Thả trăn đất hơn nửa tạ cùng 23 động vật hoang dã về rừng U Minh Thượng
Chi cục Kiểm lâm TP.HCM phối hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang) thả con trăn đất cùng 23 động vật hoang dã về tự nhiên.
Ngày 12-1, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM thông tin, đơn vị vừa phối hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang) thả 24 động vật hoang dã về môi trường tự nhiên.
Trong số này có một con trăn đất (tên khoa học là Python bivittatus), nặng khoảng 58 kg, dài khoảng 4 m do một người dân ở huyện Bình Chánh tự nguyện giao nộp cho Chi cục Kiểm lâm TP.HCM hồi tháng 8-2023.
Chi cục Kiểm lâm TP.HCM phối hợp thả 24 động vật hoang dã bao gồm con trăn đất nặng 58 kg về rừng U Minh Thượng. Ảnh: HT
Video đang HOT
Ngoài ra còn có 23 động vật hoang dã thuộc 10 loài như như mèo rừng, chim cao cát bụng trắng, rùa răng, rùa hộp lưng đen, rùa ba gờ…
Đây là động vật hoang dã được người dân bàn giao và Chi cục Kiểm lâm TP.HCM tiếp nhận, cứu hộ, chăm sóc.
Thả động vật hoang dã về lại môi trường tự nhiên ở Vườn quốc gia U Minh Thượng. Ảnh: HT
Các động vật hoang dã này trước đó được Chi cục Kiểm lâm TP.HCM tiếp nhận từ người dân. Ảnh: HT
Ngoài thả 24 động vật hoang dã nêu trên về môi trường tự nhiên, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM đã chuyển giao hai con cá sấu nước ngọt (tên khoa học là Crocodylus siamensis) cho Vườn quốc gia U Minh Thượng nuôi dưỡng, bảo tồn.
Hà Tĩnh: Tiếp nhận nhiều cá thể động vật hoang dã quý hiếm để thả về tự nhiên
Sáng 4-11, đại diện Vườn quốc gia Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị tiếp nhận 14 cá thể động vật hoang dã quý hiếm và 3 cá thể động vật thông thường để chăm sóc, thả về tự nhiên.
Theo đó, 14 cá thể động vật hoang dã quý hiếm gồm: 1 trăn đất, 1 rùa núi vàng, 8 rùa hộp trán vàng miền Bắc, 1 khỉ mốc, 1 khỉ vàng, 2 cầy vòi hương.
Các cá thể này nằm trong Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, thuộc nhóm IB và IIB, cần được bảo vệ, bảo tồn.
Còn 3 cá thể thuộc nhóm động vật thông thường là dúi và don.
Các cá thể động vật nói trên do chùa Đại Giác (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) tự nguyện bàn giao cho Vườn quốc gia Vũ Quang.
Các cá thể động vật sẽ được chăm sóc trước lúc thả về môi trường tự nhiên
Sau khi tiếp nhận, Vườn quốc gia Vũ Quang tiếp tục theo dõi, chăm sóc, đảm bảo an toàn trước khi tái thả về môi trường tự nhiên.
Từ đầu năm 2023 đến nay, Vườn quốc gia Vũ Quang đã tiếp nhận từ các tổ chức, cá nhân, đơn vị, địa phương bàn giao tổng cộng 358 cá thể động vật hoang dã quý hiếm và động vật thông thường.
Sau thời gian theo dõi, chăm sóc, đảm bảo an toàn, đơn vị thả về tự nhiên 298 cá thể; số còn lại tiếp tục theo dõi, chăm sóc, để tái thả trong thời gian tới.
Bảo tồn loài tắc kè chỉ có ở Việt Nam Tắc kè Cảnh là loài đặc hữu ở Việt Nam đứng trước nguy cơ biến mất do không được bảo tồn và thiếu các thông tin sinh học cơ bản về loài. "Rình rập" suốt 3 tháng Một trong những nguyên nhân mà 96% các loài bò sát trên thế giới không được bảo vệ bởi các biện pháp bảo tồn là do...