Thả cá chép ngày ông Công ông Táo thế nào cho đúng?
Tuyệt đối tránh hành vi thả cá ồ ạt, không chú ý xem cá có cơ hội sống hay không, hay thả cá mà ném luôn cả túi nylon chứa cá xuống ao, hồ làm ô nhiễm môi trường.
Theo phong tục của người Việt, vào 23 tháng Chạp hàng năm, ngoài mâm cỗ cúng ông Công ông Táo, các gia đình sẽ chuẩn bị cá chép để thả ra sông, hồ. Ảnh: Việt Linh.
Người xưa quan niệm rằng, vào ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân sẽ cưỡi cá chép hóa rồng lên thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của gia đình trong năm qua. Đêm giao thừa, Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa. Bởi thế, cứ đến ngày ông Công ông Táo, trong mâm cúng của người Việt không thể thiếu cá chép. Ảnh: Duy Hiệu.
Về tục lệ này, Thượng tọa Thích Đức Thiện – Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng trị sự, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cho biết: “Theo tín ngưỡng dân gian, sau khi cúng bái xong, cá chép được mang ra thả ở sông, hồ đưa các Táo lên thiên đình báo cáo để Ngọc Hoàng định đoạt công tội cho tất cả loài người. Tuy nhiên, theo giáo lý nhà Phật, hành động thả cá chép mang ý nghĩa phóng sinh. Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo là một nét đẹp văn hóa, thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam”. Ảnh: Duy Hiệu.
Tuy nhiên, thả cá chép ngày ông Công ông Táo cũng phải đúng cách để thể hiện sự thành tâm của người phóng sinh. Nhiều người không hiểu hết ý nghĩa của việc thả cá chép mà chạy theo phong trào. Họ cho rằng càng phóng sinh nhiều càng được ban nhiều tài lộc, may mắn… Tuy nhiên, tục thả cá không coi trọng nhiều hay ít, cá to hay nhỏ mà quan trọng ở tấm lòng của người phóng sinh, không phạm vào những điều đại kỵ làm mất đi ý nghĩa của tục lệ và gây hại cho môi trường. Ảnh: Duy Hiệu.
Video đang HOT
Theo quan niệm dân gian, cá chép phải được thả trước giờ ngọ (12h trưa ngày 23 tháng Chạp) thì ông Công ông Táo mới kịp lên chầu trời. Do vậy, ngay từ tối ngày 22 đến sáng sớm 23 tháng Chạp, các gia đình đã bắt đầu thả cá ra sông, suối, hồ nước gần nhà.
Thả cá chép đúng cách là thả từ từ, nhẹ nhàng xuống sông, hồ để cá còn có cơ hội sống. Bên cạnh đó, khi thả cá chép, chúng ta không nên đứng thành cầu hay các điểm trên cao ném cá xuống sông, hồ. Người thả cá không phóng sinh chúng ở những nơi môi trường bị ô nhiễm vì cá sẽ ít cơ hội để sống sót. Ảnh: Duy Hiệu .
Tuyệt đối tránh hành vi thả cá ồ ạt, theo phong trào, không chú ý xem cá có cơ hội sống hay không. Người dân cũng cần tránh việc đi thả cá mà đổ, ném, quăng cá hoặc ném luôn cả túi nylon chứa cá xuống ao, hồ, làm ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, chúng ta cũng cần chú ý chọn nơi ít người câu cá để tránh việc cá vừa thả ra đã bị đánh bắt. Ảnh: Việt Linh.
Ý nghĩa của các lễ vật trong mâm cúng ông Công ông Táo
Lễ vật cúng Táo quân ở mỗi vùng miền khác nhau, tuy nhiên thường gồm mũ ông Công ông Táo, mâm cỗ mặn và cá chép sống để phóng sinh. Cùng tìm hiểu nguồn gốc ý nghĩa của các lễ vật trong bài viết này.
Ý nghĩa của ngày cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp hàng năm
Ý nghĩa của các lễ vật trong ngày cúng ông Công ông Táo
Theo GS Trần Lâm Biền - nhà nghiên cứu văn hóa dân gian - phong tục thờ cúng Táo quân của dân tộc ta không phải là một hủ tục mê tín dị đoan.
Đó là một tín ngưỡng văn hóa dân gian có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.
Theo quan niệm xa xưa, các vị thần Táo chính là cánh tay phải đắc lực của Ngọc Hoàng, giúp bề trên theo sát cuộc sống của mỗi chúng sinh rồi sau đó cuối mỗi năm, đúng vào ngày 30 tháng Chạp thì về trời báo cáo lại mọi việc.
Không chỉ tượng trưng cho sự may mắn, sung túc, 3 vị thần Táo còn giúp ngăn cản sự quấy phá của ma quỷ, giữ cho mọi người trong gia đình được bình yên. Chính vì vậy, nghi lễ cúng ông Táo là một hình thức quan trọng để bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn của người dân dành cho các vị thần linh vì sự vất vả trong suốt một năm.
Ý nghĩa của các lễ vật trong mâm cúng ông Công ông Táo:
Ba chiếc mũ ông Công, ông Táo
Theo phong tục cổ truyền của người Việt, để lấy lòng các vị Táo quân, người dân sẽ chuẩn bị các lễ vật và mâm cỗ cúng tiễn họ về trời. Lễ vật không thể thiếu để tiễn ông Công ông Táo là ba chiếc mũ gồm hai chiếc mũ ông Táo có cánh chuồn, một chiếc mũ bà Táo không có cánh chuồn. Màu sắc của mũ, áo thay đổi hàng năm theo ngũ hành. Những món đồ này sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp.
Cá chép
Theo quan niệm dân gian, cá chép không chỉ là "phương tiện" để các Táo quân lên chầu trời mà còn là biểu tượng cho tinh thần vươn tới thành công, thịnh vượng. Theo truyền thống, người Việt Nam hay chuẩn bị ba chú cá chép đỏ sống, để trong chậu nước sạch để cúng ông Công ông Táo. Việc cúng cá chép không chỉ thể hiện sự trang trọng đối với người coi sóc cho gia đình trong suốt một năm qua hay hy vọng thành công may mắn với tích "cá chép hóa rồng" mà còn mang ý nghĩa nhân đạo cầu mong sự sống nảy mầm sinh sôi.
Hoa quả và vàng mã
Ngoài bộ áo mũ dành cho Táo quân, cần mua thêm tiền vàng hoặc loại vàng nén để hóa cho ông Công ông Táo làm lệ phí đi đường.
Đĩa muối
Muối là thứ tượng trưng cho sự may mắn, được đặt trên mâm cỗ cúng.
Cỗ mặn
Mâm cỗ cúng Táo quân trong truyền thống bao gồm đĩa gạo, đĩa muối, thịt lợn luộc, canh mọc, đĩa xào thập cẩm, giò, xôi gấc, hoa quả, hoa tươi. Tùy điều kiện và hoàn cảnh, các gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ không nhất thiết phải quá cầu kỳ.
Thịt lợn luộc
Đây là món quan trọng nhất dùng để dâng cúng Táo quân. Thịt lợn luộc dùng để sắp mâm cỗ cúng ông Táo nên là thịt vai hoặc gáy. Khi thắp hương miếng thịt cần để nguyên, tuyệt đối không được thái miếng.
Cỗ chay
Ngoài vàng mã tù y theo từng gia đình nhiều người chọn lễ chay với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc để tiễn Táo quân về trời.
Cá chép hấp tương gừng Giới thiệu với các bạn một món ăn vừa bổ dưỡng, vừa giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đó là món Cá chép hấp tương gừng. Đơn giản, dễ làm, chúng ta hãy cùng thực hiện nhé! Nguyên liệu: - 600g cá chép - 3 thìa súp tương hạt - 2 quả cà chua - 50g rau cần tây -...