cử ở các nước đã bị hoãn. Các giải đấu thể thao lùi vô thời hạn. Ngay cả Olympic 2020 cũng chính thức hoãn đến năm 2021. Và trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh đang phức tạp ở Mỹ, đã có nhiều nguồn tin nói về khả năng hoãn bầu cử Tổng thống được chờ đợi vào tháng 11 tới.
Hồi đầu tuần trước, người đứng đầu cơ quan y tế bang Ohio, bác sĩ Amy Acton, đã hoãn cuộc bầu cử sơ bộ bang, theo kế hoạch diễn ra ngày 17-3 sau khi được Thống đốc Mike DeWine và Tòa án Tối cao tiểu bang chấp thuận. Theo luật, quyết định trì hoãn cuộc bầu cử này là đúng và có cơ sở. Tuy nhiên, việc trì hoãn cuộc bầu cử sơ bộ của tiểu bang này có thể gây ra lo ngại rằng, các quan chức khác ở các tiểu bang khác, thậm chí cả Tổng thống Trump, có thể hành động tương tự.
Tuy nhiên, cho đến nay, ông Trump vẫn tỏ ra bất chấp khuyến cáo của các chuyên gia y tế công cộng bằng cách đề nghị người Mỹ quay trở lại làm việc để giúp kích thích nền kinh tế. Ngay cả khi nhà lãnh đạo này muốn trì hoãn cuộc bầu cử vào tháng 11, quyết định cũng không nằm trong tầm tay. Theo luật, một quyết định hủy bỏ bầu cử chỉ có thể xảy ra khi được Quốc hội Mỹ thông qua. Nếu đảng Cộng hòa muốn thay đổi luật này, họ sẽ cần phải vượt qua Hạ viện, nơi phe Dân chủ đang chiếm đa số. Nhưng khả năng này là rất mong manh. Trường hợp cuộc bầu cử năm 2020 bị hủy bỏ sẽ còn nhiều rối ren hơn. Kết quả có thể là một nhiệm kỳ gia hạn với Tổng thống Trump, và hậu quả dễ thấy nhất sẽ là sự hỗn loạn trong Nội các Mỹ.
Đã có nhiều ý kiến phản đối việc hoãn bầu cử. “Chúng ta thậm chí đã bỏ phiếu giữa cuộc Nội chiến. Chúng ta đã bỏ phiếu vào giữa Thế chiến I và II. Và vì vậy, ý tưởng hoãn bầu cử là không thể”, Joseph R. Biden Jr., một người ủng hộ đảng Dân chủ nói với AFP. Tuy nhiên, mối lo dịch bệnh đang khiến mọi việc không có gì là chắc chắn. Giới quan sát nhận định, mọi việc đều có thể xảy ra nhất là dưới sự điều hành nước Mỹ của ông Trump.
Video đang HOT
KHẢ ANH
Dịch COVID-19 tối 26-3: Số ca nhiễm toàn cầu lên hơn 487.000
Theo thống kê của ĐH Johns Hopkins (Mỹ), toàn thế giới đã có tổng cộng 487.648 ca nhiễm và 22.030 người tử vong trong đợt dịch bệnh từ virus corona chủng mới (COVID-19).
Đồ họa: NGỌC THÀNH
* Bản tin cập nhật lúc 21h20 ngày 26-3
Nga cho biết 1 nhân viên chính phủ, người có thể đã dương tính với virus, đang được cách ly, và tất cả đồng nghiệp của người đàn ông này đều được giám sát.
Matxcơva đã gửi kết quả xét nghiệm của nhân viên trên đi kiểm tra thêm, đồng thời khử trùng toàn bộ những nơi trong chính phủ người này từng đến gần đây.
Lebanon đặt giờ giới nghiêm
Lebanon sẽ áp dụng lệnh đóng cửa từ 19h hôm trước đến 5h sáng hôm sau, nhằm ngăn chặn virus lây lan, theo Bộ trưởng Thông tin Lebanon Manal Abdel Samad ngày 26-3. Ông Samad cho biết thông tin cụ thể về lệnh giới hạn sẽ được công bố sau.
Lebanon hiện có 368 ca nhiễm và 6 người tử vong vì COVID-19
Viện Y tế Quốc gia Hà Lan (RIVM) thông báo số ca nhiễm tại đây đã tăng 16% lên 7.431 ca trong ngày 25-3. Trong khi đó, nước này có 78 ca tử vong mới, nâng tổng số ca tử vong thành 434.
Bộ Y tế Thụy Sĩ cho biết đã yêu cầu tập đoàn nhà nước Swisscom cung cấp dữ liệu điện thoại di động của công dân trong vòng 1 ngày, nhằm đánh giá mức hiệu quả của các biện pháp giới hạn đi lại và ngăn virus lây lan.
Singapore xác nhận thêm 52 ca nhiễm, nâng tổng số ca lên 683 trong ngày 26-3.
Chính quyền Lombardy (Ý) thông báo số ca nhiễm tại đây đã tăng lên khoảng 2.500 ca trong ngày 26-3. "Con số hôm nay không được tốt, thật không may. Số lượng đã tăng mạnh so với những ngày trước", thống đốc Lombardy, ông Attilio Fontana phát biểu trước báo giới. Số ca nhiễm tại khu vực này, tính tới ngày 25-3, là 32.346.
Tính tới 1h sáng ngày 26-3 theo giờ địa phương, Mỹ đã có 999 người qua đời vì virus corona chủng mới, tiệm cận mốc 1.000 người. Theo Reuters, 1/3 số ca tử vong được ghi nhận tại tiểu bang New York, nơi được dự báo sẽ sớm đối diện với tình trạng thiếu giường bệnh và máy thở.
Các bệnh viện tại New York và các điểm nóng khác tại đây đang nỗ lực tiếp nhận dòng bệnh nhân đổ về.
Chính phủ Kazakhstan tuyên bố cấm công dân của 2 thành phố lớn nhất nước, Almaty và Nur-Sultan, rời khỏi nhà trừ khi đi làm và mua thực phẩm, thuốc men. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực từ ngày 28-3.
Kazakhstan sẽ đóng cửa tất cả các tuyến giao thông liên tỉnh, cũng như địa điểm công cộng tại Shymkent, thành phố lớn thứ 3 của nước này. Kazakhstan hiện có 100 ca nhiễm virus.
Nga tin kiềm chế được dịch trong 3 tháng
Phát biểu trên truyền hình ngày 26-3, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Nga có thể đánh bại virus corona chủng mới trong chưa đầy 3 tháng, nếu áp dụng các biện pháp mạnh tay như đình chỉ toàn bộ các chuyến bay đến và rời khỏi nước này từ ngày 27-3.
"Đây là những biện pháp bắt buộc và tạm thời. Nhưng chúng sẽ sớm kết thúc, nếu chúng càng hiệu quả và mạnh tay. Sau đó, khoảng thời gian này sẽ được rút ngắn lại.
Nhưng chỉ khi chúng ta thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại, và chắc chắn sẽ như vậy... tôi hi vọng có thể sớm hơn những gì bạn nói (tầm 2-3 tháng), ông Putin phát biểu trong một cuộc gặp với các doanh nhân hôm 26-3.
Người mặc đồ phòng hộ tại thủ đô Bangkok, Thái Lan ngày 25-3 - Ảnh: REUTERS
Mỹ phòng dịch trước, lo kinh tế sau
Mỹ "có thể rơi vào suy thoái", nhưng tiến trình kiểm soát virus corona chủng mới lan rộng mới quyết định đâu là thời điểm nền kinh tế Mỹ có thể mở cửa hoàn toàn trở lại, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell tuyên bố ngày 25-3.
Trả lời đài NBC, ông cho biết FED không chuyên về đại dịch và sẽ lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia.
"Mệnh lệnh đầu tiên cho giới kinh doanh sẽ là kiểm soát được sự lây lan của virus, sau đó mới là hồi phục hoạt động kinh tế", ông Powell nói.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
London đối diện "sóng thần" COVID-19
Giám đốc điều hành Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), ông Chris Hopson ngày 26-3 cho biết các bệnh viện ở thủ đô London đã quá tải bệnh nhân COVID-19. Trả lời đài phát thanh của BBC, ông Hopson cho biết các bệnh viện tại đây đã chứng kiến số lượng bệnh nhân có tình trạng nghiêm trọng "bùng nổ".
"Họ nói về những đợt sóng (bệnh nhân) nối tiếp nhau. Nhưng từ mà tôi quen dùng đó là những đợt sóng thần liên tiếp", ông Hopson miêu tả.
Theo số liệu mới nhất, Anh đã có 463 bệnh nhân tử vong vì virus corona chủng mới (SARS-CoV-2), trong khi số người nhiễm đã vượt con số 9.500.
Thành phố London chiếm 1/3 trên tổng số liệu của Anh, hãng tin AFP ghi nhận. Chính phủ nước này sẽ cung cấp thêm 4.000 giường bệnh dã chiến tại một trung tâm triển lãm ở London vào tuần sau để điều trị COVID-19.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
37 bác sĩ Ý qua đời vì COVID-19
Số bác sĩ tử vong vì COVID-19 ở Ý đã lên tới 37 người, theo Liên đoàn Chuyên gia Y tế Ý ngày 26-3. Theo thống kê của ĐH Johns Hopkins, số ca nhiễm tại Ý đã lên đến 74.386 trong khi số ca tử vong là 7.503.
Ngày 25-3, quốc gia này đã công bố các hình phạt mạnh tay nhằm ngăn chặn tốc độ lây lan của dịch bệnh, bao gồm cả mức án tù dành cho các đối tượng nhiễm virus và vi phạm lệnh cách ly.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
NGUYÊN HẠNH
Nối gót Italy, Tây Ban Nha phong tỏa 46 triệu dân Tây Ban Nha sẽ phong tỏa 46 triệu dân trong khuôn khổ lệnh tình trạng khẩn cấp kéo dài 15 ngày để chống lại virus corona, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cho biết hôm 14/3. Sau Italy, đến lượt Tây Ban Nha áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc, khi số ca nhiễm Covid-19 ở nước này tăng chóng mặt. Số...