Thà là một gái ế tử tế còn hơn cưới phải người không ra gì!
Tôi đi từ thất vọng này đến thất vọng khác về những người đàn ông mà tôi gặp gỡ. Thà là gái ế vì quá tử tế còn hơn cưới phải một người không ra gì.
Dù có vẻ ngoài ưa nhìn, nhà có điều kiện, thu nhập cao và 28 tuổi vậy mà vẫn chưa có người yêu nên tôi trở thành tâm điểm bao nhiêu lời đồn thổi. Bố mẹ tôi ngày nào cũng xoắn tít sợ tôi kết hôn muộn sẽ khó sinh con. Bạn bè thì trước mặt không nói gì nhưng sau lưng có người hả hê vì nghĩ tôi chảnh chọe cành cao cành thấp nên bây giờ gái ế trắng mắt ra. Còn những người quen biết mà không quen thân thì nghĩ tôi đang ôm cây đợi thỏ, chờ đại gia đến rước.
Trong khi đó nguyên nhân thực sự là tôi không thể tìm được một người tử tế để yêu. Không biết đàn ông bao nhiêu tuổi mới trưởng thành và trở nên tử tế, chứ đàn ông 30 mà tôi đã từng gặp qua thì không bói đâu ra một người như thế.
Vì tôi gần tròn 30 nên những người đến với tôi toàn từ 40 đổ lại. Tư duy, suy nghĩ, tính cách, hành động của họ thật đến nằm mơ tôi cũng không tưởng tượng được. Họ không có khái niệm yêu, quy trình của họ là “tiếp cận – quen biết – tình dục” rồi sau đó có thể cưới hoặc không cưới. Mặt khác họ nghĩ phụ nữ 30 đều là những người bề ngoài thì giả vờ điềm tĩnh còn bên trong thì đang bấn loạn tìm kiếm một tấm chồng nên không có xu hướng săn đón chiều chuộng. Nếu có thì chỉ là ga lăng tán tỉnh vài ba bữa đầu để lấy ấn tượng.
Có hai kiểu đàn ông chính mà gái ế tôi thường gặp và không bao giờ xếp họ vào hạng tử tế cho dù họ là doanh nhân thành đạt, trưởng phó phòng hay thiếu gia đại gia.
Thứ nhất, mở miệng là họ chém gió về tiền bạc, tài sản. Có một thực tế là người giàu không bao giờ nói về tiền của họ. Cũng như người thành đạt không kể về sự thành công, đơn giản vì họ rất bận rộn với công việc và không có thời gian.
Tôi đã từng được giới thiệu để quen với một người hơn tôi vài tuổi. Anh có ô tô, có nhà ở Hà Nội. Tôi đã khấp khởi hi vọng khi lần đầu nhìn thấy anh ta nhưng nhanh chóng sụp đổ khi anh ta bắt đầu mở miệng. Anh ta huyên thuyên về cao ốc chỗ này, bất động sản chỗ kia, mua sắm và du lịch tiêu tốn hàng trăm triệu mỗi năm rồi các kế hoạch làm giàu… Thay vì ít nói lại để buổi nói chuyện giống với một cuộc gặp gỡ đầu tiên đầy ý nhị giữa đàn ông và phụ nữ.
Video đang HOT
Tôi hỏi anh ta vì sao chưa lấy vợ? Anh ta bảo vì coi trọng sự nghiệp, hăng say làm giàu. Những người như thế này thì có dù có cưới vợ và có con cũng khó mà coi trọng gia đình bởi họ rất yêu đồng tiền, dù có làm ra tiền thì mãi mãi vẫn là nô lệ của đồng tiền. Đó là chưa kể đến việc tuy ba hoa tài sản hoành tráng là thế nhưng đến tiền cà phê cũng phải share hoặc “hôm nay anh mời thì hôm sau đến lượt em đấy”.
Có một chuyện khá buồn cười, không phải anh này mà là một anh khác. Gặp mấy hôm đầu thì thấy hợp nên anh ta chắc quyết định tiến xa hơn bằng cách rủ nhau chạy bộ buổi sáng để có thêm thời gian tìm hiểu. Sáng nào khi trên đường về anh này cũng phải mua đồ ăn sáng về cho gia đình.
Anh ta có hiếu thế là tốt nhưng vấn đề là hôm thì bảo quên tiền, hôm thì bảo không có tiền lẻ. Tôi trả hộ mấy lần nên điên quá bảo: “Không có tiền lẻ thì anh lấy tiền chẵn mà trả. Người ta có quy định không được dùng tiền chẵn đâu”. Anh ta tỏ vẻ khó chịu rồi lôi ra tờ 100 nghìn để trả. Tôi ngỡ ngàng nhưng cũng buồn cười vì độ cù nhầy của anh ta. Thế là tạm biệt, đôi ta xa nhau từ đây.
Thể loại thứ hai là mới quen biết đã đòi quan hệ tình dục. Kiểu này rất phổ biến vì họ nghĩ ai cũng 30 tuổi cả rồi, còn e ngại và giữ gìn làm gì nữa. Rất nhiều người tôi quen đều có tâm lý có thể vào nhà nghỉ sau một vài lần đi cà phê. Tôi đã gặp vài người như thế.
Quen được hơn tháng, họ nhắn tin: “Hôm nay mình đổi địa điểm hẹn hò nhé, cà phê uống mãi cũng đắng” rồi kèm theo địa chỉ nhà nghỉ. Có người còn sỗ sàng hơn, họ không cần nói, đang đi chơi họ chở thẳng vào nhà nghỉ hoặc lúc ngồi cạnh nhau thì sàm sỡ sờ mò lung tung như thể đã yêu nhau từ lâu lắm.
Tôi đi từ thất vọng này đến thất vọng khác về những người đàn ông mà tôi gặp gỡ (Ảnh minh họa)
Với họ, con đường yêu đường rất ngắn ngủi, quen một vài ngày có thể cầm tay, một tuần đã có thể hôn, hai tuần đã có thể lên giường. Nếu có thể họ còn rút ngắn tất cả các bước ấy để cốt sao được sex càng sớm càng tốt. Họ chê tôi bảo thủ, vờ vịt, 30 còn trinh trắng nỗi gì mà e ấp.
Tôi đã chửi vào mặt từng người một là cho dù tôi không còn trong trắng cũng không dành cho những kẻ trơ tráo thèm thịt người như các anh. Dường như ở họ không có một chút tự trọng và sự tôn trọng tối thiểu dành cho phụ nữ.
Cứ thế, tôi đi từ thất vọng này đến thất vọng khác về những người đàn ông mà tôi gặp gỡ. Với tôi, thà là gái ế vì quá tử tế còn hơn cưới phải một người không ra gì. Đến giờ, tôi cũng không biết bản chất đàn ông là như thế hay do tôi có phần khắt khe với họ?
Theo Afamily
Chuột sa chĩnh gạo?
Thị nghiến răng kèn kẹt. Những tấm ảnh trong tay thị bị vò nát. Vậy là thị đã bị phản bội bởi chính người chồng "lù mịch" mà thị nghĩ có các vàng cũng không ma nào thèm ngó tới. Thị phóng xe vùn vụt về nhà, trong đầu tưởng tượng cảnh gã sẽ quỳ gối van xin thị tha thứ.
Nhưng đời nào thị bỏ qua dễ dàng thế. Thị sẽ làm cho ra ngô ra khoai. Phải. Thị có quyền làm thế. Cái quyền rất chính đáng của một người vợ, mà theo thị tự nhận thấy là chẳng có gì để mà phải chê.
Hình minh họa: AP Images
Gã lấy được thị, chẳng khác nào chuột sa chĩnh gạo. Cả cái phố huyện này, có ai lạ gì nhà thị. Thân sinh ra thị vốn quan chức về hưu, cũng có trong tay ít tài sản. Của hồi môn ngày thị đi lấy chồng là vài cây vàng cộng thêm lô đất giữa thị trấn. Vốn nhanh nhẹn tháo vát, thị vay thêm vốn, mở một cửa hàng vật liệu xây dựng. Buôn bán gặp thời, đường xá giao thông được quy hoạch lại, chẳng mấy chốc từ cái lô đất hoang ấy đã mọc lên ngôi nhà 3 tầng 2 mặt tiền chình ình giữa ngã tư thị trấn. Thị " mát tay" buôn bán, cái miệng lại khéo nói nên kẻ ra người vào tấp nập. Người ta lấy vợ là vất vả lo kiếm tiền nuôi vợ nuôi con. Còn gã "được" thị lấy về, tài sản có sẵn, chẳng phải lo nghĩ gì. Thị yêu và chăm sóc gã, chẳng bao giờ để gã phải lo thiếu thốn. Cơm nước có người làm lo, thỉnh thoảng thị kiểm tra ví, bỏ vào đó vài trăm nghìn cho lão có đồng nước đồng thuốc với bạn bè. Có bao nhiêu người đàn ông thèm được như gã, vậy mà gã lại dám phản bội thị. Mà ngoại tình với cô nào trẻ đẹp thì thị còn dễ hiểu, đằng này lại với mụ bán trà đá đã góa chồng.
Thị bước vào nhà, ném xấp ảnh vào mặt gã. Rồi thị gào lên, nước mắt giàn giụa. Thị khóc, thị trách móc, thị tru tréo mặc bao ánh mắt hiếu kỳ của khách hàng đang đổ dồn về phía mình. Mặt gã chuyển màu từ tái xám, đến đỏ ửng, rồi trắng bệch. Gã nhặt những tấm ảnh, rồi khác hẳn với những gì thị tưởng tượng, gã bước về phía thị trả lời cho bao thắc mắc của thị bằng một câu mà khi nghe xong thị càng thêm bội phần khó hiểu: "Cô ấy chẳng có điểm gì hơn cô cả, nhưng cô ấy cho tôi cảm giác mình là một thằng đàn ông".
Gã lầm lũi bước về phòng. Gã biết, thị sẽ chẳng bao giờ hiểu được lòng gã. Nếu mà nói là gã không yêu thị thì không đúng, phải yêu thì gã mới cưới. Nhưng tình yêu ấy đã lụi tàn dần sau vài năm kết hôn. Gã sống giản dị, hiền lành và đơn giản. Ông trời se duyên cho gã và thị như thể để cho cái tính cách tháo vát pha chút lọc lõi của thị bù đắp cho cái sự đơn giản có phần chậm chạp ở gã. Người ta bảo gã sướng. Vợ gã chỉ nhìn thấy những ánh mắt thèm muốn của người khác, còn gã nhìn thấy cả những cái nhếch mép giễu cợt của thiên hạ. Gã thấy mình chẳng khác nào một thằng con lớn trong nhà. Bởi gã có quyền gì đâu? Sáng gã dậy, cơm nước đã sẵn. Gã chỉ việc ăn rồi đi làm. Tiền lương của gã trả qua thẻ, mà thẻ thì thị cầm, bởi vì "cái loại công chức cả ngày đút chân gầm bàn như ông thì cần gì đến tiền mà giữ thẻ". Mỗi ngày trước khi đi làm, thị bỏ vào ví gã ít tiền lẻ, đủ để uống vài cốc nước và mua thêm bao thuốc lá. Thế nên bao nhiêu năm đi làm, đến khi mẹ gã ở quê muốn lợp lái cái mái tôn cho khỏi dột gã cũng phải ngửa tay xin tiền vợ. Thị nhét vào ví gã dăm triệu kèm lời mát mẻ tự mãn "mẹ anh đúng là số quá sướng mới có người con dâu như tôi". Gã chẳng giỏi làm ăn, đã thế lại hơi chậm. Sau vài lần bị khách kêu ca, thị quát gã: "Chậm chạp lù rù thế thì đuổi hết khách của tôi đi à?" rồi xua gã vào trong nhà. Từ bận đó, gã đi làm về là ngồi lỳ trên phòng, thi thoảng xuống bếp phụ bà giúp việc nhặt rau. Thằng con đang tuổi lớn được mẹ chiều sinh hư, gã thấy nó bỏ học đi chơi nhưng cũng chẳng nói được nó. Bởi trong nhà, nhất nhất mọi thứ đều do mẹ sắp đặt.
Dạo gần đây, gã hay đi tập thể dục, sau mỗi lần tập mấy ông bạn thường ngồi nghỉ ở quán nước. Cô bán nước vốn là bạn học cũ của gã, lấy chồng trên này nhưng chồng mất sớm. Gã thấy thoải mái mỗi khi ngồi nói chuyện với cô ấy. Giọng nói nhẹ nhàng, am hiểu cuộc sống chứ chẳng như vợ gã. Thỉnh thoảng gã sang giúp cô ấy lắp đặt cái ống nước, sửa ổ điện dù cô ấy chẳng một lần nhờ vả. Sau mỗi lần như thế, cô ấy không ngớt lời cảm ơn lẫn trong đó ánh mắt cảm phục. Gã thấy người lâng lâng.
Gã từ từ đặt lên bàn tờ giấy, viết lên đó những dòng chữ mà thâm tâm gã chẳng hề mong muốn. Nhưng gã không muốn sống trong cái chĩnh gạo to tướng ấy nữa. Gã muốn thoát ra và sống cuộc sống của mình.
Theo VNE
Bom hẹn giờ Em và anh ấy là bạn học thời phổ thông, là mối tình đầu rất đẹp, kéo dài đến khi tốt nghiệp đại học. Sau đó, em du học tự túc, một năm sau anh cũng được học bổng du học. Chúng em tìm lại nhau ở nước ngoài, tình cảm vẫn nồng nàn. Cuối năm 2009, hai đứa về Việt Nam làm...