Thách thức bủa vây kế hoạch cải tổ quân đội của ông Tập

Theo dõi VGT trên

Kế hoạch cải tổ lực lượng vũ trang của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang đối diện với nhiều thách thức, khi đụng chạm nhiều nhóm lợi ích lớn.

Thách thức bủa vây kế hoạch cải tổ quân đội của ông Tập - Hình 1

Chủ tịch Tập Cận Bình duyệt đội danh dự Trung Quốc. Ảnh: AP

Thị trường chứng khoán Trung Quốc hồi năm ngoái trượt dốc khiến nhà đầu tư hoảng sợ. Vậy nhưng trong bài phát biểu hồi tháng một, ông Tập không hề đề cập tới sự lo lắng về “ sức khỏe” của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Thay vào đó, ông hướng tới các binh lính Trung Quốc và nói về một thách thức khác: kế hoạch tái cấu trúc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) lớn nhất từ những năm 1950. Đây được xem là bản kế hoạch có thể khiến Mỹ và các đồng minh châu Á lo lắng, còn các cường quốc thế giới không mấy vui vẻ, theo Wall Street Journal.

“Chúng ta phải giải phóng tư tưởng và thay đổi cùng với thời đại”, ông Tập phát biểu trước một nhóm tướng lĩnh hôm 4/1. Theo ông Tập, họ không nên “mang giày mới để đi trên con đường cũ”.

4 ngày sau, chủ tịch Trung Quốc khởi động kế hoạch cải tổ, biến một quân đội theo mô hình Liên Xô cũ, tập trung vào bảo vệ Trung Quốc khỏi lực lượng xâm lược, sang mô hình lực lượng nhỏ gọn hơn, hiện đại hơn, có thể phô diễn sức mạnh xa ngoài biên giới. Bản kế hoạch, dự kiến được thực thi trước năm 2020, là một trong những cam kết tham vọng nhất và cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất của ông Tập.

Nếu thành công, nó có thể đặt nền móng cho Trung Quốc thực hiện các chiến dịch tác chiến quốc tế, tới những nơi như Trung Đông hay châu Phi. Nó cũng sẽ trở thành một cột mốc trong sự trỗi dậy của Trung Quốc sau thời gian tự cô lập, vốn bắt đầu từ triều Minh ở thế kỷ 15.

Kế hoạch này cũng có thể giúp Trung Quốc không chỉ thách thức thế độc tôn của Mỹ ở châu Á, mà còn có thể can thiệp quân sự ở nhiều nơi khác để bảo vệ các tuyến hàng hải, nguồn cung tài nguyên và Hoa kiều ở nước ngoài, như cách các cường quốc thế giới đang làm.

Nhóm lợi ích

Thách thức với ông Tập là ở chỗ kế hoạch cải tổ đánh vào trung tâm của một trong những nhóm lợi ích quyền lực nhất Trung Quốc.

Kế hoạch của Chủ tịch Tập “phức tạp và gây xáo trộn hơn nhiều những lần cải tổ trước, vốn thường chỉ mang tính chắp vá trong hệ thống hiện tại”, Yue Gang, một đại tá về hưu của PLA cho biết. “Nếu cải cách thất bại, bạn có thể mất đi sự tín nhiệm và phải nhận trách nhiệm, thậm chí là từ chức. Do đó việc này có rủi ro chính trị lớn”, ông cho biết.

Khi được WSJ đặt câu hỏi, Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định các cơ quan quản lý dân sự và quân đội đã có “những nghiên cứu kỹ lưỡng” để “đảm bảo sự chuyển đổi từ hệ thống cũ sang hệ thống mới diễn ra tốt đẹp, đảm bảo an ninh và ổn định của binh sĩ”.

Từ trước khi kế hoạch cải tổ của ông Tập được triển khai, PLA đã bắt đầu có những bước tiến ra nước ngoài. Các chiến hạm và tàu ngầm Trung Quốc được điều tới Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, trong khi nhiều thiết bị quân sự được lắp đặt trên các đảo nhân tạo phi pháp tại Biển Đông. Trung Quốc cũng nhiều lần thách thức các lực lượng hải quân Mỹ quanh bờ biển nước này.

Dù vậy, trong nội bộ, PLA gặp nhiều trở ngại bởi cấu trúc và tư tưởng có từ thời xưa, với lục quân chiếm thế áp đảo. Trước cải tổ, 70% binh sĩ và 7/11 thành viên Quân ủy Trung ương Trung Quốc xuất thân từ lục quân.

Theo bản kế hoạch mới, quân đội Trung Quốc sẽ chuyển trọng tâm sang đầu tư cho hải quân, không quân và các lực lượng tên lửa, vốn giữ vai trò thiết yếu để thực hiện tham vọng của ông Tập về thực thi “các tuyên bố chủ quyền” tại châu Á, và bảo vệ các lợi ích kinh tế ngày một lớn của Trung Quốc ở khắp thế giới.

Ông Tập làm việc đó bằng cách cho ra đời các nhánh chỉ huy mới, và hạ thấp vị thế của lục quân. Quyền lực từ các tướng lĩnh cấp cao bị thu hẹp với việc giải thể các cấu trúc chỉ huy, trong đó có 7 quân khu và 4 tổng cục của PLA.

Giờ đây ông Tập giữ quyền chỉ huy trực tiếp các chiến dịch chiến đấu. Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm 20/4 lần đầu gọi ông là tổng tư lệnh, khi ông mặc quân phục tới thăm một trung tâm chỉ huy tác chiến liên quân mới.

Thách thức bủa vây kế hoạch cải tổ quân đội của ông Tập - Hình 2

Ông Tập mặc quân phục thăm các sĩ quan, tướng lĩnh quân đội Trung Quốc. Ảnh:SCMP

Video đang HOT

Gánh nặng quân nhân giải ngũ

Quân số của PLA bị giảm từ 2,3 triệu xuống còn hai triệu người trong đợt cắt giảm lớn nhất hai thập kỷ qua. Những đợt cắt giảm này đã làm gia tăng thêm số lượng cựu binh của PLA, vốn đã lên tới ít nhất 6 triệu người. Hàng nghìn người trong số đó từng tham gia nhiều cuộc biểu tình có tổ chức bài bản những năm qua. Tháng 6 năm ngoái, một cuộc biểu tình như vậy diễn ra bên ngoài văn phòng Quân ủy Trung ương tại Bắc Kinh, để bày tỏ quan điểm rằng họ ít được hỗ trợ từ chính phủ.

Bắc Kinh đã lệnh cho các doanh nghiệp quốc doanh dành 5% việc làm mới cho cựu binh. Ngoài ra, Quốc hội Trung Quốc trong kỳ họp tháng ba đã cam kết chi 39,8 tỷ nhân dân tệ (6,1 tỷ USD) trong năm nay để hỗ trợ các binh sĩ phải giải ngũ, tăng 13% so với năm 2015.

Các quan chức hàng đầu quân đội Trung Quốc đã cảnh báo cấp dưới không bình luận về kế hoạch cải tổ. Dù vậy, theo WSJ, dấu hiệu bất đồng vẫn lộ rõ. PLA Daily, tờ báo chính của quân đội nước này, hồi tháng 11 đăng tải rồi sau đó gỡ bỏ một bài viết cảnh báo rằng nếu cuộc cải tổ “không được thực hiện một cách đúng đắn, nó có thể ảnh hưởng tới sự ổn định của quân đội, thậm chí toàn xã hội”.

Thiếu tướng về hưu Wang Hongguang, từng là phó tư lệnh một trong những quân khu của Trung Quốc, hồi tháng ba từng phát biểu với báo giới rằng, quan chức địa phương không thể hỗ trợ mọi binh sĩ bị giải ngũ. “Số tiền lên tới hàng trăm tỷ nhân dân tệ”, ông Wang nói, và cho biết thêm ngân sách quốc phòng cần tăng thêm hơn 10%. Ngày hôm sau, chính phủ Trung Quốc công bố ngân sách quốc phòng tăng 7,6%, thấp nhất trong 6 năm qua.

Thách thức bủa vây kế hoạch cải tổ quân đội của ông Tập - Hình 3

Quân số Trung Quốc qua các năm. Đồ họa: WSJ

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã mong muốn PLA có được sức mạnh hủy diệt tương tự như quân đội Mỹ trong Chiến tranh Vùng Vịnh 1991, các sĩ quan và sử gia quân sự Trung Quốc nhận định.

Ông Tập từng nói ông xem việc có được một năng lực tương xứng với Mỹ là thiết yếu để thực thi cái gọi là “Giấc mơ Trung Quốc” mà ông đề ra sau khi nhậm chức năm 2012.

Sách trắng quân sự Trung Quốc công bố năm ngoái khẳng định nhiệm vụ chiến lược mới của PLA là “bảo vệ an toàn các lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài”, được đặt trên các nhiệm vụ phòng thủ truyền thống. Bắc Kinh đã công bố kế hoạch xây căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài tại Djibouti, nơi cũng có căn cứ của Nhật và Mỹ. PLA cũng đã lập ra Văn phòng Tác chiến Nước ngoài như một phần trong kế hoạch cải tổ.

Trung Quốc phải thích nghi với một “cuộc cách mạng toàn cầu” về chiến tranh, bởi các mối đe dọa đối với các lợi ích của Trung Quốc ngày một gia tăng, thiếu tướng Chen Zhou, một chiến lược gia hàng đầu của PLA, lãnh đạo nhóm biên soạn sách trắng, khẳng định. Ông dẫn chứng việc hải quân Trung Quốc năm ngoái sơ tán công dân khỏi Yemen vì nội chiến tại nước này.

Tái cấu trúc và tìm việc làm cho 300.000 binh sĩ là một thách thức chưa từng có tiền lệ, tướng Chen nói. Nhưng “bất kỳ cuộc cách mạng nào đều phải trả giá”.

Củng cố quyền lực

Ông Tập trước hết phải củng cố sự kiểm soát của mình đối với quân đội, vốn từ lâu vẫn là trung tâm đối chọi quyền lực với các cơ quan dân sự Trung Quốc. Được thành lập năm 1927, PLA tạo thành xương sống trong cuộc cách mạng của đảng Cộng sản, đưa cố chủ tịch Mao Trạch Đông lên nắm quyền năm 1949. Suốt nhiều năm sau đó, các sĩ quan quân đội luôn giữ vị trí trung tâm trong hàng ngũ lãnh đạo của đảng.

Khi ông Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền năm 1978, ông bắt đầu cho phép quân đội làm kinh tế, với các hoạt động từ kinh doanh dược phẩm cho tới bất động sản. Dù vậy, đến năm 1998, do lo ngại về khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội, lãnh đạo Trung Quốc khi đó là ông Giang Trạch Dân bắt đầu hạn chế hoạt động kinh doanh của PLA, nhưng gia tăng ngân sách phân bổ.

Người kế nhiệm của ông Giang là ông Hồ Cẩm Đào được cho là gặp khó khăn trong việc khẳng định ảnh hưởng lên quân đội. Năm 2011, giới chức Mỹ nói rằng ông Hồ Cẩm Đào dường như không được biết việc quân đội cho bay thử nghiệm máy bay tàng hình mới, chỉ vài giờ trước khi ông gặp bộ trưởng quốc phòng Mỹ khi đó, Robert Gates.

Vụ việc làm dấy lên đồn đoán rằng những thành phần hiếu chiến trong lực lượng vũ trang Trung Quốc đã ảnh hưởng ngày một lớn tới chính sách đối ngoại Trung Quốc. Các quan chức Trung Quốc từ chối bình luận về vấn đề này.

Nạn tham nhũng cũng lan tràn trong quân đội Trung Quốc, đặc biệt là nạn mua bán cấp bậc. Để có được “lon” cấp tướng, một người phải chi ít nhất 10 triệu nhân dân tệ (1,5 triệu USD) nhưng sẽ thu về được nhiều hơn thế thông qua tham nhũng, các quan chức nước này cho biết, theo WSJ.

Ông Tập đang thể hiện rõ mong muốn nắm chắc quân đội trong tay. Vũ khí chính của ông là chiến dịch chống tham nhũng toàn quốc, với ít nhất 41 vị tướng đương nhiệm bị bắt hoặc kết tội từ năm 2013. Nạn tham nhũng lan tràn đến độ bằng chứng từ các cuộc điều tra giờ như thanh gươm “treo lơ lửng trên đầu bất kỳ sĩ quan nào dại dột chất vấn” kế hoạch của ông Tập, James Mulvenon, chuyên gia quân sự Trung Quốc tại hãng nghiên cứu Defense Group Inc., nói.

Hồi tháng một, ông Tập đã giải tán 4 tổng cục của PLA – phụ trách chính trị, hậu cần, vũ khí và bộ tổng tham mưu – nơi vẫn được xem như lãnh địa của các tướng lĩnh hàng đầu. Thay thế cho 4 tổng cục là 15 văn phòng có quyền lực hạn chế hơn trực thuộc sự lãnh đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương. Việc này giúp ông Tập giám sát mọi việc, từ mua sắm quân bị cho tới tình báo.

Từ ngày 1/2, ông Tập đi bước tiếp theo, xóa bỏ 7 quân khu của Trung Quốc, những nơi PLA xem như vương quốc thu nhỏ, với trường học, bệnh viện, khách sạn và cơ quan truyền thông riêng. Không ít cơ quan đó giúp họ kiếm tiền. Chính các quân khu này đã chống đối sự giám sát từ trung ương, và tập trung nhiều hơn vào quản lý nội bộ thay vì sẵn sàng chiến đấu.

Các đơn vị không chiến đấu của quân đội, như báo chí, ca múa nhạc, văn nghệ, các đội tuyên truyền PLA lập ra những năm 1930 đều bị sáp nhập hoặc giảm biên chế.

7 quân khu bị thay thế bằng 5 chiến lược khu, được thiết kế để có những sự phân định ranh giới linh hoạt hơn, và tập trung nhiều hơn vào hoạch định sức mạnh ra bên ngoài, một số quan chức trong quân đội tiết lộ. Người đứng đầu mỗi chiến lược khu có quyền chỉ huy tác chiến trực tiếp hơn đối với mọi lực lượng hải, lục, không quân cùng các lực lượng tên lửa thông thường trong khu vực. Mô hình này tương tự các bộ chỉ huy vùng tại Mỹ, các chuyên gia cho biết.

“Việc này giúp cải thiện thời gian phản ứng và mức độ hiệu quả”, Phillip Saunders, một chuyên gia về PLA tại Đại học Quốc phòng Mỹ, nhận xét. “Họ đã nghiên cứu cách Mỹ chiến đấu và thấy nhiều lợi ích từ các lực lượng hỗn hợp”, chuyên gia này nói, và cho biết thêm rằng Mỹ đã mất 15-20 năm để “thực sự đưa tất cả vào đúng vị trí”.

Thách thức bủa vây kế hoạch cải tổ quân đội của ông Tập - Hình 4

Các chiến lược khu của Trung Quốc. Đồ họa: WSJ

Ông Tập dường như đã có những nhượng bộ, khi bổ nhiệm các quan chức của lục quân đứng đầu toàn bộ các chiến lược khu mới, mặc dù có thể có những thay đổi nhân sự tiếp theo trong tương lai.

Để giảm thẩm quyền của lục quân, ông Tập lập ra Bộ Tổng chỉ huy lục quân mới, chỉ kiểm soát các lực lượng trên bộ, một lực lượng tên lửa, một lực lượng Hỗ trợ Chiến lược kết hợp các năng lực trong không gian, trên mạng máy tính và tác chiến điện tử. Hầu hết các đơn vị này vốn cũng do lục quân kiểm soát.

Sự bố trí này khiến lục quân có vị thế ngang bằng các lực lượng khác, dù từng có vị thế cao hơn. Những lực lượng khác sẽ có tiếng nói mạnh mẽ hơn về ngân sách và tác chiến. Các lực lượng trên bộ cũng sẽ là đối tượng bị cắt giảm quân số nhiều nhất.

Một số sĩ quan ủng hộ những thay đổi của ông Tập, nhất là các chỉ huy tác chiến – những người tức giận trước nạn tham nhũng. Trong khi đó, sự phản đối đến từ những tướng lĩnh từng kiểm soát ngân sách lớn, và giờ chỉ còn lãnh đạo một văn phòng ít quyền lực. Các sĩ quan cấp cao giờ cũng khó “kiếm chác” thu nhập ngoài lương, và mất đi các ưu đãi như được sử dụng ôtô hạng sang.

“Một số cán bộ cao cấp có thể cảm thấy: ‘Tôi từng là một chỉ huy, tôi là một vị tướng, tôi kiểm soát một khu vực quân sự, nhưng sau những cắt giảm này, tôi chẳng còn chỉ huy bất kỳ ai’”, tướng Xu Guangyu, cựu phó chủ tịch Viện Quốc phòng PLA, nói.

Hoàng Nguyên

Theo VNE

4 lý do khiến Trung Quốc kìm hãm tăng chi tiêu quân sự

Kinh tế suy giảm, những khó khăn trong quá trình hiện đại hóa và cải tổ quân đội có thể là lý do khiến Trung Quốc giảm bớt đầu tư cho lực lượng vũ trang.

4 lý do khiến Trung Quốc kìm hãm tăng chi tiêu quân sự - Hình 1

Binh sĩ Trung Quốc trong một khóa huấn luyện. Ảnh: BusinessInsider

Mới đây, Trung Quốc bất ngờ tuyên bố ngân sách quốc phòng của nước này chỉ tăng ở mức 7,6%, mức tăng thấp nhất kể từ 2010 đến nay, trái với dự đoán 20% của nhiều chuyên gia và quan sát viên quốc tế trước đó, theo National Interest.

Theo chuyên gia Harry Kazianis tại Trung tâm Lợi ích Quốc gia Mỹ, cựu tổng biên tập tờ Diplomat, trong suốt một thập kỷ qua, dư luận quốc tế rất quan tâm đến ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh, trong bối cảnh nước này đang mạnh tay chi tiêu để tăng cường năng lực quân sự nhằm cạnh tranh ảnh hưởng toàn cầu với Mỹ, nền kinh tế duy nhất trên thế giới đang đứng trên Trung Quốc.

Giữa lúc Trung Quốc đang rất muốn cán cân quyền lực và ảnh hưởng ở khu vực Đông Á nghiêng hẳn về phía mình, việc nước này giảm tốc độ tăng ngân sách quốc phòng khiến không ít người cảm thấy khó hiểu. Tuy nhiên, chuyên gia Kazianis chỉ ra rằng Bắc Kinh hiện nay có 4 lý do quan trọng buộc phải kìm hãm tốc độ tăng chi tiêu quân sự.

Lý do thứ nhất khiến Trung Quốc phải đặt mức tăng ngân sách cho quốc phòng ở mức khiêm tốn sau nhiều năm liên tiếp giữ ở mức hai con số là do kinh tế nước này đang giảm dần tốc độ tăng trưởng. Trong năm 2015, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã phải trải qua những thời điểm vật lộn tưởng chừng như đổ vỡ, buộc Bắc Kinh phải chi ra hàng tỷ USD để giữ ổn định đồng tiền.

Cùng lúc đó, Trung Quốc cũng đang nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế, tập trung vào tiêu thụ nội địa và ngành dịch vụ, phát triển các thương hiệu toàn cầu để xóa bỏ định kiến "công xưởng của thế giới" trong lúc lực lượng nhân công giá rẻ của nước này đang ngày càng già đi và đòi hỏi mức lương cao hơn. Những bài học lịch sử đã chỉ ra rằng một cuộc tái cấu trúc nền kinh tế quy mô lớn không thể đi kèm với việc vung tiền mua sắm các trang bị, vũ khí quân sự đắt tiền, bởi điều đó có thể dẫn tới kết cục không mấy tốt đẹp, theo ông Kazianis.

Lý do thứ hai, Trung Quốc về cơ bản đã đạt được một trong những mục tiêu quan trọng nhất của chiến lược hiện đại hóa quân đội, đó là có thể thách thức khả năng can thiệp của Mỹ và đồng minh vào bất cứ nơi nào mà nước này coi là "lợi ích cốt lõi", chẳng hạn như vấn đề Đài Loan, Biển Đông hay biển Hoa Đông.

Các chiến lược gia quân sự Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có vẻ rất hài lòng khi tuyên bố rằng họ có thể gây ra thiệt hại nặng nề cho bất cứ lực lượng quân sự nào trên thế giới trên không hoặc trên biển nếu các cuộc xung đột xảy ra ở những khu vực được coi là rất quan trọng đối với Bắc Kinh.

Từ lâu, Trung Quốc đã kiên trì theo đuổi chiến lược quân sự chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD) và xây dựng một thế trận phòng thủ ngày càng lớn hơn, vươn xa hơn bằng các loại chiến đấu cơ, tên lửa, tàu ngầm hiện đại. Nhờ sự đầu tư lớn vào công nghệ tên lửa, đặc biệt là tên lửa diệt hạm tầm xa, giờ đây các chỉ huy quân sự Mỹ sẽ phải cân nhắc rất kỹ về nguy cơ thiệt hại nặng khi điều tàu sân bay, tàu chiến và máy bay tới những vùng biển xung quanh Trung Quốc.

Theo các chuyên gia phân tích, đây chính là đòn "thắng mà không cần đánh" bằng cách gây áp lực tâm lý lớn lên đối phương ngay từ đầu của Bắc Kinh. Với một số lượng lớn thủy lôi, tên lửa, tàu ngầm và các khẩu đội phòng không được bố trí dày đặc xung quanh các vùng biển gần, việc Trung Quốc có thể lấn ép "chuỗi đảo thứ nhất" và vươn tới "chuỗi đảo thứ hai", đẩy lực lượng của Mỹ và đồng minh ngày càng xa bờ biển của mình chỉ còn là vấn đề thời gian, theo Kazianis.

4 lý do khiến Trung Quốc kìm hãm tăng chi tiêu quân sự - Hình 2

Chủ tịch Tập Cận Bình đến thăm một đơn vị quân đội Trung Quốc năm 2014. Ảnh:News.cn

Tuy nhiên, sản xuất ra các loại vũ khí, khí tài hiện đại không đồng nghĩa với việc chiến thắng ngay lập tức trong các cuộc chiến. Các binh sĩ Trung Quốc cần thời gian để được hướng dẫn, huấn luyện, làm quen với các loại vũ khí này, và họ sẽ không liều lĩnh bắn đi quả tên lửa diệt hạm nhiều triệu USD nếu chưa nắm vững quy trình tiêu diệt mục tiêu. Bởi vậy, Kazianis cho rằng đây là lúc Trung Quốc dừng lại một chút để "lấy hơi", để quân đội có thể bắt kịp và nâng cao hiệu năng sử dụng các loại vũ khí.

Trong hơn 30 năm qua, quân đội nước này chưa từng tham gia bất cứ trận chiến lớn nào, trong khi quân đội Mỹ liên tục được tôi rèn qua một loạt cuộc chiến trên khắp thế giới. Trong chiến tranh, khí tài rất quan trọng, nhưng vai trò của những con người sử dụng khí tài đó còn quan trọng hơn gấp bội, các chuyên gia nhận định.

Thứ ba, mục tiêu tiếp theo của quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc mới là bước khó khăn nhất và cần phải được chuẩn bị thật kỹ lưỡng về tiềm lực, đó là phát triển một lực lượng tác chiến toàn cầu thực sự. Chi phí cho việc triển khai lực lượng trên toàn cầu không hề rẻ, và phải mất nhiều thập kỷ mới có thể hiện thực hóa được.

Các tướng lĩnh Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng rằng vào năm 2049, dịp kỷ niệm 100 năm quốc khánh nước này, PLA sẽ trở thành một đội quân chiến đấu đáng tin cậy có thể triển khai lực lượng trên toàn thế giới. Thế nhưng tham vọng này gắn liền với những đòi hỏi rất lớn về nhân lực và vật lực, và tất cả đều cần đến tiền.

Chẳng hạn như để có thể đáp ứng được tiêu chuẩn tối thiểu của một lực lượng toàn cầu, Trung Quốc sẽ phải chế tạo nhiều cụm tàu sân bay chiến đấu có thể bảo vệ lợi ích ngày càng lớn của nước này trên khắp thế giới. Ngoài tàu Liêu Ninh bị các tướng lĩnh Mỹ coi là "phế phẩm" và một con tàu đang đóng có thiết kế tương tự, Trung Quốc sẽ phải sở hữu thêm nhiều tàu sân bay nữa, những con tàu phải có hệ thống phóng máy bay tương đương như hàng không mẫu hạm của Mỹ.

Trung Quốc sẽ phải thử nghiệm những con tàu đó trong nhiều năm, đào tạo một đội ngũ phi công nòng cốt đáng tin cậy để điều khiển chiến đấu cơ trên các tàu sân bay, và đó mới chỉ là bước khởi đầu. Họ còn phải phát triển các tàu hộ tống, tàu khu trục, tàu tuần dương và hậu cần để đi theo bảo vệ tàu sâu bay, cùng các hệ thống phòng thủ tên lửa, tác chiến chống ngầm đáng tin cậy và nhiều thứ khác. Đó là chưa tính đến hệ thống các cảng biển cần thiết để tiếp tế cho các hạm đội này. Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang suy giảm, việc vung tiền đầu tư cho những khí tài quá lớn này có lẽ là quá sức với Bắc Kinh, và mục tiêu đó phải được đẩy lùi thêm một chút, theo Kazianis.

4 lý do khiến Trung Quốc kìm hãm tăng chi tiêu quân sự - Hình 3

Trung Quốc sẽ phải tốn nhiều thời gian và tiền của mới có thể xây dựng được các cụm tàu sân bay chiến đấu toàn cầu. Ảnh: Xinhua

Lý do cuối cùng khiến Trung Quốc giảm bớt tốc độ tăng chi tiêu quốc phòng là do Chủ tịch Tập Cận Bình vừa phát động chiến dịch cải tổ quy mô lớn đối với lực lượng vũ trang nước này. Ngoài việc cắt giảm 300.000 nhân sự không trực tiếp phục vụ tác chiến, Bắc Kinh còn muốn xây dựng một lực lượng quân đội thống nhất hơn, tinh gọn hơn, với động thái đầu tiên là xóa bỏ 7 quân khu để biến chúng thành 5 chiến lược khu. PLA cũng được sắp xếp thành 5 quân binh chủng dưới một cấu trúc chỉ huy liên quân kiểu Mỹ.

Felix Chang, chuyên gia cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại, cho rằng ông Tập và các chiến lược gia sẽ phải tốn rất nhiều thời gian để nghiên cứu, sắp xếp các vị trí mới trong quân đội để xác định ai chỉ huy ai, ai yểm trợ ai, và quan trọng nhất là ai sẽ kiểm soát ngân sách quốc phòng.

Trong bối cảnh cấu trúc của PLA sau cuộc đại cải tổ vẫn chưa được hoạch định rõ ràng, một số sĩ quan vẫn còn bức xúc với việc 300.000 quân nhân bị sa thải đồng loạt, việc rót thêm nhiều ngân sách cho lực lượng này không phải là động thái khôn ngoan, ông Chang nhấn mạnh.

Trí Dũng

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị truy tố tại Mỹ vì tội hối lộ
13:12:37 21/11/2024
Bộ trưởng Quốc phòng Anh lên tiếng sau khi Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa Storm Shadow
14:20:16 21/11/2024
Câu chuyện cảm động về chú cá heo cô đơn ở biển Baltic
15:22:01 20/11/2024
ISW: Nga trả tiền cho 100.000 quân Triều Tiên, giúp trì hoãn đợt điều động thứ hai
20:55:22 19/11/2024
Ông Trump đề cử nguyên CEO công ty đấu vật WWE làm Bộ trưởng Giáo dục Mỹ
14:32:27 20/11/2024
Nga phản ứng về vụ Ukraine tấn công bằng tên lửa ATACMS
16:29:06 20/11/2024
Thử thách cho bộ máy mới của ông Trump
20:44:47 19/11/2024
Phá vòng vây, Ukraine 'tiếp thêm' quân dự bị, xe bọc thép đắt tiền
20:50:34 19/11/2024

Tin đang nóng

Diệu Nhi bị bắt gặp đã sinh con thứ 2?
15:24:31 21/11/2024
Công chúa Vpop U40 lên sóng sinh nhật TVB, dàn sao Hoa ngữ còn hát bằng tiếng Việt đầy bất ngờ
14:14:00 21/11/2024
Vợ bầu của thủ môn Lâm Tây được khen khéo léo: Cực chiều bố mẹ chồng, tự tay xếp đồ cho Văn Lâm lên tuyển
15:20:19 21/11/2024
Thái Trinh xúc động nghẹn ngào bên ông xã kém 6 tuổi trong lễ cưới
17:51:52 21/11/2024
S.T Sơn Thạch bị khui lại vụ từ thiện nhưng không sao kê, netizen điểm tên thêm Lan Ngọc - Chi Dân
16:36:32 21/11/2024
Thêm 1 điều đặc biệt về thiếu gia Minh Đạt
19:08:04 21/11/2024
Bạn gái Hồng Thanh xin lỗi, tuyên bố rút khỏi mạng xã hội
17:07:29 21/11/2024
Vì sao Độc đạo tập cuối gây tranh cãi nhưng vẫn quá hợp lý?
15:05:00 21/11/2024

Tin mới nhất

COP29: Bế tắc trong dự thảo tuyên bố chung khi thời điểm bế mạc gần kề

19:39:47 21/11/2024
Tuy những cam kết quan trọng về việc chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch đã được đưa ra tại COP28, nhưng dự thảo tuyên bố chung của COP29 không đưa ra các bước đi cụ thể để giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng này.

Lực lượng hùng hậu của Fox News trong nội các Trump 2.0

19:33:12 21/11/2024
Mặc dù không bị sốc trước các lựa chọn của Tổng thống Mỹ đắc cử, nhưng công chúng có thể thấy khó hiểu khi thấy số lượng nhân vật truyền hình và giải trí mà ông Trump đang khai thác cho nhiệm kỳ thứ hai của mình.

Chính quyền Trump 2.0 bất đồng về việc cấm Tiktok tại Mỹ

19:23:28 21/11/2024
TikTok và công ty mẹ ByteDance đã kiện chính phủ Mỹ về lệnh cấm trên. Các công ty này cho rằng lệnh cấm là vi hiến và vi phạm Tu chính án thứ nhất, đồng thời bác bỏ các khiếu nại cho rằng ứng dụng này gây ra rủi ro về an ninh.

Lãnh đạo IAEA tiết lộ vị trí cơ sở làm giàu uranium của Triều Tiên

19:05:11 21/11/2024
Ngoài ra, ông Grossi nhận định không có dấu hiệu thay đổi đáng kể nào tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên và có vẻ như nơi này vẫn đang chuẩn bị cho các vụ thử hạt nhân.

Tổng thống Biden xóa một phần nợ cho Ukraine trước khi ông Trump nhậm chức

19:03:39 21/11/2024
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết quyết định xóa nợ cho Ukraine được đưa ra nhằm bảo vệ các lợi ích chiến lược của Mỹ và các đồng minh quan trọng, bao gồm Liên minh châu Âu (EU), nhóm G7+ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025

19:01:43 21/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.

Lý do Anh loại bỏ chương trình tàu chiến, trực thăng quân sự và phi đội UAV quy mô lớn

18:59:10 21/11/2024
Tuy nhiên, quyết định cắt giảm này không phải không gây tranh cãi. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace đã cảnh báo rằng việc cắt giảm này có thể gửi đi thông điệp tiêu cực tới các đối thủ, cho thấy khả năng phòng thủ của Anh đang suy y...

Đoàn người di cư đổ xô đến Mỹ trước khi ông Trump nhậm chức

18:56:20 21/11/2024
Trong một số trường hợp, chính quyền Mexico chỉ cấp giấy phép quá cảnh tạm thời để hạn chế các đoàn di cư, nhưng điều này chỉ mang tính chất tình thế và không giải quyết được gốc rễ vấn đề.

Tác động quân sự với Nga và Ukraine khi phương Tây nới lỏng hạn chế về tên lửa tầm xa

18:17:44 21/11/2024
Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, lực lượng Nga có thể gặp khó khăn trong việc bảo vệ các mục tiêu quan trọng trước mối đe dọa từ các cuộc tấn công bằng tên lửa ATACMS hoặc Storm Shadow.

Mỹ thông báo sớm mở lại Đại sứ quán nước này tại Ukraine

18:15:59 21/11/2024
Trước đó vào ngày 20/11, Đại sứ quán Mỹ tại Ukraine đã đóng cửa và các nhân viên Đại sứ quán được hướng dẫn trú ẩn tại chỗ khi nhận được thông tin rằng có thể xảy ra một cuộc không kích vào ngày 20/11.

J&J có nguy cơ bị kiện tại Anh về bột talc gây ung thư

18:11:14 21/11/2024
Đây là lần đầu tiên J&J có nguy cơ bị kiện tại Anh liên quan tới vấn đề bột talc. Tuy nhiên, trước đó, công ty này đã đối mặt với hàng loạt vụ kiện tương tự tại Mỹ.

Thế giới đó đây: 6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường

16:08:01 21/11/2024
Tác phẩm có tên "Comedian" của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không.

Có thể bạn quan tâm

Lời nói dối đau lòng trên giường bệnh khiến bất cứ ai cũng rơi nước mắt: Hãy yêu thương gia đình khi còn có thể

Netizen

19:46:46 21/11/2024
Những ngày vừa qua, trên mạng xã hội không ngừng chia sẻ câu chuyện của bạn H.M.Q về những điều mà bạn đã vô tình chứng kiến trong bệnh viện cùng hình ảnh khiến bất cứ ai cũng nhói lòng.

Ứng cứu 5 thuyền viên tàu cá bị chìm trên biển

Tin nổi bật

19:46:26 21/11/2024
Ngay sau đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị đưa tàu CN09 của đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ tại đảo Cồn Cỏ tiếp cận, đưa 5 thuyền viên bị nạn lên đảo an toàn.

Ngủ khách sạn một đêm hết hơn 200 triệu đồng vì nhầm đồng won thành nhân dân tệ

Lạ vui

19:43:10 21/11/2024
Giá thuê phòng chỉ tương đương 940 nghìn đồng nhưng cô Xiao đã trả gần 214 triệu đồng do thanh toán bằng nhân dân tệ thay vì đồng won Hàn Quốc.

Gặp lại vợ cũ sau nhiều năm ly hôn, tôi bước đến châm chọc vài câu, không ngờ lại vác mặt sưng húp trở về

Góc tâm tình

19:41:48 21/11/2024
Rồi có một hôm, cô ấy đùng đùng đi khám bệnh và mang về cái bệnh án trầm cảm. Bố mẹ Lan biết chuyện nên đến tận nơi để chất vấn.

Doãn Quốc Đam, Duy Hưng và dàn diễn viên "Độc đạo" ngậm ngùi chia tay khán giả

Hậu trường phim

19:40:11 21/11/2024
Sau khi Độc đạo kết thúc, trên trang cá nhân, các diễn viên tham gia phim có nhiều bài chia sẻ thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Noo Phước Thịnh không để "bạo lực ngôn từ" làm tổn thương

Tv show

19:33:10 21/11/2024
Master of Master tập mở màn đầy cảm hứng với khách mời Noo Phước Thịnh không chỉ mang đến câu chuyện thành công, mà còn là bài học sâu sắc lòng kiên định và cách đối mặt với áp lực.

Tăng Duy Tân hứa tiết lộ nhiều "bí mật" của Tùng Dương ở concert Người đàn ông hát

Nhạc việt

19:31:14 21/11/2024
Từ TP.HCM, Tăng Duy Tân đã bay gấp ra Hà Nội để có buổi tập luyện với Tùng Dương. Cả hai đều chủ động chia câu, phân bè cho hợp lý với ca khúc song ca.

Hôn nhân viên mãn của hoa hậu từng bị chê nhiều nhất Việt Nam

Sao việt

19:28:27 21/11/2024
6 năm sau đêm đăng quang đầy tranh cãi, hoa hậu Lê Âu Ngân Anh đã lặng lẽ viết nên một hành trình mới bằng vẻ đẹp tri thức.

Viễn cảnh Pogba tái hợp Greenwood

Sao thể thao

18:57:24 21/11/2024
Paul Pogba được cho là đang ở giai đoạn đàm phán cuối cùng với CLB Marseille để chuẩn bị cho khả năng trở lại thi đấu.

Bắt quả tang 7 nam nữ sử dụng ma túy, bay lắc trong quán karaoke

Pháp luật

18:29:34 21/11/2024
Công an huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) vừa bắt quả tang 7 đối tượng nam nữ đang tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, bay lắc tại một quán karaoke trên địa bàn.

Bí quyết bảo vệ tóc khỏe đẹp trước những thói quen tạo kiểu thường ngày

Làm đẹp

18:28:01 21/11/2024
Kiểu tóc đẹp luôn là một phần quan trọng tạo nên phong cách cá nhân, nhưng đừng để vẻ ngoài làm tổn thương sức khỏe của mái tóc. Hãy yêu thương mái tóc bằng cách tạo kiểu một cách thông minh và chăm sóc đúng cách.