Thả điều ước theo bóng bay, bé gái Áo nhận món quà bất ngờ từ lão nông Nga
Cùng với quả bóng bay, tấm thiệp viết điều ước của cô bé Sophia (9 tuổi, người Áo) vượt hàng nghìn cây số, hạ cánh ở nước Nga xa xôi và rơi vào tay một nông dân.
Ngày nọ, nông dân Amin Adzhiev từ Cộng hòa Karachay-Cherkessia (một chủ thể liên bang của Nga) vô tình nhìn lên bầu trời và thấy quả bóng bay màu trắng đang bay về phía mình. Ông cố gắng với bắt lấy và phát hiện phía dưới có một bức thư. Nét chữ nguệch ngoạc khiến Amin đoán người viết bức thư này là một bé gái.
Rất muốn hiểu nội dung thư nhưng không biết ngoại ngữ, lão nông quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè. Sau khi câu chuyện được chia sẻ trên mạng xã hội, cộng đồng mạng giúp ông dịch thư sang tiếng Nga; danh tính của bé gái cũng được tìm ra.
Tấm thiệp với mong ước của cô bé 9 tuổi Sophia vượt qua biên giới nhờ trái bóng màu trắng.
Bức thư được viết bằng tiếng Đức và gửi tới ông già Noel, ký tên Sophia, 9 tuổi. Tác giả bức thư cho biết mình đến từ nước Áo, mong muốn được ông già Noel tặng một chiếc váy của công chúa trong truyện cổ tích, một chiếc lều có hình dạng tòa lâu đài cổ, một chiếc khăn quàng và một chiếc ván trượt cho Giáng sinh. Cô bé kết thúc bức thư bằng mong ước ngộ nghĩnh: “Chúc cho mọi người có thật nhiều tình yêu để không còn sự cãi vã”.
Hiểu được nguyện ước của cô bé sống cách mình hàng nghìn cây số, ông già Amin quyết định gây quỹ để biến giấc mơ Giáng sinh của Sophia thành sự thật. Điều khiến ông băn khoăn là không biết cô bé sống ở đâu, và cần có bao nhiều tiền để mua ngần ấy thứ. Và một lần nữa, Amin kêu gọi sự giúp đỡ.
“Tất cả bạn bè của tôi từ nhiều nơi trên thế giới, kể cả Nga, đều nhanh chóng đóng góp để biến mơ ước của cô bé thành hiện thực”, lão nông tự hào chia sẻ.
Quả bóng của Bảo tàng Oberndorf (Áo) cập bến đến Nga, được ông nông dân Amin tìm thấy.
Video đang HOT
Từ con dấu được gắn với chiếc thiệp viết lời nhắn, ông và các bạn lần ra Bảo tàng Oberndorf (Áo). Họ liên hệ với bảo tàng và được biết đơn vị này có tổ chức cho trẻ em viết thiệp gắn vào bóng bay trong dịp Giáng sinh. Qua danh sách bảo tàng cung cấp, Amin tìm ra tên của cha mẹ Sophia và liên lạc với gia đình cô bé.
Cha của Sophia, anh Stefan, vô cùng bất ngờ khi nhận được tin nhắn từ nước Nga trên mạng xã hội, cho biết quả bóng bay của con gái anh được người lạ này tìm thấy và sẵn sàng biến giấc mơ của bé thành sự thật.
Bé gái Sophia 9 tuổi – tác giả của tấm thiệp xuyên biên giới.
Gia đình cô bé nhanh chóng hưởng ứng với tất cả sự vui thích. Vậy là “Ông già tuyết nông dân” đến từ Nga gửi được quà cho bé Sophia đúng ngày giờ mong muốn.
Câu chuyện tưởng chừng chỉ có trong cổ tích này nhanh chóng nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng và truyền thông thế giới. Nhiều người thắc mắc tại sao quả bóng có thể bay quãng đường xa như vậy mà không nổ, và bày tỏ sự thán phục về những điều kỳ diệu tưởng chỉ có trong mơ lại hiện hữu ngoài đời.
Trong một cuộc phỏng vấn, Sophia cho biết, câu chuyện của mình và Amin khiến cô bé có khao khát học tiếng Nga. Ngoài ra, cô cho nói sẽ tiếp tục thả ước mơ cùng bóng bay trong những năm sau và ngóng chờ điều kỳ diệu xảy ra.
Chuyện lạ: Quả bóng chứa hộp sọ người hé lộ bí mật kinh hoàng của người Maya
Có trận đấu bóng đá nào mà sự thắng thua được mặc định bằng sự sống và cái chết của cầu thủ hay không?
Môn thể thao vua làm say mê hàng triệu người hiện đại cũng từng khiến người Maya "chết đi sống lại". Người Maya cổ đại cũng đã từng tổ chức các trận bóng đá tương tự. Điều khác biệt là trong các trận bóng của họ, các cầu thủ phải tranh đấu giữa sự sống và cái chết.
Môn bóng đá cổ của người Maya tên là Pok a tok, môn thể thao này được xem như một hình thức giải trí và thể hiện tín ngưỡng tôn giáo của cộng đồng.
Sân Chichen Itza.
Các sân bóng trên khắp lãnh thổ, và ngày nay các sân bóng cổ vẫn còn tồn tại ở bờ biển vịnh Mexico.
Tuy nhiên, 3.000 trận bóng cổ đại diễn ra, nhưng đó là một nghi lễ hiến tế. Sân đấu bóng được xây dựng theo hình chữ I, tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng của đế chế Maya.
Sân đấu Chichen Itza là sân đấu lớn nhất và nổi tiếng nhất của người Maya với kích thước lớn hơn sân bóng ngày nay và bao gồm những bức tường được chạm khắc tỉ mỉ miêu tả diễn biến các trận bóng cũng như tục lệ hiến tế sau trận đấu.
Hai bên sân có 2 bức tường dốc được dựng lên để ngăn bóng bay ra ngoài cũng như tăng độ nảy của bóng. Sân bóng thường được lát bằng thạch cao hoặc đá. Trên các bức tường có gắn 3 đĩa tròn có lỗ bằng đá để làm cầu môn, cách mặt sân vài mét. Các cầu thủ phải cố đưa bóng qua đĩa để chiến thắng.
Đĩa cầu môn
Bóng được dùng trong trò chơi là loại bóng cao su có độ nảy cao làm từ một loại cây bản địa - cây cao su. Các quả bóng đều được làm rỗng để nhẹ hơn và nảy tốt hơn.
Thế nhưng điều đáng sợ là một vài quả bóng có hộp sọ người ở trong và được quấn dây cao su ở ngoài!
Quả bóng nặng 3,6kg có chứa sọ người.
Kích thước bóng có thể từ bé như một quả bóng chày đến lớn hơn quả dưa hấu - tức là khoảng 3,6kg. Với kích thước như vậy, các cầu thủ phải rất cẩn thận khi bóng bay tới để tránh các chấn thương nặng.
Có thể thấy rằng, dù không bao gồm nghi lễ hiến tế thì trận đấu bóng cũng đã khá tàn nhẫn với các cầu thủ vì họ luôn vấp phải nguy cơ chấn thương rất cao và có thể mất mạng nếu bóng đập phải các vùng nguy hiểm.
Các cầu thủ phải đảm bảo giữ bóng trên không bằng cách sử dụng hông, người, cẳng chân hoặc cánh tay. Chạm bóng bằng bàn chân hoặc bàn tay không được chấp nhận. Họ phải đánh bóng vào tường hoặc vào người cầu thủ khác để giữ bóng và tạo cơ hội ghi bàn.
Nếu một cầu thủ ghi bàn, anh ta sẽ có quyền lấy một đồ trang sức quý giá của khán giả trên sân đấu. Thế nhưng với đội thua cuộc, kết cục bi thảm đang chờ họ phía trước - đó là cái chết.
Đối với đội thua cuộc, người đội trưởng sẽ là người phải chịu hình phạt dùng cái chết của mình để hiến tế cho thần linh. Đối với người Maya, việc hiến tế luôn luôn là cần thiết để duy trì sự thịnh vượng cho quốc gia và sức mạnh của dân tộc. Các tranh vẽ trên sân Chichen Itza cũng miêu tả cái chết của cầu thủ thua cuộc.
Đối với thể thao, đây là hình phạt nặng nề và khủng khiếp nhất, nhưng đối với người Maya, đây là một nghi lễ tôn giáo thông thường, và người hiến tế luôn cảm thấy vinh dự khi có thể được hầu hạ thần linh và đem lại sự ấm no cho dân tộc mình.
Sau 10 năm chỉ có bé gái, ngôi làng Ba Lan chào đón bé trai đầu tiên Mới đây, sự chào đời của bé trai Bartek đã phá vỡ hiện tượng chỉ sinh con gái trong suốt 10 năm qua tại làng Miejsce Odrzaskie ở phía Nam Ba Lan. Bé trai Bartek chào đời vào ngày 2/5. Ảnh: Dailymail Chia sẻ với trang mạng địa phương The First News, Thị trưởng Rajmund Frischko cho biết: "Đây là một tin tốt...