Thắc mắc biển báo khác loại, CĐM bảo phải đi quay ngang như cua mới được – Sự thật là gì?
Tại sao lại có biển báo hình đầu xe, có biển báo lại hình chiếc xe quay ngang?
Trên một diễn đàn về giao thông gần đây, một chủ tài khoản đã cho đăng tải một bức hình chụp biển báo giao thông kèm câu hỏi “mình phải lái xe ngang hay như nào ạ?”. Câu hỏi mang tính vui nhộn nhưng cũng rất đời thường về ý nghĩa của hình trong những biển báo giao thông.
“Mình phải lái xe ngang hay như nào ạ?”
Dưới phần bình luận, người dùng mạng cũng đã rất nhiệt tình giải đáp cho người đăng bài, nhưng là theo phong cách “nửa đùa nửa thật”, nếu như muốn tìm câu trả lời thật sự thì có lẽ không tìm được. Ít nhất thì có lẽ người đăng bài cũng mang về được “một rổ cười”.
Sau cùng, biển báo này thể hiện điều gì?
Trên thực tế, cả 2 loại biển báo như trong hình đều thể hiện làn đường dành riêng cho xe ô tô, khác ở chỗ loại xe nào được đi ở làn nào. Quy định cụ thể như sau:
Video đang HOT
2 biển báo trong bài đăng là R.412b và R.412f.
- Biển báo R.412f – Làn đường dành cho xe ô tô:
Biển báo hiệu làn đường dành cho xe ô tô, bao hàm tất cả các loại: Xe con, xe tải, xe khách… Biển báo này nhằm đến việc phân biệt với các loại xe khác như xe máy, xe đạp, xe thô sơ…
- Biển R.412b – Làn đường dành cho xe ô tô con:
Biển báo này báo hiệu làn đường dành cho xe ô tô con. Định nghĩa về Xe ô tô con được xác định như sau:
Theo quy chuẩn 41:2019/BGTVT – Điều 3.23: Xe ô tô con là xe ô tô được xác định theo Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, là phương tiện để chở người không quá 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái).
Điều 3.24: Xe bán tải, xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông dười 950kg, xe 3 bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400kg, trong tổ chức giao thông được xem là xe con.
Những lưu ý khi lái ô tô về quê chơi Tết để tránh bị phạt
Kiểm tra giấy phép lái xe, thẻ thu phí tự động không dừng... đồng thời lái xe tuân thủ tốc độ và chú ý quan sát biển báo giao thông sẽ giúp bạn tránh bị xử phạt khi lái xe đường dài về quê chơi Tết.
Nhiều cá nhân, gia đình chọn phương án lái ô tô về quê chơi Tết, thăm người thân, gia đình TRẦN HOÀNG
Còn gần 2 tuần nữa sẽ đến Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022. Năm nay, lo ngại dịch Covid-19 lây lan khi đi tàu xe, máy bay... nhiều cá nhân, gia đình chọn phương án lái ô tô về quê chơi Tết, thăm người thân, gia đình. Ngoài những kinh nghiệm lái xe đường dài, để tránh bị xử phạt vì những lỗi không đáng có, trước và trong hành trình di chuyển, các tài xế nên chú ý những điều sau đây:
Kiểm tra thời hạn Giấy phép lái xe
Trước khi lên kế hoạch về quê chơi Tết, các tài xế nên chú ý kiểm tra thời hạn Giấy phép lái xe. Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng. Trong đó, có quy định tăng mức xử phạt đối với hành vi sử dụng giấy phép lái xe ô tô hết hạn sử dụng, đồng thời rút ngắn thời hạn làm căn cứ tính mức xử phạt từ 6 tháng còn 3 tháng.
Người sử dụng giấy phép lái xe hết hạn dưới 3 tháng sẽ bị phạt tiền từ 5 - 7 triệu đồng TRẦN HOÀNG
Cụ thể, người sử dụng giấy phép lái xe hết hạn dưới 3 tháng sẽ bị phạt tiền từ 5 - 7 triệu đồng. Phạt tiền từ 10 - 12 triệu đồng đối với người sử dụng giấy phép lái xe hết hạn từ 3 tháng trở lên.
Kiểm thẻ thu phí tự động không dừng (ETC)
Bên cạnh Giấy phép lái xe, tài xế nên chú ý kiểm tra thẻ thu phí tự động không dừng (ETC). Hiện tại, hình thức thu phí tự động không dừng (ETC) đã được triển khai ở hầu hết các trạm thu phí trên cả nước. Hệ thống này giúp cho người dân thuận tiện hơn khi tham gia giao thông như không cần dừng xe để trả phí khi đang lưu thông, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nhân viên thu phí, tiết kiệm thời gian di chuyển...
Bên cạnh Giấy phép lái xe, tài xế nên chú ý kiểm tra thẻ thu phí tự động không dừng (ETC) TRẦN HOÀNG
Tại các trạm thu phí đều bố trí làn đường riêng dành cho các phương tiện thanh toán không dừng, có biển chỉ dẫn và vạch kẻ riêng. Tuy vậy, nhiều tài xế dù chưa đăng ký và dán thẻ ETC hoặc dán thẻ ETC nhưng không nạp tiền vào tài khoản... vẫn đi vào làn đường này. Dù cố tình hoặc vô ý đi nhầm vào làn ETC, các lái xe đều có thể bị phạt hành chính theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Cụ thể, điều khiển xe không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng. Ngoài ra, tài xế khi đi sai vào làn đường ETC tại các trạm thu phí còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.
Chú ý quan sát biển báo giao thông tuân thủ tốc độ
Một trong những lỗi các tài xế thường mắc phải khi lái xe đường dài về quê chơi Tết là lái xe quá tốc độ quy định. Việc lái xe qua nhiều tỉnh, thành phố với nhiều đoạn đường có tốc độ giới hạn khác nhau dễ khiến tài xế vi phạm "lỗi tốc độ".
Tài xế nên chú ý quan sát sát biển báo giao thông, nhất là các biển báo giới hạn tốc độ, biển báo ra vào khu dân cư... để lái xe đúng tốc độ quy định TRẦN HOÀNG
Hiện tại, nhiều đoạn đường qua hầu hết các tỉnh, thành phố đã gắn hệ thống camera giám sát giao thông, theo dõi tốc độ. Các lái xe có thể bị "phạt nguội" nếu vi phạm luật giao thông cũng như lái xe quá tốc độ cho phép. Vì vậy, khi lái ô tô về quê chơi Tết tài xế nên chú ý quan sát sát biển báo giao thông, nhất là các biển báo giới hạn tốc độ, biển báo ra vào khu dân cư... để lái xe đúng tốc độ quy định.
Quán lẩu bò Đà Lạt có biển tên lạ nhất Internet ngày cuối năm, ai đi qua cũng phải gật gù: "Ngộ thiệt!" Công nhận là sáng tạo, hình thức marketing có 1-0-2. Thi thoảng trên MXH, người dùng chia sẻ những khoảnh khắc bắt gặp các biển báo, bảng tên, menu độc đáo của các hàng quán trong nhiều bối cảnh khó đỡ. Các post đơn giản nhưng khiến ai nhìn vào cũng phải bật cười thích thú. Nối tiếp series này, một bức ảnh...