Thà cứ cãi một trận ra trò để hiểu nhau, còn hơn im lặng rồi mất nhau mãi
Phải chi có thể nói với nhau nhiều hơn, phải chi cứ chửi nhau dăm câu nặng nề thì có lẽ đã bớt đau hơn. Cảm giác mọi thứ kết thúc trong im lặng khiến người ta đến cả thở cũng thấy rã rời…
Bạn tôi ly hôn, sau 5 năm chung sống cùng chồng. Điều khiến tôi thấy bẽ bàng hơn hết chính là khi tôi hỏi bạn lý do, bạn tôi chỉ trả lời vì không thể nói được cùng nhau lời nào nữa. Không cuộc cãi vã, không một lời xúc phạm nào, cứ im lặng như vậy mà rời bỏ nhau. Bạn tôi nói, phải chi có thể nói với nhau nhiều hơn, phải chi cứ chửi nhau dăm câu nặng nề thì có lẽ đã bớt đau hơn. Cảm giác mọi thứ kết thúc trong im lặng khiến người ta đến cả thở cũng thấy rã rời…
Cuộc ly hôn của cô bạn khiến tôi nhớ tới một thời gian từng khủng hoảng của tôi và chồng. Chúng tôi luôn một quy ước khi cãi nhau, khi có mâu thuẫn chúng tôi sẽ ngồi lại nói chuyện cùng nhau. Thậm chí, những cuộc cãi vã của chúng tôi sau đó còn có thể giải quyết êm thỏa khi ngồi cùng nhau nói rõ ràng dưới nến và hoa. Cũng có thể anh sẽ viết một note ngắn nào đó để tôi đọc, không hề nặng lời, càng không giận hờn. Tôi có thể nói xin lỗi, anh cũng không ngại nói mình sai. Chúng tôi nhìn thấy lỗi của nhau, và cùng nhau thẳng thắn sửa sai. Chúng tôi đã có những ngày đầu sống cạnh nhau nhẹ nhàng như thế, cho đến khi chúng tôi dần cùng nhau bước vào guồng quay của công việc và cuộc sống.
Cảm giác mọi thứ kết thúc trong im lặng khiến người ta đến cả thở cũng thấy rã rời… – Ảnh minh họa: Internet
Những ngày đi làm mệt mỏi, đan xen trách nhiệm với hai bên gia đình khiến vợ chồng tôi có khi chỉ nhìn thấy dáng vẻ mỏi mệt của nhau. Ngày nối tiếp ngày, chúng tôi không còn thời gian nói nhau nghe những điều không vui, cả những gì chưa hài lòng ở nhau. Có những đêm, chỉ còn đủ sức nhìn thấy nhau một cái rồi lại chìm vào giấc ngủ. Người này có giận điều gì cũng không còn sức để cãi, người kia có không vui ra sao cũng chỉ gạt sang một bên mà sống tiếp.
Tới một ngày, chúng tôi cãi nhau vì một việc buộc phải giải quyết ngay lập tức cùng nhau. Vô thức, tôi lại nói về những gì không hài lòng suốt thời gian qua. Chồng tôi cũng không ngần ngại “tuôn trào” hết những lời khó nghe về điều anh không thích. Hôm đó, chúng tôi đã có một trận cãi vã kịch liệt nhất trong suốt quãng thời gian là vợ chồng. Chúng tôi không tiếc “kể tội” nhau và làm nhau tổn thương, như để cho thỏa hết những gì khó chịu bấy lâu nay.
Video đang HOT
Chúng tôi không tiếc “kể tội” nhau và làm nhau tổn thương, như để cho thỏa hết những gì khó chịu bấy lâu nay – Ảnh minh họa: Internet
Vợ chồng tôi đã không nói lời nói với nhau suốt 1 tuần dài. Một tuần dài quá mức ám ảnh với tôi khi cả hai chỉ sống cạnh nhau, không lời hỏi han, không một va chạm thân mật. Đến ngày thứ 7, cả tôi và chồng đều không chịu nổi mà làm hòa cùng nhau. Chồng tôi khi đó đã nói thế này, có gì thì nói luôn lúc đó đi, đừng giữ lại để có lúc lại lấy ra làm vũ khí tổn thương nhau. So với việc im lặng rồi đánh mất nhau, với việc cứ cãi để hiểu nhau hơn, tôi chọn gì?
Đương nhiên, tôi chọn cứ cãi nhau một trận ra trò mà giữ nhau mãi. Mà cãi nhau thì cũng phải có quy ước rõ ràng. Chúng tôi có thể cho nhau thời gian ngắn để bình tâm lại, để lựa lời nói nhau hiểu, và đặt ra ranh giới rõ ràng không cãi để làm nhau đau. Cũng từ đó, tôi và chồng không bao giờ im lặng để bỏ qua cho nhau. Anh có thể làm sai, nhưng nhất định tôi phải nói để anh biết. Tôi cũng có khi không đúng, và anh không được im lặng xem như không. Vì chúng tôi quá hiểu cảm giác im lặng trong hôn nhân đáng sợ đến nhường nào. Nó có thể giết chết tình yêu của bạn từng ngày một!
Cũng từ đó, tôi và chồng không bao giờ im lặng để bỏ qua cho nhau – Ảnh minh họa: Internet
Hôn nhân không bao giờ là hoàn hảo, chỉ có kẻ trong cuộc cố gắng hòa hợp với nhau hoàn hảo nhất. Vì vậy, đừng ngại thừa nhận bạn sai, đừng bỏ qua khi bạn đời chưa đúng. Những gì bạn nghĩ là cứ cho qua đi, cứ kệ đi, từ từ sẽ chất chồng thành vách ngăn, càng lâu càng khiến vợ chồng bạn rời xa nhau. Đừng tiếc vài phút nói nhau nghe, đừng bỏ lửng những điều cần phải nói, cần phải giải thích cùng nhau. Cứ cãi nhau đi, cãi to vào, rồi lại ôm nhau mà yêu thương. Chứ im lặng làm gì, mất nhau cả đời đấy!
Theo Guu
Chồng bán hết vàng cưới nhưng không đưa tôi đồng nào
Tôi phải tự nuôi con, còn phải tiết kiệm để trả số tiền 30 triệu mà chồng tôi nợ trước khi cưới.
ảnh minh họa
Tôi thực sự rất muốn ly hôn, nhưng sợ bố mẹ hai bên buồn, sợ con tổn thương khi sống trong một gia đình không đầy đủ bố mẹ như bạn bè. Nhưng nếu không ly hôn tôi thực sự cảm thấy mệt mỏi, ngột ngạt chuyện mẹ chồng con dâu, chuyện vợ chồng. Chồng tôi rất hay nhắn tin tán tỉnh phụ nữ, lương tháng không hề đưa cho tôi để tôi lo liệu cuộc sống. Hai vợ chồng tôi đi làm lương bằng nhau, 6 triệu/tháng. Con giờ được 21 tháng nhưng số tiền anh đưa tôi từ khi cưới đến giờ chắc không quá 20 triệu.
Tôi phải tự nuôi con, còn phải tiết kiệm để trả số tiền 30 triệu mà chồng tôi nợ trước khi cưới. Hồi cưới nhau xong, có ít vàng hồi môn của bố mẹ hai bên cho, tôi đưa cho chồng bán đi để trả số tiền 30 triệu đó, nhưng chồng tôi bán xong thì ăn tiêu hết, không đưa cho tôi đồng nào. Chồng tôi cũng không hề tôn trọng tôi và gia đình vợ, thường xuyên chửi và xúc phạm, nhưng anh lại rất thương con. Mong chuyên gia và độc giả cho tôi xin lời khuyên. Tôi chân thành cảm ơn.
Nhung
Chuyên gia tâm lý Trần Kim Xuân gợi ý:
Chào bạn Nhung,
Chồng bạn hay nhắn tin tán tỉnh những người phụ nữ khác cho thấy anh ta có tính lăng nhăng, thích trêu hoa ghẹo nguyệt, dù chưa quá trầm trọng. Bạn đã xử lý việc này thế nào? Phản ứng, thái độ của anh ta ra sao? Việc anh ta không đưa tiền lương về cho bạn, tiêu hết tiền bán vàng cho thấy anh ta là người chồng, người cha thiếu trách nhiệm. Từ ngày cưới tới giờ đưa cho bạn không quá 20 triệu, tức là mỗi tháng chỉ được vài trăm nghìn. Với số tiền này chi phí sinh hoạt cho mình anh ta còn chưa đủ.
Chồng bạn có khoản nợ trước cưới. Vậy nợ này từ đâu mà có? Nợ riêng của anh ta hay vì lo cho đám cưới mà có? Đáng lẽ khi đi bán vàng, bạn nên đi cùng chồng, trả nợ xong số tiền còn lại để lo cho gia đình. Bây giờ chuyện đã qua, coi như là bài học cho bạn.
Bạn nói chồng rất thương con, là thương thế nào? Một người bố thương con sẽ luôn muốn mang đến những thứ tốt nhất cho con, tạo điều kiện để con có được tương lai rộng mở, chứ không phải chỉ là nói mồm, đưa đi chơi, mua ít quà vặt.
Bạn nói chồng không tôn trọng, xuyên xúc phạm bạn và gia đình vợ. Điều này thể hiện thế nào? Anh ta có đánh đập bạn hoặc nói những lời lẽ quá đáng trước mặt bố mẹ vợ không? Ngay từ đầu anh ta đã như vậy hay còn nguyên nhân gì khác? Và xúc phạm ở mức độ nào? Đối với bố mẹ mình anh ta đối xử thế nào? Ở những lần đầu anh ta cư xử như vậy, bạn đã giải quyết thế nào? Vì bạn nói không rõ nên tôi rất khó để hình dung và phân tích bởi có thể giới hạn để một người dùng từ "thiếu tôn trọng và xúc phạm" là khác nhau. Trong trường hợp anh ta cố tình xúc phạm bạn và gia đình bằng những lời lẽ nặng nề, khó chấp nhận, lặp đi lặp lại, kể cả những lúc không nóng giận mất kiểm soát thì dù có nằm trong hoàn cảnh nào cũng khó có thể chấp nhận. Lúc này bạn nên nghĩ xem mình tiếc nuối cuộc hôn nhân này vì điều gì? Nếu vì gia đình và con thì không đáng để phải chịu đựng những giày xéo này.
Bạn cũng nên nhìn nhận lại bản thân. Tại sao lại để chồng đối xử mãi như thế? Có nguyên nhân gì hay do bạn nhu nhược, sợ hãi, cam chịu chồng? Cách bạn chung sống với mọi người trong gia đình thế nào? Mối quan hệ với mẹ chồng vì sao bạn cảm thấy ngột ngạt? Nếu bạn ôm đồm hết mọi việc, luôn cố gắng thu vén thì chồng sẽ cảm thấy vợ vẫn ổn, không cần lo nghĩ gì.
Nếu bạn muốn tiếp tục vì còn tình cảm với chồng, hãy ngồi lại nghiêm túc nói chuyện với anh ta về: việc tổ chức lại cuộc sống hôn nhân; vấn đề kinh tế gia đình. Yêu cầu chồng không được xúc phạm, thiếu tôn trọng mình và gia đình. Nêu rõ trách nhiệm đóng góp của chồng, sự quá sức của mình. Bạn có thể đưa cho chồng 2 lựa chọn: một là, hàng tháng góp tiền cho vợ để vợ lo chi phí; hai là phân chia mỗi người sẽ có trách nhiệm chi trả những loại tiền nhất định, ví dụ chợ búa vợ lo, chồng nộp tiền điện, tiền học cho con,... Trong trường hợp những sự tồi tệ đều ở ngưỡng cao nhất, bạn cố hết sức không thay đổi được, chỉ băn khoăn vì bố mẹ và con thì không nên tiếp tục chịu đựng.
Chúc bạn mạnh mẽ.
Theo Vnexpress
Vợ chồng tuổi xế chiều ly hôn vì những uất ức thời trẻ Sống với người chồng nói suốt ngày, bà Lan (TPHCM) quá mệt mỏi, nhưng phải chờ các con yên bề gia thất mới giải thoát cho mình. Ảnh minh họa Thẩm phán Lê Thị Hằng, nguyên phó chánh án TAND quận 4 (TP HCM) từng có hơn 30 năm làm công tác xét xử các vụ án gia đình. Cho đến nay, bà...