Thác Bốn Tầng – nàng “Giáng Tiên” tuyệt đẹp giữa núi rừng Bình Định
Bên cạnh các bãi biển trong xanh tuyệt đẹp, tỉnh Bình Định còn có vô vàn những ngọn thác hùng vĩ, nên thơ làm say lòng du khách.
Nổi bật trong số đó là thác Bốn Tầng nằm ở khu rừng già thuộc thôn An Hậu (xã An Quang, huyện An Lão).
Thác Bốn Tầng là một hệ thống thác nước gồm 4 dòng thác, mỗi thác cách nhau khoảng 50m. Nước trên thác đổ xuống tuyệt đẹp, uyển chuyển như tóc mây của thiếu nữ nên còn gọi là thác Giáng Tiên.
Ngọn thác làm cho ai cũng phải ngạc nhiên vì độ cao ước tính khoảng 40m, trải dài từ đỉnh núi đến chân và uốn lượn những đường cong mềm mại nằm giữa màu xanh bạt ngàn của khu rừng già. |
Không chỉ được nhìn ngắm thiên nhiên, du khách có thể đắm mình vào dòng nước mát và nghe những thanh âm kỳ diệu của dòng thác nơi đây. Thiên nhiên thơ mộng sẽ khiến du khách cảm thấy được bình yên, thư thả. |
Video đang HOT |
Quãng đường gần 20km từ xã An Hòa (huyện An Lão) đến thác Bốn Tầng là một quãng đường nhiều trải nghiệm. Trên hành trình này, du khách có thể hiểu hơn về cuộc sống, phong tục, tập quán và văn hóa của đồng bào Bahnar, Hrê nơi đây. |
“An Lão là huyện miền núi của tỉnh Bình Định được thiên nhiên ưu ái với nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Trong đó, thác Bốn Tầng là địa điểm có nhiều tiềm năng trong phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Phát triển du lịch nhưng phải đảm bảo được cảnh quan thiên nhiên, giữ vững tài nguyên rừng cùng nét hoang sơ hệ thống thác”, ông Đỗ Tùng Lâm – Phó Chủ tịch UBND huyện An Lão cho biết. |
Cảnh giới khoáng đạt hồ Núi Một
Được xây dựng với mục đích phục vụ nước tưới tiêu cho vùng hạ lưu của TX An Nhơn và một phần huyện Tuy Phước, hồ chứa nước hồ Núi Một (thôn An Trường, xã Nhơn Tân, TX An Nhơn, Bình Định) trở thành điểm du lịch trải nghiệm tuyệt vời cho những người yêu thiên nhiên.
Đến hồ Núi Một vào mùa xuân bạn sẽ có dịp ngắm nhìn một vùng non xanh, nước biếc đắm say lòng người, với màu xanh ngút ngàn của trời mây, của núi cao, của rừng già...
Từ TP Quy Nhơn di chuyển theo hướng QL19, tới ngã tư xã Nhơn Tân (TX An Nhơn), rẽ trái là đường tới hồ Núi Một. Một vùng hồ rộng lớn, nước xanh như ngọc, soi bóng mây trời, vẻ đẹp của một vùng non xanh, nước biếc đắm say lòng người.
Vào mùa nước cạn, hồ Núi Một phơi một phần đáy, vùng này giống như thảo nguyên bao la. Ảnh: Nguyễn Phước Hoài.
Đặt chân tới hồ Núi Một vào ngày xuân nắng ấm, hút vào mắt tôi vẻ đẹp của một vùng trời nước bao la, thảm cỏ xanh chạy ngút về xa xa. Đứng trên bờ hồ lộng gió, phóng tầm mắt ra bốn phía là màu xanh của cây rừng, của cỏ biếc; soi bóng xuống mặt hồ phẳng như gương là trời xanh, mây trắng, một bức tranh thiên nhiên rực rỡ, mê hoặc lòng người.
Vào mùa xuân, lòng hồ như mặt gương soi in bóng trời xanh, mây trắng. Ảnh:Nguyễn Phước Hoài.
Chỉ mới men con đường nhỏ ven hồ thôi đã kịp cảm nhận dường như thiên nhiên ưu ái ban cho vùng đất này những mảng xanh của trời, của cây cỏ, của núi rừng đan xen vào nhau, soi bóng xuống lòng hồ tĩnh lặng. Thi thoảng những con sóng gợn lăn tăn khi có con gió nhẹ lướt qua làm lay động mặt nước. Còn nếu bơi thuyền ra giữa hồ nhất định bạn sẽ không muốn vào bờ nữa bởi những không gian xanh đan quyện vào nhau trong tĩnh lặng đến khôn cùng đã đưa bạn đến một cảnh giới khoáng đạt nhất.
Bạn không nên bỏ qua Di tích lịch sử căn cứ địa cách mạng An Trường nằm cạnh hồ Núi Một. Bạn sẽ đi theo những bậc đá xen giữa rừng già chừng 500 m để lên với hang Ông Dài - nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng trong những năm kháng chiến.
Có hai thời điểm đẹp nhất để khám phá hồ Núi Một là mùa xuân và cuối mùa hạ - đầu thu. Sự chuyển mình của thời gian, của thiên nhiên đã dệt hương sắc cho nơi đây. Nếu đến hồ những ngày này, bạn sẽ hút ánh nhìn say đắm bởi vẻ đẹp trong veo của trời mây, của nước hồ trong xanh soi bóng cỏ cây. Còn những ngày cuối hạ, đầu thu, khi nước hồ vơi nhiều, một vùng thảo nguyên uốn lượn dần hiện lên giữa lòng hồ. Bạn sẽ có cơ hội ngắm đồng cỏ mênh mông ngay rất gần, bạn sẽ thấy 3 màu cỏ xanh - vàng - cỏ úa đan xen nhau dệt nên vùng thảo nguyên bát ngát; trên thảo nguyên này là những đàn bò nhởn nhơ gặm cỏ. Dưới cái cây cô độc giữa hồ đó, người chăn bò nằm dưới bóng mát, ngắm trời mây... Đó là vẻ đẹp của hồ những ngày cuối hạ, chớm thu.
Ở cuối hồ là một ngôi làng nhỏ nép bên rừng già và vươn một phần ra ven hồ - làng Canh Tiến thuộc xã Canh Liên, huyện Vân Canh. Đồng bào Bana ở đây từ người lớn đến trẻ con đều hiếu khách. Ảnh:Đặng Trung Hiếu
Mùa nước cạn, bạn sẽ có cơ hội đi hết một vòng quanh hồ bằng đường mòn. Bên kia hồ nước là một ngôi làng nhỏ của người đồng bào Bana, làng Canh Tiến (xã Canh Liên, Vân Canh). Ở đây đồng bào rất hiếu khách, bạn sẽ có cơ hội theo họ len lỏi giữa rừng già để thu hái sản vật dưới tán rừng; đi lấy mật ong, đi hái dâu rừng... và rất nhiều điều thú vị khác đang chờ đón bạn.
Khám phá thác Giáng Tiên - Dải lụa mềm mại giữa rừng già Bình Định Thác Giáng Tiên - ngọn thác tuyệt đẹp nằm trong khu rừng của làng An Hậu, xã An Quang, huyện An Lão, tỉnh Bình Định (cách thành phố Quy Nhơn khoảng 110km) là điểm dã ngoại thu hút du khách trong dịp hè. Thác Giáng Tiên uốn lượn quanh những tảng đá Hành trình đi đến thác Giáng Tiên khá vất vả và...