Thả gà trên rừng Chí Linh, mới 10 năm đã thành tỷ phú
Khởi nghiệp bằng 2 bàn tay trắng, nhưng chỉ sau gần 10 năm, anh Lục Văn Nhàn (41 tuổi) ở thôn Bãi Thảo, xã Bắc An, Thị xã Chí Linh (Hải Dương) đã trở thành tỷ phú nông dân với trang trại gà đồi, rừng keo và hệ thống phân phối thức ăn chăn nuôi mang lại thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm.
“Tỷ phú chân đất” ở Chí Linh
Sinh ra và lớn lên trên vùng đất đồi nên anh Nhàn đã sớm quen với công việc đồng áng “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Năm 18 tuổi, anh đã lập gia đình và bắt đầu tự lo cho cuộc sống. Thời gian đầu, 2 vợ chồng anh đầu tư trồng cây vải trên diện tích 2ha. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan, cây vải không mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình. Bao nhiêu công sức, tiền của đầu tư gần như mất trắng. Thời điểm đó, nhiều người tưởng anh sẽ bỏ cuộc, nhưng không, những lúc khó khăn nhất, anh Nhàn vẫn trăn trở tìm hướng đi.
Anh Lục Văn Nhàn – cán bộ, hội viên ND tiêu biểu trong phong trào SXKD giỏi của tỉnh với thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm. Ảnh: N.T
Sau một thời gian dài tìm hiểu, nghiên cứu, anh nhận thấy mô hình nuôi gà thả đồi phù hợp với đồng đất quê hương nên đã huy động nhiều nguồn vốn, trong đó có sự hỗ trợ của Hội Nông dân (ND) xã để đầu tư nuôi gà thả đồi thương phẩm với quy mô nhỏ. Ngay trong năm đầu tiên, đàn gà đã tỏ ra thích nghi với đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu vùng đồi, có tiềm năng phát triển. Gà nuôi ở đây lớn nhanh, khỏe mạnh, chất lượng thịt ngon và đầu ra rộng mở. Chính vì vậy, năm 2008, vợ chồng anh Nhàn quyết định đầu tư chăn nuôi giống gà chọi lai Lương Phượng với quy mô 20.000-25.000 con/năm. Nhờ chăm chỉ tích lũy kiến thức chăn nuôi, trại gà nhà anhNhàn phát triển ổn định, ít dịch bệnh. Mỗi năm, gia đình anh thường xuất 2 lứa, trừ chi phí, anh thu lãi khoảng 300 triệu đồng.
Bên cạnh việc phát triển chăn nuôi, anh Nhàn còn tận dụng diện tích gần 12ha đất đồi, đất rừng để trồng cây lấy gỗ. Đến nay, rừng gỗ keo và bạch đàn đã cho gia đình anh thu hoạch 3 vụ với số tiền lãi gần 500 triệu đồng/vụ. Không những phát triển kinh tế gia đình, hằng năm, trang trại của anh tạo việc làm ổn định cho 15-20 lao động với mức thu nhập từ 3 triệu đồng/người/tháng.
Không chỉ giỏi chăn nuôi, trồng trọt, anh Nhàn còn rất nhạy bén với thị trường. Nhận thấy người dân địa phương có nhu cầu lớn về thức ăn chăn nuôi, anh đã chủ động liên kết với một số doanh nghiệp sản xuất cám cung ứng cho các hộ dân theo phương thức trả chậm. Đến nay, sản lượng cám cung ứng hằng năm của gia đình anh luôn đạt từ 20.000-26.000 tấn/năm. Riêng việc kinh doanh thức ăn chăn nuôi giúp gia đình anh thu lãi từ 500-700 triệu đồng/năm.
Tâm huyết với thương hiệu gà đồi
Từ nhiều năm nay, người dân ở Chí Linh, nhất là các xã miền núi phía bắc quốc lộ 18 đã hình thành tập quán chăn nuôi gà thả đồi, một hình thức chăn nuôi bán công nghiệp. Theo đó, bà con tận dụng những vườn vải, đồi rừng để thả gà. Hằng ngày, gà sẽ tản vào vườn, đồi, rừng hoặc bay, đậu, leo lên các cây và chỉ về chuồng lúc ăn, đi ngủ. Hình thức nuôi bán công nghiệp, bán hoang dã này giúp cho gà vận động nhiều, thịt ngon và săn chắc hơn, được người tiêu dùng ưa thích.
Video đang HOT
Tuy nhiên, có những thời điểm thị trường tiêu thụ khá bấp bênh. Bên cạnh đó, các hộ vẫn chăn nuôi, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh theo kinh nghiệm, chứ chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà sạch nên thỉnh thoảng dịch bệnh vẫn xảy ra, gây thiệt hại không nhỏ. Mặt khác, do chưa có nguồn gốc rõ ràng nên việc tiêu thụ cũng gặp không ít khó khăn vì thường xuyên bị tư thương ép giá.
Nắm bắt nguyện vọng của người chăn nuôi, UBND thị xã Chí Linh đã vào cuộc, xây dựng Ban vận động thành lập Hiệp hội Chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ gà đồi Chí Linh. Ban vận động đã tổ chức khảo sát người chăn nuôi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và làm các thủ tục đề nghị UBND tỉnh Hải Dương ra quyết định cho phép thành lập hiệp hội. Đầu năm 2012, UBND tỉnh đã ra quyết định thành lập Hiệp hội Chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ gà đồi Chí Linh với mục đích phát triển, hợp tác, hỗ trợ nhau về kinh tế, kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nâng cao giá trị sản phẩm; đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên; góp phần tích cực phát triển chăn nuôi gà đồi, làm cơ sở để xây dựng thương hiệu gà đồi Chí Linh. Ngay khi Hiệp hội được thành lập, anh Lục Văn Nhàn đã được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch.
Nhận thấy việc xây dựng thương hiệu cho gà đồi Chí Linh phải có sự vào cuộc đồng bộ của nhiều cấp, ngành và thực hiện theo từng bước, từng giai đoạn, anh Nhàn đã chủ động đề xuất với chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành tổ chức khảo sát, thu nhập, tổng hợp thông tin về thực trạng và tập quán chăn nuôi; hỗ trợ xây dựng, thiết kế và lựa chọn lôgô; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể; xây dựng quy trình chăn nuôi gà thương phẩm; quy trình kiểm soát chất lượng, quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể…
Anh Nhàn cho biết: “Hiện, Hiệp hội đã tập hợp được hơn 1.000 hộ nuôi gà thả đồi với quy mô nuôi hơn 1.000 con/lứa trở lên. Trong số đó có hàng chục hộ nuôi với quy mô từ 10.000 – 15.000 con/lứa. Việc phát triển giống gà đồi ở Chí Linh đang có nhiều thuận lợi. Nhờ vậy, thu nhập của người nông dân cũng được nâng cao, đời sống được cải thiện”.
Năm 2014, anh Nhàn còn được hội viên nông dân tín nhiệm bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hội ND xã Bắc An. Dù ở cương vị nào, anh cũng đều nhiệt tình, tâm huyết với công việc. Vì vậy, nhiều năm liền gia đình anh đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
Anh Nhàn cũng vừa được nhận danh hiệu Hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp T.Ư giai đoạn 2012-2016; bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015; bằng khen của T.Ư Hội ND Việt Nam năm 2017 vì có thành tích trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2012-2017.
Theo Danviet
Nguy hiểm rình rập, hàng trăm hộ dân ven QL18 "sống trong sợ hãi"
Hơn 140 hộ dân của thị xã Chí Linh, Hải Dương, mỗi ngày đối mặt nỗi lo tai nạn giao thông khi chỉ cần mở cửa là chạm mặt quốc lộ 18.
Trước khi Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ (QL) 18 đoạn Bắc Ninh-Uông Bí do Công ty Cổ phần BOT Phả Lại làm chủ đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, kinh phí hơn 2.000 tỉ đồng, đi vào thực hiện, nhà ông Nguyễn Xuân Hòa (trú tại phố Ngái, phường Cộng Hòa, TX Chí Linh, Hải Dương) còn cách mặt đường vài mét.
Vài năm nay, đoạn đường đó được BOT Phả Lại mở rộng, tiến sát cửa nhà ông Hòa, khiến gia đình ông sống trong cảnh "mở cửa là quốc lộ 18", nguy cơ tai nạn giao thông luôn chờ trực.
"Con cháu trong nhà được tôi dặn rất kỹ, không đứa nào dám đùa nghịch ngay ở gần cửa. Lỡ may tai nạn thì sao, đường toàn xe tải, xe khách chạy sầm sập ngày đêm", ông Hòa nói.
Hơn 140 hộ dân của thị xã Chí Linh, Hải Dương, mỗi ngày đối mặt nỗi lo tai nạn giao thông khi chỉ cần mở cửa là chạm mặt quốc lộ 18
Trao đổi với phóng viên, đại diện chính quyền phường Cộng Hòa, cho biết ngoài ông Hòa, còn 140 hộ dân khác cũng trong cảnh tương tự.
"Chúng tôi không biết làm thế nào giải đáp thắc mắc của dân về việc làm đường không có vỉa hè, thu hồi đất, mở rộng sát nhà dân", ông Nguyễn Quang Dũng, phó Chủ tịch phường Cộng Hòa, nói.
Theo ông Dũng, hộ ông Hòa còn thuộc diện "may mắn" bởi không bị thu hồi đất phục vụ dự án của BOT Phả Lại. Nhiều hộ khác, vừa bị thu hồi một phần đất, vừa lâm vào cảnh hiểm nguy rình rập hàng ngày do nhà sát mép đường.
Đại diện chính quyền thị xã Chí Linh, cho biết cơ quan này đã cố gắng thuyết phục hơn 140 hộ dân tại phường Cộng Hòa và hàng chục hộ khác ở phường Sao Đỏ tiếp tục hiến đất để làm vỉa hè, song bất thành.
"Người dân lập luận rằng họ đã bị thu hồi đất để mở rộng quốc lộ, nay sao còn phải tiếp tục hiến đất làm vỉa hè", ông Nguyễn Văn Thông, phó Giám đốc Ban quản lý các dự án, UBND thị xã Chí Linh, cho biết.
Ông Thông nói việc này đã được chính quyền thị xã họp bàn với BOT Phả Lại nhiều lần, song nhà đầu tư chưa đưa ra hướng giải quyết.
"Biết là để tình trạng này rất nguy hiểm, song thị xã thực sự &'bó tay', không có thẩm quyền cũng như không có vốn để mở rộng mặt bằng làm vỉa hè".
Ông Thông cũng nói UBND thị xã Chí Linh "không được tham khảo ý kiến" khi thiết kế, làm đường, mà chỉ được giao nhiệm vụ thu hồi, giải phóng mặt bằng cho BOT Phả Lại.
Theo thống kê của thị xã Chí Linh, ngoài 20 km đường không có vỉa hè (từ Km 26 270 đến Km 46 300), một số đoạn khác còn có hiện tượng rãnh thoát nước dọc được xây sát nhà dân. Cụ thể tại phường Phả Lại là ở Km 26 270 đến Km 26 600, thuộc khu phố Lục Đầu Giang, dài 300m. Ở phường Cộng Hòa, tại Km 40 400 đến Km 40 500, dài 500m.
Các đoạn qua khu đông dân cư không được lắp đặt gờ giảm tốc cưỡng ép, biển hạn chế tốc độ, tiềm ẩn tai nạn giao thông chết người.
Trước đó, như Dân Việt đã thông tin, Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt (PC67) - Công an tỉnh Hải Dương cho biết trên tuyến QL18, đoạn từ Hải Dương đi Quảng Ninh đang tồn tại hiện tượng việc lắp đặt biển báo không có giá long môn, cột cần vươn khiến nhiều người dân và CSGT gặp khó khăn, bức xúc.
"Nhiều đoạn đặt biển cảnh báo khu đông dân cư cũng không theo quy chuẩn, khiến tài xế không thể quan sát trong nhiều trường hợp, ví dụ như khi có xe container, xe tải, xe bồn đi song song" - Đại diện PC67 tỉnh Hải Dương cho hay.
Nhiều biển báo trên các tuyến QL18 và cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, thuộc nhóm biển chỉ dẫn, không phải biển hiệu lệnh. Biển báo cũng không đúng tiêu chuẩn khiến CSGT gặp nhiều khó khăn trong tuần tra, kiểm soát
Theo Đội CSGT tỉnh Hải Dương, đoạn QL18 qua tỉnh này do Công ty cổ phần BOT Phả Lại đầu tư nhưng đến nay đã 4 lần đơn vị kiến nghị với BOT Phả Lại về việc cắm nhóm biển đúng quy chuẩn, kẻ vạch sơn, biển cảnh báo khu đông dân cư, trường học... nhưng đã qua 4 lần gửi công văn mà Công ty cổ phần BOT Phả Lại vẫn chưa thực hiện.
"Chúng tôi nhiều lần bị các chủ phương tiện phản ứng, thách thức, kiện cáo vì biển đặt không đúng quy chuẩn", ông Trần Ngọc Tâm, Đội phó Đội CSGT số 1, PC67 Hải Dương thông tin.
Liên quan đến các bất cập trong thiết kế tại QL 18, đoạn qua thị xã Chí Linh, Hải Dương, phóng viên đã nhiều lần liên lạc với Công ty Cổ phần BOT Phả Lại, song đơn vị này nhiều lần thoái thác, không làm việc. Trong khi đó, tính mạng của hàng trăm hộ dân vẫn ngày ngày bị đe dọa.
Theo Danviet
Bị chém tử vong khi nhận nhầm người nhà Tưởng người em trai vợ nằm ở bờ đê, khi ông C vừa lật chiếc chăn lên kiểm tra liền bị người này tấn công lại vì nghĩ rằng mình bị cướp... Hiện trường xảy ra vụ việc. Sự việc đau lòng xảy ra vào ngày 20.2 tại khu vực bờ đê, gần gầm cầu Bình, thuộc xã Đồng Lạc, thị xã Chí...