TGĐ MIK Home: ‘Siết tín dụng bất động sản giúp thanh lọc thị trường’
“Việc cơ quan quản lý siết tín dụng bất động sản là một chủ trương phù hợp bởi nó có thể giúp thanh lọc thị trường, hạn chế được phần nào những nhà đầu tư dựa quá nhiều vào vốn ngân hàng, kiểm soát các cơn sốt nóng bất thường, giúp thị trường bất động sản phát triển ổn định và bền vững”.
Quan điểm trên được Tổng giám đốc MIK Home Chu Thanh Hiếu đưa ra khi bình luận về chính sách thắt chặt tín dụng bất động sản của nhà nước đang có nhiều ý kiến trái chiều trong giới kinh doanh.
Ông Hiếu nói: – Thật ra đây là một chính sách vĩ mô để điều hành của nhà nước, tất nhiên các cơ quan quản lý phải nhìn thấy tín hiệu như thế nào đó của thị trường thì mới sử dụng những đòn bẩy về tài chính như thế để hạn chế dần.
Tuy nhiên, theo tôi thì chính sách này chỉ phần nào hạn chế được những rủi ro ở phân khúc cao cấp, còn những phân khúc trung bình – khá thì không bị ảnh hưởng nhiều. Thực tế, những dự án MIK Home đang triển khai bán hàng không bị ảnh hưởng nhiều từ chính sách này.
Nhưng liệu chính sách này có ảnh hưởng đến các nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ, thưa ông?
Tôi nghĩ là những nhà đầu tư này có thể phần nào đó sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là các nhà đầu tư vào các phân khúc có giá cao, chẳng hạn như đất nền, nhà thấp tầng…khi mà tỷ lệ vay vốn cho các nhà đầu tư ngắn hạn khá lớn.
Ông Chu Thanh Hiếu – Tổng Giám đốc MIK Home.
Tức là chính sách này sẽ góp phần thanh lọc thị trường, loại bớt nhà đầu tư “tay không bắt giặc”?
Video đang HOT
Đúng thế, bởi phần nào đó nó có thể loại trừ được những đối tượng đầu tư nhưng sử dụng hoàn toàn tiền đi vay ngân hàng. Trong trường hợp thị trường bất động sản bị chững lại, thanh khoản sụt giảm thì những đối tượng như thế sẽ gây ra rủi ro cho cả thị trường.
Tôi cho rằng, đây là một chính sách đúng và hợp lý của cơ quan quản lý để hạn chế bớt rủi ro cho thị trường. MIK Home sẽ ủng hộ những chính sách như thế này. Và thực tế hầu như nó không ảnh hưởng đến chúng tôi.
Bên cạnh đó, dưới góc độ một doanh nghiệp bất động sản, chúng tôi cũng luôn mong muốn có được một thị trường bất động sản phát triển tăng trưởng đều và lành mạnh. Và tôi thấy chính sách này đang phần nào làm được việc đó.
Nhưng rõ ràng, nếu siết tín dụng thì nó sẽ ảnh hưởng đến thanh khoản của thị trường, mà cụ thể là doanh số bán hàng của MIK Home?
Đúng là số lượng khách hàng mua nhà của MIK Home, đặc biệt là tại dự án Imperia Sky Garden tại số 423 Minh Khai có số người vay ngân hàng để mua nhà chiếm đến 90%.
Có hai yếu tố khiến tỷ lệ này cao, đó là do các ngân hàng có chính sách vay ưu đãi, và cả chủ đầu tư cũng tăng thêm ưu đãi nữa. Các thủ tục vay vốn cũng được đơn giản hóa rất nhiều khiến khách hàng dễ dàng tiếp cận.
Tuy nhiên, để an toàn thì nhà đầu tư không nên sử dụng quá nhiều vốn vay của ngân hàng để tránh rủi ro. Tất nhiên, người mua nhà, nhà đầu tư bây giờ đã thông minh hơn rất nhiều. Họ biết họ nên rót vốn vào dự án nào.
Trong bối cảnh tín dụng bị siết lại như vậy, theo ông nhà đầu tư nên rót tiền vào phân khúc nào để vừa có lợi nhuận cao, vừa an toàn?
Tôi quan sát thấy rằng, từ trước đến nay, việc đầu tư vào nhà thấp tầng vẫn luôn là một xu hướng đầu tư tốt. Bởi người Việt luôn có tâm lý tích trữ tài sản. Hầu hết vẫn muốn có một tài sản của riêng mình, có một mảnh đất.
Đặc biệt là nhà vừa ở vừa kinh doanh được. Thực tế phân khúc này đang đem lại lợi nhuận cao hơn cho các nhà đầu tư.
Dù chính sách tín dụng cho bất động sản không “thoáng” như trước, nhưng được biết, MIKGroup đang có ý định đầu tư một dự án khủng ở phía Tây Hà Nội?
Như tôi đã nói ở trên, chính sách siết tín dụng gần như không ảnh hưởng đến MIKGroup bởi chúng tôi luôn có sự chuẩn bị sẵn về tài chính cho kế hoạch phát triển các dự án của mình. Hiện MIKGroup vẫn đang trong quá trình đàm phán với đối tác để đầu tư, xây dựng dự án có quy mô lớn tại vị trí đắc địa, phía Tây Hà Nội. Khi nào hoàn thành, chúng tôi sẽ công bố rộng rãi.
Loan Trần
Theo Tiền phong
Thị trường bất động sản trong năm 2019 đang sụt giảm nguồn cung
Nguồn cung bất động sản ra hai thị trường lớn là Hà Nội và TPHCM đang sụt giảm, thị trường bất động sản sẽ gặp khó khi nguồn vốn tín dụng bị "siết".
Nguồn cung sụt giảm
Theo số liệu thống kê của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản quý 1 năm 2019 có chiều hướng chững lại, nhất là nguồn cung của thị trường bất động sản nhà ở tại 2 thị trường lớn là thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tổng nguồn cung nhà ở quý 1 năm 2019 tại Hà Nội giảm 25% so với cùng kỳ năm 2018, lượng giao dịch giảm 28% so với cùng kỳ năm 2018. Nguồn cung nhà ở Quý I/2019 tại thị trường bất động sản TPHCM còn giảm mạnh hơn, chỉ có hơn 3.000 sản phẩm, giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2018.
Nguồn cung bất động sản tại 2 thị trường này giảm là do: một số dự án lớn trên địa bàn 2 thành phố này đã ra khối lượng hàng lớn tại thời điểm quý 4 năm 2018, đặc biệt là các siêu dự án của chủ đầu tư lớn. Việc chậm phê duyệt các dự án, cũng như giảm tín dụng bất động sản (tín dụng bất động sản quý 4 năm 2018 giảm 0,8% so với quý trước đó) cũng là nguyên nhân dẫn đến giảm nguồn cung bất động sản.
Thị trường bất động sản trong năm 2019 đang sụt giảm nguồn cung.
Tuy vậy, thị trường bất động sản cả nước vẫn cho thấy một số dấu hiệu tích cực: tỷ lệ hấp thụ vẫn cao, chứng tỏ nhu cầu bất động sản nhà ở vẫn còn lớn, đặc biệt là tại thị trường TPHCM. Thị trường bất động sản các địa phương khác đều có sự phát triển tốt, thậm chí nhiều địa phương có dấu hiệu sốt nóng ở một số thời điểm, đặc biệt là đất nền như: Vân Đồn - Quảng Ninh, Bắc Ninh, một số địa phương xung quanh TPHCM.
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng phát triển trên diện rộng và có tỷ lệ hấp thụ đáng khích lệ, trong quý 1 năm 2019 tổng nguồn cung đạt gần 2.000 sản phẩm, lượng giao dịch đạt 1.400 sản phẩm.
Giá bất động sản có thể tăng do thiếu nguồn cung
Tình hình thị trường bất động sản 8 tháng cuối năm 2019 sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng từ các yếu tố: sự phát triển ổn định của kinh tế vĩ mô trong nước và tăng trưởng của kinh tế thế giới, đặc biệt là các thay đổi của chính sách tín dụng cho bất động sản. Quý I vừa qua đã chứng kiến một loạt thay đổi về giá các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu và điện sẽ tác động đến giá đầu vào của bất động sản, vật liệu xây dựng, nhân công lao động sẽ tăng theo.
Tín dụng cho bất động sản đã được kiểm soát chặt chẽ hơn, quy mô tín dụng bất động sản đã giảm dần từ năm 2016 đến nay. Theo dự đoán, tín dụng bất động sản sẽ còn được kiểm soát chặt chẽ hơn, với việc Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến về Dự thảo thay thế Thông tư 36, Quy định các giới hạn.
Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, theo đó sẽ hạ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn xuống còn 30% hay tăng hệ số rủi ro từ 50% lên 150% đối với các khoản vay cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống có số dư nợ gốc từ 3 tỷ đồng trở lên. Những thay đổi này sẽ có tác động không nhỏ tới thị trường bất động sản.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, vẫn còn nhiều yếu tố tích cực giúp cho thị trường bất động sản tiếp tục phát triển ổn định. Nhu cầu về các loại bất động sản nhà ở vẫn còn cao, đặc biệt là tại các đô thị lớn và các khu hành chính - kinh tế mới.
Ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tạo làn sóng dịch chuyển các cơ sở sản xuất sang Việt Nam giúp cho thị trường bất động sản công nghiệp gia tăng mạnh mẽ. Sự phát triển của bất động sản công nghiệp kèm theo là các cơ sở nhà ở, dịch vụ dành cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp sẽ có cơ hội phát triển.
Tín dụng bất động sản được kiểm soát chặt chẽ hơn sẽ làm cho chất lượng của các khoản vay bất động sản sẽ chất lượng và lành mạnh hơn, giảm nợ xấu. Cơ cấu lại dòng vốn sẽ kích thích các nguồn vốn khác đầu tư vào bất động sản như: vốn tư nhân, kiều hối, vốn đầu tư từ nước ngoài, chứng khoán bất động sản, ông Nguyễn Mạnh Hà phân tích.
"Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn còn dư địa phát triển, đặc biệt là các thị trường mới. Xu thế phát triển bất động sản quy mô thành phố thu nhỏ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội đồng bộ, bất động sản thông minh, bất động sản xanh sẽ là xu thế phát triển chủ đạo. Giá bất động sản có thể tăng nhẹ do thiếu nguồn cung ở Hà Nội và TPHCM" - ông Nguyễn Mạnh Hà nói.
Theo vov.vn
Bất động sản 'kẹt' vốn: Lo GDP giảm, kéo tụt nhiều ngành khác Các chuyên gia cho rằng nên có biện pháp quản lý chặt chẽ thị trường thay vì ngày càng siết chặt tín dụng bất động sản. Nguồn tiền mua nhà hiện nay vẫn dựa nhiều vào vay ngân hàng. Bất lợi cho người mua nhà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định các giới hạn,...