“Thà hy sinh trên mâm pháo chứ quyết không để sập cầu”
Trong chiến thắng Hàm Rồng cách đây 50 năm có một phần công sức không hề nhỏ của những dân quân làng Từ Quang. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng với những cựu dân quân làng Từ Quang, cuộc chiến bảo vệ cầu Hàm Rồng là một ký ức không thể nào quên.
Trận địa cầu Hàm Rồng – Thanh Hóa từng được biết đến là “chảo lửa” của cả nước những năm quân đội Mỹ bắn phá miền Bắc. Đây là nút giao thông huyết mạch trên tuyến đường 1A. Điểm cầu Hàm Rồng hội đủ 3 yếu tố là vận chuyển đường thủy, đường bộ và đường sắt để chi viện sức người, sức của cho chiến trường Miền Nam nên cả quân ta và Mỹ đều xác định được tầm quan trọng của vị trí này. Quân Mỹ thì gia sức bắn phá, còn quân dân ta thì “thà hy sinh trên mâm pháo chứ quyết không để sập cầu”.
Chiến thắng Hàm Rồng của quân và dân Thanh Hóa trước quân đội Mỹ (3-4/4/1965) đã làm nức lòng nhân dân cả nước và bạn bè năm châu. Trong trận chiến này, ngoài sự chiến đấu anh dũng kiên cường của các lực lượng vũ trang còn có sự góp sức không nhỏ của các trung đội dân quân hai bờ cầu Hàm Rồng là làng Từ Quang, làng Yên Vực xã Hoằng Long, làng Đông Sơn (phường Hàm Rồng) và làng Nam Ngạn (phường Nam Ngạn) thành phố Thanh Hóa.
Trong chiến thắng cầu Hàm Rồng có phần góp công không nhỏ của những dân quân làng Từ Quang.
Dù trận chiến đã lùi xa 50 năm, nhưng đến nay, kí ức về những ngày gian khó “vượt mưa bom bão đạn” cùng đồng đội bảo vệ cầu Hàm Rồng vẫn không thể nào nguôi ngoai trong ký ức của những cựu dân quân làng Từ Quang. Niềm vui, niềm tự hào thể hiện rõ trên khuôn mặt mỗi cựu dân quân ỏ đây mỗi khi nhắc đến chiến thắng Hàm Rồng, họ là những người đã góp một phần công sức không nhỏ cho chiến thắng này.
Ông Nguyễn Xuân Bộ – nguyên Trung đội trưởng dân quân xã Hoằng Long (nay làm Hội trưởng hội cựu dân quân xã Hoằng Long) bồi hồi nhớ lại, bờ Bắc cầu Hàm Rồng lúc đó thuộc địa phận xã Hoằng Long, huyện Hoằng Hóa. Tại địa bàn có 6 trận địa pháo để bảo vệ cầu Hàm Rồng. Làng Từ Quang có bốn trận địa pháo là Đồng Tiến, Tiền Phong, Nông Tiến và Cao Mạnh do các dân quân trong làng trực tiếp tham gia chiến đấu.
“Chúng tôi lúc bấy giờ mỗi người chỉ mới ở tuổi 18 đôi mươi, ai cũng có một lòng căm thù giặc vì chúng bắn phá quê hương ác liệt quá. Nhiều người thân của chúng tôi đã hi sinh ngay trên chính nơi mình sinh ra vì bom Mỹ. Vì thế, mục tiêu của mọi người khi tham gia đội dân quân vào trận địa pháo là để tiêu diệt giặc Mỹ, bảo vệ xóm làng và cầu Hàm Rồng. Ai cũng hăng hái tham gia dân quân và chỉ nghĩ đến chiến đấu mà không sợ hi sinh gian khổ”, ông Bộ tâm sự.
Ông Nguyễn Xuân Bộ – Hội trưởng Hội cựu dân quân Hoằng Long bên bảng danh sách các cựu dân quân Từ Quang từng tham gia chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng.
Video đang HOT
Cũng trong niềm tự hào đó, ông Lê Công Nhự, một trong những người tham gia trận địa pháo ngày đầu bồi hồi kể lại: “Hàng trăm tốp máy bay Mỹ ngày đêm gầm rú ghê rợn trên bầu trời kéo đến bắn phá mục tiêu cầu Hàm Rồng. Tiếng nổ của đạn bom và tên lửa đã xé nát sự yên tĩnh của bầu trời Hàm Rồng. Chúng tôi khi đó chỉ biết “nhằm thẳng quân thù mà bắn”. Cả nước hướng về Hàm Rồng, cả thế giới lắng nghe tin chiến thắng từ Hàm Rồng. Hàm Rồng là “chảo lửa” thì làng Từ Quang chúng tôi giống như một “túi bom” ngày đêm gánh chịu bom Mỹ vậy”.
Bốn trung đội dân quân làng Từ Quang đã kề vai sát cánh, chiến đấu và phục vụ chiến đấu ngoan cường cùng với các đơn vị pháo đóng trên địa bàn như 14,5 ly ở cầu phao, trận địa pháo 37 Cồn Đu, trận địa pháo 57 Long Beng, 57 ở Quán và 57 Đồng Đá… Trong nhiều trận đánh cao điểm (như trận đánh ba ngày 21, 22, 23/9/966, bộ đội thương vong gần hết, thiếu pháo thủ, xã đội xã Hoằng Long phải điều động 20 dân quân thay pháo thủ để tiếp tục chiến đấu. Dân quân Từ Quang còn dùng thuyền thúng, vượt sông Mã để chở đạn, lương thực, cung cấp cho 2 trận địa 37 Cồn Đu và 57 Long Beng…
Trung đội dân quân của làng Từ Quang còn tham gia nhiều tổ trực chiến khác nhau, trong đó có tổ cấp cứu tải thương, tổ cứu chữa sập hầm, chữa cháy, tổ cứu thương Mắt Rồng… Các tổ trực chiến trên đã cùng với quân y của các đơn vị, không quản ngại khó khăn, gian khổ và sự nguy hiểm đến tính mạng, ngày đêm băng qua “mưa bom, bão đạn”, cấp cứu kịp thời cho bộ đội pháo cao xạ, nhà máy điện Hàm Rồng, nhà máy phân lân Lò Cao, phân đội 3 Công an vũ trang và trận địa đồi C4…
Những cựu dân quân Từ Quang năm xưa nhớ về chiến thắng oai hùng.
Hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ cầu Hàm Rồng, nhiều dân quân Từ Quang tiếp tục lên đường nhập ngũ, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, giải phóng miền Nam. Với những đóng góp không nhỏ, nhiều dân quân Từ Quang đã được nhà nước đã tặng thưởng huân, huy chương kháng chiến các loại. Về Từ Quang bây giờ, những trận địa pháo năm xưa nay đã thay bằng nhà văn hóa, trường học, những nhà dân khang trang, ngày ngày rộn vang tiếng nói, tiếng cười con trẻ.
Nhưng đằng sau những hào quang đã lùi xa, 50 năm sau, gặp lại những cựu dân quân Từ Quang chúng tôi mới dần thấu hiểu hết một nỗi buồn và trăn trở của họ trong những ngày này khi tỉnh Thanh Hóa đang tưng bừng kỉ niệm 50 năm chiến thắng Hàm Rồng. Chiến công, sự hi sinh gian khổ, góp công, góp của trong trận chiến bảo vệ cầu Hàm Rồng là vậy nhưng đến nay cái tên dân quân làng Từ Quang anh dũng ngày nào giờ đang dần bị mờ nhạt đi trên trang sử hào hùng của chiến thắng Hàm Rồng.
Ông Nhự chia sẻ: “Kể từ khi tách địa giới hành chính làng Yên Vực về Tào Xuyên, làng Từ Quang về xã Hoằng Long đến nay cái tên Từ Quang của chúng tôi dần bị mai một. Buồn hơn nữa từ ngày kỷ niệm 45 năm chiến thắng Hàm Rồng đến nay trung đội dân quân của làng chúng tôi không hề được nhắc đến trong chiến thắng Hàm Rồng. Không hiểu tại sao dân quân Từ Quang cũng góp phần không hề nhỏ trong chiến thắng Hàm Rồng sao lại bị lãng quên như vậy”.
Cũng chung sự bức xúc đó, ông Bộ nói: “Chúng tôi là những chiến sỹ dân quân năm xưa vô cùng vinh dự và tự hào về sự góp công của mình trong chiến thắng Hàm Rồng. Đóng góp không hề nhỏ như vậy nhưng giờ nhắc đến chiến thắng Hàm Rồng chỉ nhớ đến dân quân Yên Vực, dân quân Nam Ngạn còn dân quân Từ Quang thì không. Thật như một nốt nhạc trầm trong bản nhạc hùng tráng Hàm Rồng vậy”.
Các cựu dân quân xã Hoằng Long đều mong muốn lấy lại được tên “Từ Quang” trong chiến thắng Hàm Rồng năm xưa.
Vì lẽ đó, từ năm 2010 những cựu dân quân làng Từ Quang đã tự nguyện, tập hợp nhau thành lập Hội cựu dân quân xã Hoằng Long. Hiện nay, Hội cựu dân quân xã Hoằng Long có gần 100 hội viên cùng nhau sinh hoạt định kỳ, đoàn kết, động viên, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Hội cựu dân quân xã Hoằng Long đã lấy nhà bà Lê Thị Song là “trụ sở” và nơi giao lưu gặp gỡ, kỷ niệm và lấy ngày 3/4 hàng năm là ngày truyền thống của hội.
“Chúng tôi không mong muốn gì cho bản thân mình, mọi người chỉ mong lấy lại được tên của dân quân Từ Quang trong chiến thắng Hàm Rồng. Mong chính quyền địa phương quan tâm hơn nữa để chúng tôi phát triển hơn nữa công tác hội, có được nhà truyền thống để sinh hoạt giống như các hội dân quân khác trong chiến thắng Hàm Rồng là Yên Vực, Nam Ngạn và Hàm Rồng”, ông Bộ kiến nghị.
Thái Bá
Theo Dantri
Mãn nhãn với màn trình diễn võ thuật của chiến sỹ Công an Hà Nội
Khẳng định một phần sức mạnh của mình, các chiến sỹ Công an Hà Nội đã trình diễn những màn võ thuật đẹp mắt, ấn tượng trong buổi Lễ xuất quân bảo vệ Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU-132).
Một chiến sỹ cảnh sát tay không đối đầu với đối tượng sử dụng hung khí.
Đối phó với hai đối tượng.
Bẻ cong hai thanh thép bằng yếu hầu.
Những màn biểu diễn khiến người xem phải trầm trồ thán phục.
Khánh Linh
Theo Dantri
Cháy lớn trên núi Hàm Rồng - Gia Lai Tính đến gần 16 giờ chiều nay (23.3), vụ hỏa hoạn xảy ra tại núi Hàm Rồng, thuộc xã Chư H'drông, TP.Pleiku (Gia Lai) vào đầu giờ chiều cùng ngày vẫn chưa được khống chế hoàn toàn. Lửa cháy lan từng khoảnh rừng thông trên diện tích ước đoán ban đầu vào khoảng 100 ha Hiện lực lượng chức năng vẫn đang túc...