Thả 25 triệu iPhone vào Triều Tiên để… giải quyết vấn đề hạt nhân?
Một cựu đặc nhiệm SEAL đề xuất giải pháp chưa từng có để giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên, trong khi một chuyên gia nói kế hoạch này về cơ bản có thể có tác dụng.
Cựu đặc nhiệm SEAL Jocko Willink tham gia chiến đấu tại Iraq năm 2006.
Theo Business Insider, kế hoạch mà cựu đặc nhiệm SEAL Jocko Willink đưa ra không bao gồm giải pháp quân sự hay chiến dịch đột kích bí mật. Thay vào đó, Willink đề xuất thả điện thoại iPhone xuống Triều Tiên.
“Thả 25 triệu chiếc iPhone cho họ và phát wifi miễn phí qua vệ tinh”, Willink đề xuất.
Trong khi kế hoạch này nghe có vẻ hài hước và viển vông, Yun Sun, một chuyên gia về Triều Tiên tại Trung tâm Stimson ở Mỹ lại đề cập đến tính khả thi.
Video đang HOT
“Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hiểu rằng, xã hội càng sớm cởi mở, người dân Triều Tiên sẽ càng sớm nhận ra những điều họ đã bỏ lỡ…”, ông Sun giải thích trên Business Insider.
Chuyên gia này nhấn mạnh, chính vì lý do đó,Triều Tiên sẽ phản đối mạnh mẽ bất cứ biện pháp nào tương tự như kế hoạch mà cựu đặc nhiệm SEAL Willink đề xuất.
Ông Kim Jong-un đến thăm nhà máy sản xuất điện thoại ở Triều Tiên.
Ông Sun nói, Hàn Quốc từng thả bóng bay mang sách báo và đĩa DVD sang Triều Tiên, khiến Bình Nhưỡng phản ứng hết sức quyết liệt, bao gồm cả tập trận quân sự.
Triều Tiên chắc chắn sẽ không vui nếu 25,2 triệu người dân được Mỹ cấp cho một chiếc iPhone hoàn toàn mới, theo Business Insider.
Theo ông Sun, nếu làm như vậy, Mỹ cũng bị chỉ trích vì “quá hào phóng cho Triều Tiên” trong khi Bình Nhưỡng theo đuổi chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo.
Trong quá khứ, Triều Tiên được cho là đã từng trừng phạt người dân vì yêu thích các chương trình truyền hình Hàn Quốc. Bên cạnh đó, không phải người dân Triều Tiên nào cũng được sở hữu điện thoại di động hay sử dụng internet.
“Mỹ sẽ không thể ngăn Triều Tiên phát triển hạt nhân nếu chính phủ và xã hội nước này không tự thay đổi”, ông Sun nói. “Cách tiếp cận này có thể cần đến thời gian dài nhưng vẫn có hy vọng thành công.
Theo Danviet
Điểm bất thường trong bản đồ tấn công đảo Guam của Triều Tiên
Các nhà phân tích quan sát tấm bản đồ trên bức tường, và nhận ra rằng Triều Tiên vẫn còn thiếu một công nghệ quan trọng.
Tấm bản đồ sau lưng ông Kim được cho là đã quá cũ.
Các nhà phân tích quân sự cho biết, tấm bản đồ Triều Tiên sử dụng để lên kế hoạch tấn công đảo Guam là loại đã được chụp từ cách đây 6 năm. Bức hình Google Earth này chụp từ năm 2011 và đã quá "cổ lỗ sĩ", các chuyên gia nhận định.
Phát hiện này được giới phân tích nhìn ra sau khi hãng tin KCNA đăng tải hình ảnh ông Kim Jong-un bàn thảo kế hoạch tấn công đảo Guam với các tướng lĩnh. Các nhà phân tích phát hiện ra ở bức tường đằng xa, tấm bản đồ được chụp từ cách đấy quá lâu và không còn chính xác ở thời điểm hiện tại.
Tuyên bố dội tên lửa vào đảo Guam của Mỹ được Triều Tiên nêu ra khi căng thẳng hai bên Bình Nhưỡng-Washington leo thang. Ông Kim Jong-un tuyên bố sẽ dội 4 quả tên lửa tầm trung vào đảo Guam. Căn cứ quân sự của Mỹ nằm cách Triều Tiên 3.400 km.
Giới phân tích cũng cho rằng, với tấm ảnh vệ tinh "cũ mèm" này, Triều Tiên hiện vẫn chưa sở hữu công nghệ chụp hình từ vệ tinh. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn nếu Bình Nhưỡng muốn tấn công bất kì mục tiêu nào trên Trái đất.
Ngoài điểm đặc biệt về tấm bản đồ, các nhà phân tích phát hiện ra một địa điểm từng là rừng cây đã bị Triều Tiên phá để làm nơi chứa máy bay. Một tòa nhà khác tại Triều Tiên đã bị ông Kim cho phá hủy và đường dẫn vào tòa nhà được sơn màu khác.
Nick Henson từ đại học Stanford (Mỹ) nói rằng Triều Tiên buộc phải dùng ảnh vệ tinh từ những quốc gia khác vì nước này chưa có đủ công nghệ cần thiết. Trước đây, Triều Tiên từng tuyên bố phóng vệ tinh lên quỹ đạo năm 2016 nhưng các chuyên gia phương Tây chưa kiểm chứng được điều này.
Theo Danviet
Cựu đặc nhiệm Mỹ đề xuất thả 25 triệu iPhone xuống Triều Tiên Cựu thành viên lực lượng đặc nhiệm SEAL của Mỹ đề xuất phương án giải quyết vấn đề Triều Tiên bằng các biện pháp tuyên truyền. Một công dân Triều Tiên sử dụng điện thoại di động tại thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: Flickr. Phương án được cựu đặc nhiệm Jocko Willink đăng trên Twitter bao gồm việc thả 25 triệu chiếc iPhone...