Thách thức an ninh toàn cầu
Gần 48 giờ đã trôi qua nhưng dư luận thế giới vẫn chưa hết bàng hoàng khi vừa trải qua “Ngày thứ sáu chết chóc”.
Thật choáng váng khi chứng kiến 3 vụ tấn công khủng bố tàn bạo xảy ra gần như đồng thời ngày 26-6 tại ba quốc gia Pháp (Châu Âu), Tunisia (Châu Phi) và Kuwait (Châu Á) khiến hơn 60 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Với quy mô cũng như mức độ táo tợn không ngừng gia tăng, hoạt động tấn công khủng bố đang đặt ra cho thế giới tiến bộ ngày càng nhiều thách thức, chứ không chỉ ở riêng các quốc gia liên quan.
Vụ tấn công khủng bố nhằm vào khu nghỉ dưỡng du lịch nổi tiếng ở Tunisia gây thương vong lớn nhất.
Trong ba vụ tấn công khủng bố trên, đẫm máu nhất là vụ các kẻ khủng bố nổ súng tấn công, sát hại 39 người tại một khu du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng ở Tunisia, nơi có nhiều du khách Châu Âu lưu trú. Tiếp theo là vụ đánh bom tự sát ở Kuwait làm 25 người chết và vụ tấn công tại một nhà máy khí đốt ở Đông Nam nước Pháp làm 1 người thiệt mạng. Đến nay, chưa có bằng chứng nào cho thấy 3 vụ tấn công này liên quan với nhau, nhưng đã có không ít nghi ngờ rằng đây là những hành động có tổ chức.
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng vừa lên tiếng nhận trách nhiệm về hai vụ tấn công ở Tunisia và Kuwait khi cho đăng tải trên tài khoản Twitter các bức ảnh mô tả tay súng ở Tunisia cầm súng máy trên đường phố. Hiện cũng chưa rõ có sự phối hợp nào trong việc thực hiện các vụ tấn công này hay không, nhưng vụ việc xảy ra chỉ vài ngày sau khi IS kêu gọi những kẻ ủng hộ tiến hành các vụ tấn công trong tháng thánh lễ Ramadan.
Video đang HOT
Dường như chưa khi nào mối lo ngại về khủng bố lại bao trùm lên một phạm vi rộng lớn của thế giới như hiện nay. Theo bản báo cáo về khủng bố toàn cầu năm 2014 do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố mới đây, bất chấp mọi nỗ lực của toàn cầu – trong đó Mỹ là quốc gia đi đầu trong cuộc chiến chống khủng bố – số vụ tấn công khủng bố trên toàn thế giới đã tăng 35% năm 2014, trong khi số người chết tăng tới 81%. Chỉ tính riêng trong năm 2014 đã có gần 33.000 người bị giết hại trong khoảng 13.500 vụ tấn công khủng bố xảy ra trên khắp thế giới, so với 9.707 vụ và hơn 17.800 người thiệt mạng của năm 2013. Như vậy trung bình mỗi tháng, thế giới xảy ra hơn 1.110 vụ tấn công khủng bố. Trong đó, IS tự xưng là thủ phạm của nhiều vụ tấn công khủng bố nhất và cuộc xung đột ở Syria là nơi thu hút nhiều nhất số phần tử khủng bố người nước ngoài.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, mặc dù những nỗ lực chống khủng bố của cộng đồng quốc tế đã bước đầu cho thấy tác dụng, song việc IS chiếm đóng các vùng lãnh thổ rộng lớn ở Iraq và Syria, cũng như phản ứng yếu kém của chính phủ nhiều nước là nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng các vụ tấn công khủng bố trên toàn thế giới.
Sự lớn mạnh của IS một phần là do nhóm này có cách thức hoạt động và mở rộng lực lượng rất tinh vi khi chúng thường sử dụng các phương tiện truyền thông, mạng xã hội phổ biến nhất để đưa ra những thông điệp của mình, chiêu mộ thêm các phần tử cực đoan và hình thành mối liên hệ với các chi nhánh bên ngoài lãnh thổ Iraq, Syria.
Một số chuyên gia phân tích cho rằng, các vụ tấn công khủng bố vừa xảy ra ở ba châu lục có thể là một thủ đoạn của IS nhằm vực lại danh tiếng sau khi liên tiếp bị thất bại trên chiến trường Syria, Iraq. Không chỉ gieo rắc nỗi sợ hãi trên toàn cầu bằng những vụ tấn công tàn bạo, IS cũng như các tổ chức khủng bố quốc tế khác muốn phô trương sức mạnh qua cuộc “chiến tranh thông tin”.
Vì vậy, phải thấy rằng khủng bố vẫn đang là thách thức nghiêm trọng của nhân loại. Trước nguy cơ ấy, mỗi nước đều cần có những biện pháp bảo đảm an ninh riêng khi nâng mức báo động khủng bố và yêu cầu công dân nước mình nêu cao tinh thần cảnh giác. Tuy nhiên, như khẳng định của Bộ trưởng Nội vụ Italia Angelino Alfano: “Không quốc gia nào đứng ngoài nguy cơ khủng bố”. Thế nên, việc tăng cường chia sẻ thông tin, hợp tác quốc tế trong cuộc chiến chống khủng bố là đòi hỏi bắt buộc và hết sức cần thiết.
Theo Đình Hiệp
Hà Nội mới
Kuwait bắt giữ nghi can tấn công đền thờ Shiite
Bộ trưởng Nội vụ Kuwait ngày 26/6 cho biết một số nghi can đã bị bắt giữ để thẩm vấn sau vụ đánh bom liều chết kinh hoàng làm 27 người thiệt mạng và 227 người bị thương tại một đền thờ của người Hồi giáo dòng Shiite ở thủ đô Kuwaiti cùng ngày.
Lực lượng an ninh Kuwait tập trung bên ngoài nhà thờ Al-Imam al-Sadeq sau vụ đánh bom. (Ảnh: AFP/ TTXVN)
Nội các Kuwait đã tổ chức họp khẩn và đề nghị đặt tất cả các cơ quan an ninh cùng lực lượng cảnh sát vào tình trạng báo động cao để sẵn sàng đương đầu với nạn "khủng bố đen". Trong tuyên bố đưa ra sau cuộc họp, nội các Kuwait nhấn mạnh "sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để nhổ tận gốc tai họa này", đồng thời nêu rõ sẽ "đối đầu tổng lực với chủ nghĩa khủng bố". Nội các cũng quyết định lấy ngày 27/6 để tang các nạn nhân xấu số. Lễ chôn cất nạn nhân sẽ được tổ chức ngày 1/7.
Đây là vụ tấn công liều chết kinh hoàng nhất trong lịch sử Kuwait nhằm vào các đền thờ Shiite ở vương quốc nhiều dầu mỏ này. Vụ tấn công xảy ra khi khoảng 2.000 người đang cầu nguyện bên trong đền trong tháng lễ ăn kiêng Ramadan. Vụ tấn công cũng làm trụ sở Bộ Nội vụ nằm sát vách đền bị hư hại. Ngay sau vụ tấn công, an ninh tại các đền thờ của người Shiite đã được tăng cường. Các ủy ban dân sự cũng đã được lập ra để kiểm tra những người vào đền và có quyền từ chối những người khả nghi. Hiện người Shiite ở Kuwait chiếm khoảng 1/3 trong số 1,3 triệu người bản địa.
* Phản ứng của các nước Hồi giáo vùng Vịnh
Phản ứng sau vụ tấn công kinh hoàng trên, Chủ tịch Quốc hội Kuwait Marzouk al-Ghanem gọi đây là "khủng bố đen". Giáo chủ dòng Sunni ở Kuwait, Sheikh Ajeel al-Nashmi, khẳng định đây là "tội ác hình sự nhằm gây bất đồng" giữa hai dòng Hồi giáo Shi'ite và Sunni. Nghị sĩ độc lập Sultan al-Shemmari kêu gọi chính phủ đối phó với khủng bố "bằng bàn tay sắt".
Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi khẳng định "các nhóm khủng bố là mối đe dọa chung, các nước trong khu vực và thế giới cần nghiêm túc phối hợp ngăn chặn". Iran nêu rõ các vụ tấn công khủng bố đang đe dọa ổn định, an ninh của toàn khu vực. Sáu quốc gia Hội nghị Hợp tác vùng Vịnh (GCC), mà Kuwait là thành viên, cho rằng vụ tấn công là âm mưu phá hoại sự thống nhất dân tộc và ổn định của các quốc gia thành viên. Ai Cập, Jordan, Qatar, Nga và Tây Ban Nha cũng lên án vụ tấn công kinh hoàng này.
Trong một diễn biến liên quan, nhóm tự xưng "Tỉnh Najd" - hoạt động tại Saudi Arabia và có liên hệ với tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" - cho biết thành viên Abu Suleiman al-Muwahhid của nhóm này đã tiến hành vụ đánh bom trên vì cho rằng ngôi đền truyền giáo lý của người Hồi giáo dòng Shiite cho người Hồi giáo dòng Sunni. Thời gian gần đây, nhóm "Tỉnh Najd" thừa nhận tiến hành nhiều vụ đánh bom tương tự vào các ngôi đền của người Shiite ở Saudi Arabia.
Theo baotintuc.vn
Tổng thống Obama tổ chức tiệc tối Ramadan ở Nhà Trắng Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tổ chức tiệc tối Ramadan tại Nhà Trắng vào thứ hai 22.6 theo giờ địa phương (khoảng trưa 23.6 theo giờ Việt Nam) với khách mời là những người Hồi giáo, nghị sĩ và đại diện cơ quan ngoại giao. Samantha Elauf được Tổng thống Obama tiếp đón trong bữa tiệc tối Ramadan ở Nhà Trắng -...