Thạc sỹ bỏ giảng đường về quê nuôi gà VietGAP, kiếm 80 triệu/tháng
Gác lại những năm tháng làm người thầy nơi giảng đường đại học, Thạc sỹ Hoàng Ngọc Việt (34 tuổi) ở thôn Đồng Tâm, xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên (Vĩnh Phúc) đã quyết định về quê nuôi gà. Nhờ nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGAP mà mỗi tháng gia đình anh Việt lãi hơn 80 triệu đồng.
Bỏ giảng viên đại học về quê nuôi gà
Năm 2009, sau khi tốt nghiệp Đại học Quốc gia Hà Nội, chàng cử nhân trẻ Hoàng Ngọc Việt, ở thôn Đồng Tâm, xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên (Vĩnh Phúc) thi và trúng tuyển vào làm giảng viên tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Suốt một thời gian dài đứng lớp giảng dạy, anh đã ươm mầm biết bao thế hệ sinh viên ra trường thành đạt.
Gác lại những năm tháng làm người thầy nơi giảng đường đại học, Thạc sỹ Hoàng Ngọc Việt quyết định về quê nuôi gà.
Công việc của một người thầy nơi giảng đường đại học có lẽ sẽ gắn với anh Việt cho đến hết tuổi nghỉ hưu nếu như trong lòng anh không dành đam mê cháy bỏng với nghề nông. Quyết định ở lại trường đại học để theo nghiệp trồng người hay về quê trồng cây, chăn nuôi là mối trăn trở lớn của anh. Và sau cùng, sau nhiều đêm suy nghĩ, cuối năm 2017 anh Hoàng Ngọc Việt quyết định về quê lập nghiệp.
“Ngay từ hồi còn đang học cấp 3, tôi đã rất thích chăn nuôi nên khi xem các chương trình truyền hình, hay đọc báo, nghe đài về mô hình làm kinh tế giỏi là đam mê lắm. Cũng dự định sau này theo mảng nông nghiệp, nhưng do “dòng đời xô đẩy” lại làm giảng viên, rồi sau đó lại do “dòng đời xô đẩy” về đúng theo cái nghề mà mình thích từ trước”, anh Việt dí dỏm chia sẻ.
Được sự ủng hộ của gia đình và bạn bè nên sau khi về quê anh cùng 3 người bạn cùng chí hướng bắt tay vào xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi, trồng cây ăn quả. Để có đất xây dựng mô hình trang trại tổng hợp, anh Việt cùng 3 người bạn kia mạnh dạn thuê 22ha đất đồi ở xã Ngọc Thanh để xây dựng mô hình trồng cây ăn quả, chủ yếu là bưởi và cam.
Nhận thấy nhu cầu của thị trường về thịt gà sạch là rất lớn mà các trang trại nuôi gà sạch đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP lại khá ít, trong khi đó vườn nhà lại rộng nên rất phù hợp với nuôi gà thả vườn, thả đồi. Đầu năm 2018, anh Việt mua thử hơn 500 con gà ri Hòa Phát về nuôi thử nghiệm. Nhưng làm giàu từ nông nghiệp, làm giàu ở nông thôn không đơn giản như anh nghĩ.
Video đang HOT
Cận cảnh 10.000m2 chuồng trại nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGap của giảng viên Hoàng Ngọc Việt.
“Mặc dù, đã tìm hiểu khá kỹ nhưng khi nuôi gà tôi mới nhận thấy con gà không phù hợp để làm giàu, do thời gian nuôi dài nên dẫn đến chi phí sản xuất cao. Vì vậy đầu ra sẽ gặp khó và sẽ không thể phát triển quy mô lớn, khó mà làm giàu được”, anh Việt nhớ lại.
Thất bại đầu tiên không làm anh Việt nản lòng. Sau lứa gà đầu tiên đó anh lại đi mua gần 1.000 con gà ta về nuôi tiếp và số gà này vẫn sẽ được nuôi theo kiểu gà VietGAP mà anh xác định và áp dụng từ trước đó. Nhưng sau gần 8 tháng nuôi, lứa gà cũng đến ngày xuất bán, do giá thành sản xuất cao làm cho giá bán cũng cao theo khiến anh lỗ chỏng vó, chiến lược nuôi gà sạch làm giàu coi như bị phá sản.
“Lứa gà đó không bán được tôi đành phải giữ lại nuôi để tìm đầu ra, mà gà ta có nuôi nữa thì trọng lượng nó cũng chỉ có vậy. Trong khi đó cứ nuôi nó ngày nào là tốn kém một khoảng tiền thức ăn không hề nhỏ. Lứa gà đó tôi thua lỗ hơn 30 triệu đồng”, anh Việt tâm sự.
Kiếm 80 triệu đồng mỗi tháng nhờ gà ri Lạc Thủy.
Bằng ý chí và niềm đam mê, anh Việt quyết tâm làm lại từ đầu. Sau khi tham khảo qua rất nhiều tài liệu, kênh thông tin, tham khảo các mô hình nuôi gà thả vườn trên mạng xã hội và đi tìm hiểu thị trường gà thịt, anh Việt quyết định chọn nuôi giống gà ri Lạc Thủy. Anh nhận thấy gà ri Lạc Thủy có nhiều ưu điểm nổi trội như thịt chắc, thơm ngon và thời gian nuôi tới khi xuất chuồng ở mức vừa phải…Theo anh, đây là giống gà hoàn toàn có thể làm giàu được nên quyết định mở rộng mô hình và được anh tiếp tục áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trên đàn gà…
Mỗi tháng trang trại của anh Việt xuất bán hơn 2.000 con gà ri thịt thương phảm với trọng lượng trên dưới 2 kg/con.
Sau một thời giạn lăn lộn, kiên trì theo đuổi nuôi giống gà ri Lạc Thủy, đến nay gia đình anh Việt đang có hơn 10.000 m2 chuồng trại và đang nuôi hàng nghìn con gà ri Lạc Thủy. Trung bình, mỗi tháng gia đình anh xuất bán ra thị trường hơn 4 tấn gà ri Lạc Thủy thương phẩm. Do được nuôi theo tiểu chuẩn VietGAP nên giá bán gà ri thịt ra thị trường luôn ổn định ở mức 120 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi tháng anh Việt lãi khoảng hơn 80 triệu đồng.
Chia sẻ với phóng viên Dân Việt, anh Việt cho hay, vì được nuôi theo quy trình VietGAP nên đầu ra cho gà ri Lạc Thủy khá ổn định. Một số chuỗi cửa hàng thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch ở Vĩnh Phúc và Hà Nội cũng đã ký hợp đồng nhận bao tiêu sản phẩm của trại. Đặc biệt, các khu resort, nghỉ dưỡng ở tỉnh Vĩnh Phúc cũng lựa chọn gà từ trại của anh Việt để làm thực phẩm tiếp đón khách nghỉ dưỡng, trong đó có cả những khu resort 5 sao.
Nhờ nuôi theo tiêu chuẩn VietGap nên đầu ra luôn ổn định với mức giá 120.000đồng/1kg.
“Nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGAP này không giống như nuôi gà thông thường, vì phải nuôi theo đúng quy trình quy định và thời gian nuôi cũng lâu hơn nên chi phí đầu tư ban đầu rất lớn, nhưng đổi lại đầu ra ổn định và thu nhập cao hơn so với nuôi gà thông thường…”, anh Việt khẳng định.
Nói thêm về con gà ri Lạc Thủy, anh Việt cho biết, đây là giống gà địa phương được nông dân huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình nuôi từ lâu. Khi trưởng thành, gà có ngoại hình gần giống với gà Mía (Sơn Tây, Hà Nội), nhưng qua khảo sát đánh giá của các chuyên gia Viện Chăn nuôi, giống gà Lạc Thủy có một số điểm khác biệt và ưu điểm vượt trội hơn hẳn.
Giống gà này là một trong những giống gà nội thuần nhất, có chất lượng thịt chắc và thơm ngon. Lông mọc sớm nên có sức đề kháng khá tốt với thời tiết thay đổi bốn mùa. Tỷ lệ nuôi sống của gà ri Lạc Thủy khoảng 90 – 93%. Gà ri Lạc Thủy chăn nuôi tốt ở phương thức nuôi nhốt và chăn thả, thích hợp với quy mô nuôi hộ gia đình, trang trại và bán trang trại.
Theo Danviet
Trang trại tinh những là cây con đặc sản của chị Lò Thị Miến
Nơi vùng quê heo hút ở bản Mâm, xã Chiềng Sơ, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, chị Lò Thị Miến biết đầu tư nuôi những loài con đặc sản như gà Mía, vịt bầu cổ xanh, lợn đen... kết hợp trồng nhãn. Mô hình kinh tế vườn-ao-chuồng-VAC của chị Miến mỗi năm cho thu nhập cả trăm triệu đồng.
Khởi nghiệp với gà mía lai
Được sự giới thiệu của anh Lò Văn Liêng - khuyến nông viên xã Chiềng Sơ, chúng tôi tìm đến trang trại VAC của chị Miến ở bản Mâm. Đang cho đàn gà Mía và đàn lợn ăn, nhìn thấy chúng tôi đi cùng anh Liêng đến trang trại, chị Miến chùi vội đôi bàn tay nứt nẻ, thô ráp đang còn dính thức ăn rồi nói xởi lởi: "Cán bộ đến tham con gà, con lợn à?".
Đàn gà Mía của chị Miến được thả dưới tán cây nhãn, ăn thức ăn tự nhiên nên được nhiều khách hàng ưa chuộng Ảnh: T.L
Chuyện trò với chúng tôi, chị Miến chia sẻ: "Trước kia, trên mảnh đất này gia đình tôi trồng cây sắn, cây ngô nên chỉ đủ trang trải cho sinh hoạt gia đình. Có lần tôi và dân bản được cán bộ Hội ND và khuyến nông tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Thấy đất của nhà rộng, trồng ngô, sắn thì mất nhiều sức mà hiệu quả kinh tế lại thấp nên tôi đánh liều sang trồng nhãn và chăn nuôi lợn, gà mía lai.
Tìm hiểu qua Trạm khuyến nông huyện Sông Mã, thấy giống gà Mía lai có sức đề kháng cao, nhanh lớn, chất lượng thịt thơm ngon, mỡ dưới da ít, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Sau nhiều đêm trăn trở suy nghĩ, chị Miến quyết định dồn sức vào nuôi gà này.
Để có được giống gà đảm bảo chất lượng, chị Miến tìm đến chị Lò Thị Lả - cán bộ khuyến nông huyện Sông Mã mua hơn 200 con giống về nuôi. Nhờ được chăm sóc đúng kỹ thuật, sau 5 tháng nuôi, chị Miến đã xuất bán lứa gà đầu tiên và thu gần 40 triệu đồng. Tiếp đà thắng lợi, chị Miến mua thêm 300 con về nuôi.
"Tôi có quen mối làm ăn trên huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên nên khi nào đàn gà đạt trọng lượng từ 2kg trở lên, chỉ cần gọi điện là khách hàng đến tận vườn thu mua. Với giá bán trung bình từ 70.000 - 100.000 đồng/kg, năm 2018 vừa tôi xuất bán được 6 tạ, thu trên 40 triệu đồng" - chị Miến bảo.
Để gà sinh trưởng và phát triển tốt, ngoài cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống, chị Miến còn thực hiện tốt quy trình thú y về phòng bệnh.
Vịt cổ xanh, lợn thịt, cá và...
Ngoài việc gà, chị Miến còn trồng 1ha nhãn ghép, nuôi 50 con vịt cổ xanh, 20 con lợn thịt và 70m2 ao nuôi cá. Mỗi năm, từ các nguồn thu này chị Miến dễ dàng có 150 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, chị Miến bỏ túi 100 triệu đồng.
Để giảm chi phí thức ăn cho đàn vật nuôi, chị Miến tận dụng tối đa các nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn trong gia đình như ngô, sắn, cây chuối.
Theo lời chị Miến, làm trang trại theo mô hình VAC này khá vất vả, đòi hỏi người chăn nuôi phải cần cù, chịu khó. "Làm VAC có vất vả nhưng cũng đem lại lợi tuyệt vời như: Gà thả trong vườn nhãn sẽ diệt được một số côn trùng có hại và cung cấp được phân cho cây; chất thải của vịt, lợn làm thức ăn cho cá; mùa nóng dùng nước trong ao để tưới cây" - chị Miến tiết lộ.
Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, anh Lò Văn Liêng-khuyến nông viên xã Chiềng Sơ cho biết: "Đến nay, diện trang trại theo mô hình VAC của chị Miến rộng khoảng 1,5ha. Bước đầu, việc phát triển kinh tế gia đình theo mô hình này đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Không chỉ làm giàu cho gia đình, chị Miến còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong trồng trọt, chăn nuôi cho các hộ gia đình quanh vùng".
Theo Danviet
Trại gà ri hữu cơ nghe nhạc thư giãn của ông giám đốc mê nông nghiệp Những con gà được nuôi theo hướng hữu cơ sử dụng ăn thức ăn lên men tự nhiên, nghe nhạc thư giãn và hoàn toàn không sử dụng kháng sinh hay các chất kích thích tăng trưởng... là sản phẩm tâm huyết của anh Lê Xuân Trường (SN 1969) - chủ trang trại Hải Đăng Green Farm (thôn Xuân Linh, xã Thủy Xuân...