Thạc sĩ luật học lên tiếng về sự việc 39 hành khách gặp sự cố
Sự việc liên quan đến sự cố cano xảy ra tại Hội An đang nhận được nhiều sự quan tâm chú ý của dư luận.
Mọi đau thương, mất mát sẽ qua nhưng ai là người chịu trách nhiệm cho vụ việc này?
Vụ lật thuyền trên biển Cửa Đại, lực lượng chức năng cố gắng tích cực tìm kiếm hành khách cuối cùng. (Ảnh: Pháp Luật TP.HCM)
Báo Zing News đưa tin, vào 14h ngày 26/2 đoàn khách du lịch gồm 39 người (36 khách và 3 thuyền viên) đang trên cano do ông Lê Văn Sen lái từ hướng đảo Cù Lao Chàm đến Cửa Đại thì bất ngờ xảy ra sự cố, nguyên nhân được xác định là do sóng lớn đánh.
Thông tin từ báo Chính Phủ, 14 giờ chiều ngày 28/2, hành khách cuối cùng đã được tìm thấy. Như vậy, sự việc đáng tiếc này đã khiến cho 17 người ra đi mãi mãi.
Chiếc cano trôi tự do ngoài biển sau khi gặp sự cố. (Ảnh: Zing News)
Về vấn đề người chịu trách nhiệm, công ty Phương Đông và thuyền trưởng là những người liên quan trực tiếp và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các hành khách trên chuyến cano này. Đối với hành khách đã ra đi mãi mãi, chi phí bồi thường bao gồm các khoản như thiệt hại sức khỏe, chi phí mai táng và tiền cấp dưỡng cho thân nhân của họ.
Video đang HOT
Chia sẻ với Zing News, Thạc sĩ Luật học Hoàng Trọng Giáp nhận định: ” Công ty Phương Đông trước mắt sẽ là đơn vị thực hiện nghĩa vụ bồi thường nếu được xác định có lỗi. Sau đó, họ có quyền yêu cầu thuyền trưởng là ông Sen hoàn trả một khoản tiền nhất định”.
Nói về mức bồi thường liên quan tới sự cố này, những hành khách bị thương sẽ được bồi thường tối đa 74,5 triệu đồng; đối với những hành khách đã mất chi phí bồi thường sẽ là 149 triệu đồng. Bên cạnh đó, qua quá trình xác minh, nếu xác định vụ việc có dấu hiệu hình sự, cơ quan công an có thể xử lý sự việc theo quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy theo Điều 272 Bộ luật Hình sự 2015 để điều tra xử lý theo quy định.
Sự cố xảy ra khiến nhiều người gặp nạn, thân nhân bàng hoàng không nói lên lời. (Ảnh: Dân Trí)
Sự cố liên quan đến cano ở Hội An là một việc nằm ngoài ý muốn và nỗi đau tinh thần của người ở lại thì không một ai có thể chịu trách nhiệm. Để tránh những sự cố không đáng có xảy ra trong quá trình di chuyển, hành khách khi tham gia phương tiện giao thông đường thủy cần phải mặc áo phao và đáp ứng những quy tắc an toàn khác.
Bên cạnh đó, các công ty du lịch, cho thuê cano,… cần trang bị phương tiện cứu hộ đầy đủ, kịp thời cho những trường hợp khẩn cấp, tránh những sự việc đau lòng trong quá trình di chuyển. Để tránh các vụ việc tương tự, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực phải xem việc kiểm tra, rà soát ở ngành, lĩnh vực mình làm là công việc thường xuyên, liên tục. Từ đó phải chỉ ra được ai là người chịu trách nhiệm cụ thể, đâu là lỗ hổng trong công tác quản lý, giám sát cần phải thay đổi và khắc phục…
Mỗi hành khách cần đảm bảo tối đa những nguyên tắc khi đi du lịch sông nước. (Ảnh: Lao Động)
Liên quan đến việc di chuyển trên sông nước, Ban An toàn giao thông tỉnh Cà Mau đã khuyến cáo những vấn đề như sau:
- Trước khi lên tàu: Mặc áo phao đầy đủ. Ngoài ra cần lưu ý khi tàu đang đi trên sông, biển dễ bị chòng chành, mất thăng bằng. Vì vậy, mỗi hành khách trên tàu cần chú ý ngồi đều sang các phía và tránh hoạt động mạnh như chạy, nhảy làm tàu mất trọng tâm dễ bị lật.
- Khi tàu, thuyền bắt đầu chìm và có xuồng cứu hộ: Phải giữ được bình tĩnh, nhanh chóng tìm và leo lên phao cứu sinh. Khi con tàu có khả năng chìm dần xuống, thả xuồng cứu hộ, bỏ vào đó một ít đồ đạc cần thiết như thực phẩm, quần áo. Khi xuồng chạm nước, lên từng người một, không chen lấn xô đẩy, mất thăng bằng khiến xuồng bị lật. Bên cạnh đó cần ngay lập tức bơi xuồng ra khỏi khu vực bị đắm để tránh bị hút xuống dòng xoáy của nước.
- Khi tàu, thuyền bắt đầu chìm và không có xuống cứu hộ: Trước hết hành khách cần tìm một chiếc áo phao và chọn hướng gió để nhảy xuống nước (chọn xuôi gió), không bơi quá xa khu vực tàu chìm để được cứu hộ; bình tĩnh định hướng bơi về đất liền (bơi sau lưng và bám sát những ngọn sóng là cách bơi đỡ tốn sức nhất. Hãy chú ý tận dụng hướng gió và sóng để có thể bơi vào bờ), trong quá trình này nếu gặp bất kì máy bay hay tàu khác đi ngang cần phải phát tín hiệu bằng pháo sáng, khói hay quần áo,…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cố, nhưng mọi người nên chuẩn bị phương án an toàn cho riêng mình. (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)
Hiện tại, sự việc liên quan đến 39 hành khách gặp sự cố cano vẫn là chủ đề nhận được đông đảo sự quan tâm của mọi người. Hi vọng trong thời gian tới, những trường hợp tương tự sẽ không xảy ra.
Tìm thấy thêm một thi thể, vẫn còn một nạn nhân mất tích ở biển Cửa Đại
Khuya 27/2, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thêm một thi thể nạn nhân trong vụ lật ca nô ở vùng biển Cửa Đại.
Hiện vẫn còn một cháu nhỏ 3 tuổi mất tích.
Sáng 28/2, Đại tá Nguyễn Quang Nam - Phó Chỉ huy trưởng, tham mưu trưởng BĐBP tỉnh Quảng Nam cho biết, khoảng 23h30 ngày 27/2, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể một nạn nhân trong vụ chìm ca nô ở vùng biển Cửa Đại.
Lực lượng chức năng tổ chức tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ chìm ca nô ở biển Cửa Đại.
Nạn nhân là cháu Nguyễn Mai A. (3 tuổi, trú TP Hà Nội). Thi thể cháu Nguyễn Mai A. được phát hiện gần nơi chiếc ca nô bị chìm. Hiện thi thể nạn nhân đã được đưa về nhà tang lễ địa phương để bàn giao cho người thân lo hậu sự.
Tính đến thời điểm 6h sáng 28/2, đã có 22 người được cứu sống, 16 nạn nhân tử vong và một nạn nhân mất tích, sau vụ lật chìm ca nô có 39 người đang trên hành trình từ đảo Cù Lao Chàm về Cửa Đại, TP Hội An vào chiều 26/2.
Hiện lực lượng chức năng đang tiếp tục tìm kiếm nạn nhân mất tích.
Lật ca nô du lịch trên biển Cửa Đại: Có kết quả điều tra sơ bộ Ngày 27.2, đại diện Cục Cảnh sát hình sự, Viện Khoa học hình sự, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) đã có mặt tại hiện trường vụ lật ca nô du lịch ở biển Cửa Đại khiến 15 người tử vong, 2 người mất tích, để điều tra nguyên nhân. Trong đêm 27.2, lực lượng chức năng vẫn đang tích cực...