Tha thứ cho người khác chính là tự cởi trói chính mình
Nhiều người cảm thấy tha thứ là một việc khó trong đời. Người ta đối xử tệ bạc, khinh ghét mình, nhục mạ mình, sao có thể dễ dàng bỏ qua được chứ? Nhưng liệu học cách vị tha, tha thứ có thực sự khó khăn ?
Trước hết bạn hãy nghe tôi kể một câu chuyện. Một hôm, thầy giáo chủ nhiệm ra một đề kiểm tra kỳ lạ cho học sinh. Ông yêu cầu tất cả học trò của mình về nhà viết tên những người mình vốn không thể tha thứ lên trên những củ khoai tây và cho vào túi nilon, viết rõ cả ngày tháng và lý do. Thầy cũng yêu cầu học trò mang theo chiếc túi đó mọi lúc, mọi nơi, ngay cả khi ngủ cũng phải đặt ở đầu giường.
Một thời gian sau, tất cả học sinh đều nhận ra rằng chiếc túi đó quả thực là một gánh nặng. Sinh hoạt cá nhân của họ đều gặp không ít trở ngại. Khi ăn, ngủ, vệ sinh, họ đều phải mang nó kè kè bên mình. Ngoài ra, ngày tháng trôi qua, những củ khoai tây để trong túi đã bắt đầu phân huỷ, thối hỏng, trở thành một loại chất nhầy nhụa, bốc mùi.
Lúc ấy, người thầy nọ ôn tồn giảng: “Các em thấy đấy, không thể tha thứ cho người khác chính là một loại gánh nặng. Tâm oán hận sẽ tích tồn những thứ dơ bẩn trong lòng. Nếu mãi ôm giữ oán hận rồi chúng ta sẽ tự làm cho bản thân mình trở nên nhơ nhuốc đi”.
Tha thứ chính là sức mạnh của ý chí kiên cường.
Câu hỏi đặt ra là vì sao chúng ta luôn không thể bao dung, tha thứ cho người khác?
Có người miệng nói tha thứ nhưng trong tâm hãy còn chất đầy oán hận, căm phẫn. Bị người khác gây tổn thương đương nhiên không phải là một cảm giác dễ chịu gì. Nhưng trên đời có ai mà chưa từng chịu tổn thương đây? Nếu cứ ôm giữ mãi tâm oán hận, chẳng phải tâm hồn người ta sẽ chỉ còn đầy những vết thương đang rỉ máu hay sao?
Không thể tha thứ còn là biểu hiện của sự ích kỷ. Khi đặt mình cao hơn người khác, muốn mình trở thành trung tâm vũ trụ, người ta tất nhiên không muốn bị ai làm thương tổn. Vả lại, khi làm tổn thương người khác, ta luôn mong muốn họ thông cảm, thấu hiểu và bao dung cho mình. Trong khi rất nhiều lúc chính ta lại không làm được điều ấy ở những trường hợp ngược lại.
Video đang HOT
Thực sự, tha thứ chính là một loại sức mạnh tinh thần. Tha thứ không phải yếu đuối, nhu nhược, dĩ hoà vi quý, tha thứ càng không phải đầu hàng, chấp nhận buông xuôi. Tha thứ là đặt mình ở trên người khác để bao dung họ. Cổ nhân dạy: “Lùi một bước biển rộng trời cao”. Nếu bạn thực sự có thể lùi lại, lấy tĩnh khí của mình để xét đoán sự việc thì sẽ thực sự nhìn thấy được một cảnh tượng mĩ diệu khác. Đó là cảnh giới của người quân tử, cảnh giới của sự bao dung, từ bi, của tinh thần vị tha, cao thượng.
Có câu “Nhân vô thập toàn”, con người không ai có thể mười phần hoàn hảo, ai cũng có lúc mắc sai lầm. Khi không thể bao dung cho người khác, bạn cũng đừng mong cầu nhận được sự vị tha từ họ. Có ai dám chắc cả đời mình không từng phạm lỗi, vấp ngã không? Vả chăng khi tha thứ cho kẻ thù của mình cũng chính là bạn đang tự cởi sợi dây trói buộc trong lòng mình vậy. Sợi dây vô hình ấy nếu không cởi bỏ sẽ ngày càng thít chặt lấy tâm hồn người ta, lâu ngày trở thành một thứ oán khí, uất hận, tạo thành thống khổ tinh thần và vô vàn bệnh tật. Cho nên nói, tha thứ, dung thứ cho người cũng chính là tự cứu mạng mình.
Khi rũ bỏ được oán hận, ta sẽ cảm nhận được sự thanh thản.
Chuyện xưa kể rằng, Sở Trang Vương một hôm cho bày yến tiệc thết đãi các đại thần. Trong tiệc, gió lớn nổi lên bỗng thổi tắt hết đèn nến. Khi ấy, một quan viên lợi dụng đêm tối kéo áo chọc ghẹo cung nữ của nhà vua. Người cung nữ ấy giật đứt giải mũ của ông này rồi tâu lên Sở Trang Vương, muốn thắp đèn nến lên, tìm xem ai là người đã chọc ghẹo mình và xử tội. Nhưng Sở Trang Vương gạt đi và tuyên bố: “Hôm nay các khanh uống rượu cùng ta mà không say đến đứt giải mũ thì chưa phải là thực bụng vui vậy!”. Thế là các đại thần văn võ đều giật đứt giải mũ của mình. Nhân thế mà người trêu ghẹo cung nữ kia không bị lộ mặt nữa.
Hai năm sau, nước Sở đánh nhau to với nước Tấn. Qua năm trận kịch chiến, quân Sở có một võ tướng liều mình, tả xung hữu đột, không màng sống chết, luôn đi tiên phong. Quân Sở nhờ vậy thắng luôn. Sau này Sở Trang Vương lấy làm lạ, bèn cho gọi đến hỏi ngọn ngành. Người ấy bèn thưa: “Thần chịu nghĩa xưa, đội ơn dày của bệ hạ đã tha cho tội khi quân. Vốn mong muốn liều chết để báo đền ân đức bệ hạ, đến nay thần mới có dịp. Thần là Tưởng Hùng, là người năm xưa trêu ghẹo cung nữ của bệ hạ trong tiệc rượu”.
Sở Trang Vương quả thực có lòng hào hiệp, bụng dạ cũng không chút hẹp hòi, nhỏ nhen. Nếu không tha thứ cho Tưởng Hùng lỗi lầm trên bàn rượu đêm hôm ấy thử hỏi lấy ai là kẻ tiên phong, xông vào mũi tên hòn đạn mà chiến đấu hết mình cho ông đây?
Tha thứ không phải là ban phát ân huệ cho kẻ khác. Tha thứ chính là món quà cho tâm hồn của chính chúng ta
Tha thứ không khó, cái khó chính là người ta có dám buông bỏ tâm hận thù, oán giận hay không. Hận thù bản thân là một con quỷ dữ. Nếu bạn cứ mãi ôm giữ nó trong tâm, chẳng phải là càng tiếp thêm năng lượng và sự sống cho nó. Đến một ngày kia, nó sẽ quay trở lại nuốt chửng bạn. Chuyện này nguy hiểm là thế. Vậy nên bạn hãy luôn ghi nhớ rằng:
Tha thứ là dòng suối nguồn tưới mát ngọn lửa hận thù thiêu cháy tâm can.
Không thể mở rộng tấm lòng dung nạp người khác, khẳng định là bạn cũng không thể thành công trên đường đời.
Cái gốc của tha thứ chính là tâm từ bi, thiện lương. Để có thể tha thứ cho người khác dễ dàng hơn, phải chăng bạn luôn nên nuôi dưỡng cho mình một tấm lòng lương thiện, nhân hậu?
Theo PNN
Lòng từ ái, khoan dung, vận mệnh tự nhiên sẽ may mắn tốt lành
Nếu muốn thay đổi số mệnh, trước tiên hãy điều chỉnh tâm tính, tu chính lại hành vi của mình.
Mọi chuyện trên thế gian đều có quy luật, khi đã tìm ra được quy luật của vận mệnh, thì không khó đoán ra được quỹ đạo vận mệnh của người ta. Vận mệnh con trời, ba phần do người, bảy phần do người. Vận mệnh là do bản thân nắm giữ trên tay, lòng dạ và hành vi của bản thân, thời thời khắc khắc đều đáng khống chế vận mệnh của bạn. Nếu muốn thay đổi vận mệnh, trước hết cần phải điều chỉnh tâm thái, tu chính lại hành vi của bản thân mình.
Phúc đến từ tâm, tấm lòng bác ái từ bi có thể dung nạp được mọi phúc khí. Nếu muốn bồi dưỡng tâm từ bi của mình, đối với vạn vật trong trời đất, cọng cây ngọn cỏ, cho đến mọi sinh mệnh nhỏ bé tầm thường, đều nên có lòng từ bi sâu sắc. Tấm lòng hòa ái từ bi khiến trên người bạn lan tỏa một sức hấp dẫn lớn mạnh, mọi thứ cần thiết, không cầu cũng sẽ tự có được.
Đồ vật mà ta sử dụng đều nên trân quý, vật dùng cho đúng tác dụng, chớ nên lãng phí. Dùng bất cứ vật gì, đều hãy trân quý chứ đừng coi rẻ. Đây chính là tích phúc (quý trọng phúc khí của mình, không hưởng thụ quá mức). Tích phúc không chỉ là tiết kiệm mấy món đồ đó, cũng không phải là không mua sắm chi nữa, mà đây là một loại thái độ sống. Loại thái độ này quyết định bạn có tư cách hưởng thụ phúc báo hay không.
Nhiều thêm chút lòng "cảm ân", vạn vật trời đất đều sẽ quan tâm đến bạn, ở hết thảy chỗ đáng được cảm ân và không đáng được cảm ân, bạn sẽ tìm được chỗ cảm ân. Như vậy, vạn vật trời đất đối với bạn càng thêm yêu quý, khiến bạn gặp dữ hóa lành.
Vạn vật trong trời đất, tự đã có định số. Phúc báo của một người là có giới hạn... bạn dùng hết thì cũng chính là đã không còn nữa. Người sống ở đời, "xả thí" (buông bỏ và cho đi) là cách để tích phúc báo. Tiền tài cho đi tuyệt sẽ không mất trắng, bởi quả chín thu được bao giờ cũng nhiều hơn số hạt giống khi ta gieo xuống.
Rất nhiều người giàu đều có thói quen bố thí. Đây là thói quen mà họ đã tích lũy nhiều đời mang đến, khiến họ vui vẻ bố thí, vậy nên mới có được phúc báo to lớn trong kiếp sống này.
Đương nhiên, cho đi mà không cầu cạnh mới là con đường ngay chính. Nhưng chúng ta phần lớn đều là người phàm, từ người phàm đến bậc Thánh nhân, có thể thông qua những hành vi này dần dần thay đổi, từng bước từng bước đi lên. Quá trình xả thí chính là quá trình mở rộng tấm lòng. Xả thí càng nhiều, tấm lòng càng rộng mở, càng nhân từ. Đây là điều được bồi dưỡng từng bước một trong quá trình buông bỏ và cho đi.
"Tâm thái" trong lúc xả thí cũng rất quan trọng! Số tài phú mà bạn cho đi với tâm hoan hỷ, thì số tài phú nhận lại được cũng sẽ khiến bạn vui vẻ. Còn tài phú mà bạn cho đi với tâm thái không vui, thế thì cái nhận lại được cũng chỉ là tài phú, nhưng số tài phú này không thể mang đến niềm vui cho bạn.
(Ảnh minh họa)
Tính cách "nhân hậu" một chút, thường luôn có thể gặp dữ hóa lành, người mà cực đoan khắt khe quá mức, thường trong lòng dễ sinh ấm ức. Còn người tấm lòng rộng mở, chuyện gì cũng đều có thể chấp nhận được, thường luôn bình an vui vẻ, chuyện gì cũng đều không có. Đây chính là mạng số đều do tâm.
Nếu lòng của bạn chỗ này không được, chỗ kia cũng không được, thế giới cũng bạn sẽ không rộng lớn. Trời đất cũng sẽ không rộng lượng với bạn. Một vài chuyện có thể lớn có thể nhỏ, đối với người khác thì là chuyện nhỏ, nhưng khi chuyển sang người bạn thì lại trở thành nỗi bất hạnh không thể thu dọn được. Một chút vận rủi và sai lầm nhỏ nhặt, với người khác là chuyện rất dễ vượt qua, nhưng khi chuyển sang thân bạn thì lại trở thành một kiếp nạn lớn.
Lòng của bạn từ ái, ôn hòa, khoan dung, vận mệnh của bạn tự nhiên sẽ may mắn tốt lành, bình an suôn sẻ! Vậy nên chuyện gì cũng đều không nên cầu cạnh bên ngoài, trước tiên hãy hỏi thử lòng của mình. Lòng của bạn thế nào thì sinh ra thế giới như vậy. Hoàn cảnh bên ngoài chính là tấm gương phản chiếu tâm hồn bạn. Lòng của bạn từ ái, bình hoà, khoan dung, khiến bạn đi đến đâu cũng đều được mọi người chào đón, cuộc đời của bạn đâu đâu cũng tràn ngập ánh sáng và niềm vui.
Theo NS
9 lợi ích không ngờ tới nếu quý ông biết nghe lời vợ Bạn sẽ có đời sống sinh hoạt vợ chồng gắn bó, nồng cháy hơn nếu chịu lắng nghe nhu cầu của vợ mình. Hãy kiên nhẫn, biết lắng nghe để hiểu vợ nhiều hơn (Ảnh minh họa) Cho dù bạn có phủ nhận như thế nào đi nữa thì lắng nghe thực sự là một loại kỹ năng. Đã có nghiên cứu khoa...