Thả rùa quý có gắn thiết bị định vị trở lại biển
Tin từ Chi cuc Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên-Huế ngày 21.12 cho biết đơn vị này vừa phôi hơp vơi Đôn Biên phong Cưa khâu Chân Mây (xã Lộc Vĩnh, H.Phu Lôc, tỉnh Thừa Thiên-Huế) và chính quyền xã Lộc Vĩnh tha một ca thê rua biên quy hiêm trở lại biển sau khi cá thể này vướng vào lưới của một ngư dân ở Lộc Vĩnh.
Các lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên-Huế thả cá thể rùa biển quý hiếm trở lại biển
Như Thanh Niên Online đã thông tin, cá thể rùa biển nói trên dài 95 cm, chiều rộng mai 66 cm, cân nặng 50 kg, được xác định làloài vích, bộ rùa biển có tên khoa học là Chelonia mydas.
Đây loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam bị cấm đánh bắt dưới bất cứ hình thức nào. Đáng chú ý, trên mai và chân con vích trên có gắn thiêt bi điện tử sau khi cá thể này được Tổ chức phi chính phủ SEA TURTLES 911 có trụ sở tại Hawaii (Mỹ) phối hợp với Đại học Công lập Hải Nam (Trung Quốc) cứu hộ.
Video đang HOT
Con vích quý sau khi được thả trở lại biển – Ảnh: Đình Toàn
TS Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết thêm, ngay sau khi cá thể rùa biển được một ngư dân ở Lộc Vĩnh vô tình bắt được, đơn vị đã tiến hành cứu hộ, đồng thời liên hệ với Tổ chức SEA TURTLES 911 và đã xác thực những thông tin nói trên.
Qua email trao đổi, Tổ chức phi chính phủ này cũng khuyến nghị phía Thừa Thiên-Huế liên hệ với lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam để cơ quan này chứng kiến việc thả vích quý về lại môi trường tự nhiên, nhưng do tình trạng sức khỏe cá thể bị yếu cần phải sớm trả về đại dương nên không thể mời lãnh sự quán Mỹ đến để kịp tham gia và chứng kiến.
Về thiết bị điện tử gắn trên thân vích, TS Bình cho biết thực chất đó là thiết bị định vị để nhận biết “hải trình” con vích đi lại và sinh sống của tổ chức SEA TURTLES 911 sau lần cứu hộ trước đây.
Tin, ảnh: Đình Toàn
Theo Thanhnien
Đề nghị gắn thiết bị định vị đối với các nguồn phóng xạ
Thành phố hiện có hàng ngàn thiết bị chứa chất phóng xạ, nếu xảy ra sự cố rò rỉ sẽ bô cùng nguy hiểm. Nhằm đảm bảo an ninh, UBND TP đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ có quy định bắt buộc gắn thiết bị định vị đối với các nguồn phóng xạ.
Thiết bị chụp ảnh xuyên thấu (NTD) từng bị đánh cắp ngày 12/9/2014 (nguồn: sở Khoa học và Công nghệ TP)
Nhằm tăng cường công tác đảm bảo an ninh nguồn phóng xạ, UBND TP đã gửi văn bản đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu và ban hành quy định bắt buộc phải gắn thiết bị định vị đối với các nguồn phóng xạ.
Và trước mắt, trong thời điểm chưa ban hành được quy định bắt buộc, thành phố đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản yêu cầu các đơn vị có nguồn phóng xạ hợp tác với UBND TP để gắn thiết bị giám sát và định vị.
Theo thống kế của Sở Khoa học và Công nghệ, trên địa bàn thành phố hiện có hơn 1.200 nguồn phóng xạ với 10 chủng loại khác nhau, được sử dụng tại 624 cơ sở y tế. Ngoài ra còn có 67 cơ sở đang sử dụng 241 thiết bị và lưu giữ 39 nguồn phóng xạ lĩnh vực công nghiệp.
Tuy nhiên, thời gian qua đã xảy ra sự cố thất lạc nguồn phóng xạ cũng như đã phát hiện các nguồn phóng xạ vô chủ, vận chuyển, lưu trữ và sử dụng nguồn phóng xạ không giấy phép... Và qua khảo sát của cơ quan chức năng cho biết vẫn còn 5,6% số cơ sở tư nhân có các hoạt động chiếu chụp X - quang không phép.
Đương cử, sự cố gần đây nhất xảy ra vào ngày 12/9, Ngô Quốc Vương và Đặng Xuân Lưu đã lấy trộm thiết bị chụp ảnh xuyên thấu (NTD) có nguồn phóng xạ Iridium - 192 của một công ty tại phường 4, quận Tân Bình về nhà cất giấu và đi bán ve chai với giá 200.000 đồng (trong khi thiết bị này được xác định có giá khoảng 400 triệu đồng - (!?). Nguy hại hơn, nếu chất phóng xạ này bị phát tán ra môi trường, con người sẽ bị bỏng, nhiễm độc và nguy cơ dẫn đến sự cố chết người do nhiễm phóng xạ là rất cao. Sự cố này đã gây sự hoang mang cho người dân, đồng thời cũng là tiếng chuông báo động trong vấn đề quản lý, kiểm soát các thiết bị chứa chất phóng xạ.
Ngay sau sự cố xảy ra, UBND TP đã yêu cầu Sở Khoa học và Công nghệ triển khai hệ thống quản lý và gắn định vị lên các thiết bị chứa chất phóng. Đây được cho là giải pháp "tình thế" tối ưu nhất để quản lý các thiết bị có nguồn phóng xạ nguy hiểm cho con người. Qua hệ thống định vị, vị trí của các thiết bị phóng xạ sẽ hiển thị trong phần mềm ứng dụng GIS, dạng bản đồ. Do chưa có quy định bắt buộc các đơn vị đăng ký lắp đặt thiết bị định vị nên tạm thời ngân sách nhà nước bỏ ra ra để lắp miễn phí cho các đơn vị.
UBND TP cũng yêu cầu Sở Khoa học Công nghệ TP thành lập tổ ứng phó sự cố phóng xạ, bức xạ. Đề xuất mua các trang thiết bị chuyên dùng để kịp thời phát hiện, xử lý nhanh nhất khi xảy ra sự cố các nguồn phóng xạ, bức xạ bị "lọt" ra môi trường.
Quốc Anh
Theo Dantri
Vạch mặt giàn khoan 981 Trung Quốc đưa vào vùng biển Việt Nam Giàn khoan HD 981 của Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam là "Hàng không mẫu hạm dầu mỏ" phục vụ cho toan tính hiện thực hóa đường lưỡi bò cũng như chiến lược khai thác dầu khí Biển Đông. Giàn khoan HD 981 của Trung Quốc hoạt động bất hợp...