TGĐ Tốn chỉ là người làm thuê, chủ tịch 8X mới là người chi phối nước sạch Sông Đà
Tổng công ty Thiết bị kỹ thuật điện ( Gelex) sở hữu nhiều thương hiệu lớn, hoạt động đa ngành, sở hữu chi phối CTCP Đầu tư Nước sạch Sông Đà. Tuy nhiên, sau sự cố nước sông Đà nhiễm dầu, dư luận quan tâm đến DN này với nhiều bức xúc.
Ban lãnh đạo hiện tại của Gelex. Ảnh: Gelex.
Thông qua công ty con làCông ty TNHH MTV Năng lượng Gelex, Gelex đã nắm 60,46% cổ phần tại CTCP Đầu tư Nước sạch Sông Đà (cổ đông lớn thứ hai là REE nắm 35,95%).
Tổng công ty Thiết bị kỹ thuật điện, doanh nghiệp này được thành lập từ năm 1990, chính thức cổ phần hóa và có tên viết tắt Gelex từ năm 2010.
Đến nay, quy mô vốn điều lệ của Gelex lên đến 2.320 tỷ đồng; Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của Tổng công ty đạt từ 12% đến 16%, tham vọng đạt mức doanh thu dự kiến đạt trên 1 tỷ USD vào năm 2020.
Gelex hiện có 9 Công ty thành viên, quy hoạch tập trung 04 lĩnh vực: Công nghiệp, Tiện ích, Logistics và BĐS. Doanh nghiệp này đã niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE từ đầu năm 2018 với mã chứng khoán GEX.
Theo giới thiệu của Tổng công ty, Hội đồng Quản trị Gelex bao gồm 6 thành viên, là những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thiết bị điện, đầu tư bất động sản, không nhắc đến kinh nghiệm ngành nước sạch, môi trường.
DN này chỉ được nhắc đến nhiều khi sự việc nước sạch sông Đà nhiễm dầu vẫn đưa vào nguồn lọc bán cho hàng triệu dân Hà Nội, gây phẫn nộ.
GELEX sở hữu chi phối hơn 60% tại Công ty nước sạch sông Đà Viwasupco.
Ngày 13/10, tại buổi họp giao ban báo chí do ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, trả lời về trách nhiệm cá nhân, ông Nguyễn Văn Tốn, Tổng GĐ Công ty nước sạch Sông Đà cho biết ” tôi chỉ là TGĐ làm thuê”, tổng công ty sẽ họp rút kinh nghiệm, nếu sai sẽ chịu trách nhiệm.
Tại GELEX, Chủ tịch là Nguyễn Văn Tuấn – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ
Doanh nghiệp nghìn tỷ này lại được điều hành bởi một doanh nhân còn 8X. Trong khi hầu hêt các thành viên khác đều là 6X.
Ông Nguyễn Văn Tuấn sinh năm 1984 và hiện đang là Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT của nhiều doanh nghiệp thuộc “hệ sinh thái” Gelex.
Chủ tịch trẻ tuổi này đang nắm giữ nhiều vị trí lãnh đạo:
Từ 04/01/2018 – Nay: Chủ tịch Hội đồng Quản trị/Tổng Giám đốc Gelex.
Video đang HOT
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Dây cáp Điện Việt Nam (Cadivi) từ tháng 05/2017.
Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Thiết bị Điện Gelex.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Kho vận Miền Nam.
Chủ tịch Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex.
Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Liên doanh S.A.S – CTAMAD (doanh nghiệp sở hữu khách sạn Melia Hà Nội).
Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Hạ tầng Fecon.
Trước đó, từ 2016 – 01/2018, Nguyễn Văn Tuấn là Ủy viên thường trực Hội đồng Quản trị/ Tổng Giám đốc Gelex.
Ông Nguyễn Hoa Cương (sinh năm 1961) – Thành viên HĐQT
Ủy viên Hội đồng quản trị Gelex từ 4/1/2018, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH SAS-CTAMAD- Khách sạn Melia Hà Nội.
Trước đó là Chủ tịch Hội đồng quản trị Gelex.
Trước đó ông này là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Chế tạo Điện cơ Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Dây đồng Việt Nam.
Ông Nguyễn Trọng Tiếu (sinh năm 1959) – Thành viên HĐQT
Ủy viên Hội đồng quản trị Gelex kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Thiết bị Điện Gelex; Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương.
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc (sinh năm 1958) – Thành viên HĐQT
Ủy viên Hội đồng quản trị Gelex từ 2010.
Bà này còn kiêm nhiệm nhiều chức vụ như Phó Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Capital Land – Hoàng Thành (chủ đầu tư dự án Mullberry Land Hà Đông); Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Hoàng Thành.
Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Hoàng Thành; Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Trần Hưng Đạo.
Ông Võ Anh Linh (sinh năm 1980) – Thành viên HĐQT
Ủy viên HĐQT Gelex từ tháng 3/2016.
Trước đó là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện, Ủy viên HĐQT Công ty cổ phần Cơ điện Trần Phú.
Bà Đỗ Thị Phương Lan (sinh năm 1977) – Thành viên HĐQT
Thành viên HĐQT Gelex từ năm 2018.
Trước đó là Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Bất động sản Gelex, Giám đốc đầu tư Công ty CP Phát triển và tài trợ địa ốc R.C (Refico; Giám đốc Quỹ đầu tư Sài Gòn A2, Công ty CP Quản lý quỹ đầu tư Thành Việt; Từ năm 2004 – 2010: Giám đốc đầu tư, Nautilus Equity Holdings, Hongkong.
PV
Theo infonet.vn
Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) làm 2 đồng, thu 1 đồng lãi
Nhờ cung cấp nước sạch cho toàn bộ khu vực Tây Nam Hà Nội, Viwasupco thu về hàng trăm tỷ đồng mỗi năm với biên lãi gộp cao trên 50%.
Ảnh minh họa.
Thu hàng trăm tỷ mỗi năm nhờ bán nước
CTCP Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco - mã VCW) hiện là đơn vị cung cấp nước sạch cho toàn bộ khu vực phía Tây Nam Hà Nội, bao gồm các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hà Đông và một số quận nội thành.
Nhờ đó, công ty tạo ra hàng trăm tỷ đồng doanh thu mỗi năm với biên lãi gộp cao "ngất ngưởng" trung bình trên 50% trong 3 năm trở lại đây.
Năm 2018, Viwasupco ghi nhận mức doanh thu kỷ lục với 468,6 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế thu về 218,6 tỷ đồng, cao hơn 29% so với kết quả đạt được năm trước.
Tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2019, công ty đã ghi nhận 263,6 tỷ đồng doanh thu và 126,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 22,4% và 31% so với nửa đầu năm ngoái. Biên lãi gộp tiếp tục được duy trì ở mức cao với 57%.
Cổ phần chủ yếu nằm trong tay Gelex và REE
Viwasupco tiền thân là đơn vị thực hiện dự án Nhà máy nước sạch Sông Đà trực thuộc Tổng CTCP Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vinaconex - mã VCG) được thành lập vào tháng 3/2009 với vốn điều lệ ban đầu 500 tỷ đồng trong đó Vinaconex nắm quyền chi phối với 51% cổ phần.
Đến tháng 11/2016, Viwasupco chính thức đưa 50 triệu cổ phiếu lên giao dịch trên sàn UpCOM với mã chứng khoán VCW. Cuối năm 2017 tức là gần một năm sau khi lên sàn, Vinaconex hoàn tất thoái vốn tại Viwasupco.
Sau khi Vinaconex thoái vốn, cơ cấu cổ đông của Viwasupco liên tục có những biến động.
Cụ thể, CTCP Cơ điện lạnh (mã REE) đã mua vào hơn 17 triệu cổ phiếu qua đó nâng tỷ lệ sở hữu lên mức 34,68%. Trong khi đó, sau nhiều lần mua vào cổ phiếu với số lượng lớn, Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của Viwasupco từ tháng 3/2018 với 47,1% cổ phần.
Cuối tháng 6/2019, Viwasupco thực hiện thưởng cổ phiếu theo tỷ lệ 2:1 qua đó nâng vốn điều lệ lên mức 750 tỷ đồng như hiện nay. Năng lượng Gelex vẫn là cổ đông lớn nhất nắm giữ 60,46% cổ phần trong khi REE là cổ đông lớn còn lại sở hữu 35,95% vốn.
Có thể thấy cơ cấu cổ đông của Viwasupco tương đối cô đặc với lượng cổ phiếu lưu hành tự do chỉ chiếm chưa đến 4%.
"Vận đen" đeo bám nhiều năm
Thời gian gần đây, dư luận đang xôn xao vụ việc nguồn nước sinh hoạt của nhiều hộ dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Viwasupco cung cấp có mùi khét, nhờn nhớt.
Đại diện công ty sau đó đã có văn bản gửi Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, nguồn nước sạch sông Đà cung cấp cho khu vực phía Tây TP Hà Nội bị nhiễm dầu. Hiện công ty vẫn đang trong quá trình thực hiện các biện pháp xử lý, làm sạch nguồn nước đồng thời có những biện pháp tạm thời nhằm duy trì cung cấp nước sạch của người dân.
Đây không phải là lần đầu Viwasupco vướng phải những "lùm xùm" gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhiều hộ dân trên địa bàn Hà Nội.
Trước đó, từ năm 2012 - 2016, Viwasupco cũng "vật vã" khi đường ống dẫn nước sông Đà vỡ 21 lần, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của hàng trăm nghìn hộ dân trên địa bàn thành phố. Sự việc này gây nhức nhối trong dư luận trong suốt thời gian dài và khiến ban lãnh đạo của công ty bị truy tố.
THANH HÀ
Theo Bizlive.vn
Gelex (GEX): Quỹ đầu tư Hàn Quốc trở thành cổ đông lớn Trên thị trường, cổ phiếu GEX đang hồi phục sau chuỗi phiên giảm sâu, hiện giao dịch ở mức 20.800 đồng/cp. Ngày 22/8/2019, nhóm quỹ đầu tư Korea Investment Management Co., Ltd vừa công bố thông tin trở thành cổ đông lớn của Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam (Gelex, GEX). Chi tiết, quỹ này mua vào 83.170 cổ phiếu GEX, nâng...