Tết xưa ở ngôi làng được mệnh danh ‘cổ trấn’ của Hà Nội
Giữa không gian trầm mặc của những gian nhà cổ kính, cụ ông râu tóc bạc trắng cùng người vợ thảo hiền và cháu gái đang quây quần gói bánh chưng hay đi sắm cành đào đón Tết.
Anh Nguyễn Minh Tiến (sống ở Hà Nội) từng có dịp ghé thăm làng cổ Đường Lâm và nhanh chóng bị thu hút bởi những gian nhà cổ kính, nhuốm màu thời gian. Tranh thủ đợt nghỉ lễ Tết dương lịch vừa qua, anh quyết định trở lại nơi đây để thực hiện bộ ảnh về Tết cổ truyền miền Bắc.
Để có những bức hình chân thực, giàu cảm xúc nhất, anh Tiến cũng dành nhiều thời gian để làm quen, trò chuyện, tâm sự với các cụ già ở Đường Lâm. Các cụ ông, cụ bà trong trang phục truyền thống luôn nở nụ cười thân thiện, hiếu khách, hỗ trợ du khách thực hiện các bộ ảnh tái hiện không khí Tết xưa.
Những ngôi nhà cổ kính mang đậm nét đặc trưng ở làng cổ Đường Lâm được trang trí câu đối đỏ, cành đào, chậu hoa,… tràn ngập không khí Tết.
Ở Đường Lâm vẫn còn một số giếng cổ, là nơi sinh hoạt mang đậm nét văn hóa làng quê Bắc Bộ. Vào dịp Tết, bà con quanh làng thường tới giếng cổ để lấy nước vo gạo, rửa lá dong,… chuẩn bị gói bánh chưng.
Hình ảnh các cụ già ngồi bên hiên nhà cùng cháu nhỏ gói bánh chưng giữa không gian nhuốm màu thời gian của những ngôi nhà trăm năm tuổi lay động người xem.
Cuối năm cũng là thời điểm nhiều du khách ghé thăm Đường Lâm để có cơ hội trải nghiệm và cảm nhận không khí Tết cổ truyền miền Bắc.
Không gian trầm mặc, cổ kính càng thêm nổi bật bởi màu xanh của lá dong, bánh chưng với màu vàng của quả bưởi hay màu đỏ của gấc,…
Các cụ già hiếu khách luôn nở nụ cười tươi, nhiệt tình hỗ trợ du khách và các nhiếp ảnh gia hoàn thành bộ ảnh tái hiện không khí Tết xưa.
Nồi bánh chưng tỏa khói trắng nghi ngút.
Video đang HOT
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 45km, làng cổ Đường Lâm là điểm đến nổi tiếng được đông đảo du khách thập phương yêu thích. Nơi đây còn được gọi là “đất hai vua” vì là quê hương của Ngô Quyền và Phùng Hưng. Năm 2006, Đường Lâm vinh dự trở thành làng cổ đầu tiên ở nước ta và đã được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Tới Đường Lâm, du khách được “đắm mình” trong khung cảnh làng quê mộc mạc, yên bình, gợi nhắc lại những kỷ niệm thuở xưa vốn chỉ còn tìm thấy trong ký ức.
Mỗi dịp Tết đến Xuân về, người dân trong làng từ trẻ em đến người già lại tất bật trang trí nhà cửa, chuẩn bị nguyên vật liệu để gói bánh chưng, làm các món ăn truyền thống để đón chào năm mới.
Đây cũng là thời điểm du khách thập phương ghé thăm làng rất đông. Họ thích thú chụp hình, ghi lại những khoảnh khắc mang đậm không khí Tết cổ truyền ở làng quê miền Bắc, gợi nhắc về kỷ niệm tuổi thơ một cách thân thuộc, gần gũi.
Trải qua bao thăng trầm, cổng Mông Phụ vẫn còn rất nguyên vẹn, thấm đậm hồn quê xứ Đoài.
Có nhiều lối vào làng cổ Đường Lâm nhưng cổng làng Mông Phụ vẫn mang nhiều dấu ấn nhất. Đây là cổng làng cổ duy nhất còn sót lại ở khu vực Bắc Bộ, được xây dựng vào năm 1833 với kiến trúc vòm và lớp đá ong. Cạnh cổng làng là cây đa hơn 300 năm tuổi, tạo nên khung cảnh thực sự thanh bình và cổ kính.
Làng cổ Đường Lâm lưu giữ những nét đặc trưng của làng quê Bắc Bộ xưa với cây đa, bến nước, sân đình… hay những ngôi nhà cổ có kiến trúc độc đáo xây dựng bằng đá ong và cột gỗ lim.
Khi xưa, người dân trong làng đã đào những lớp đá ong dưới lòng đất để xây nhà, tạo nên những gian nhà cổ kính, bền vững theo thời gian như ngày nay. Khắp các con đường, ngõ ngách đều được lát gạch sạch sẽ. Hai bên là những bức tường đá ong màu vàng sậm, trở thành nét đẹp đặc trưng riêng khó tìm thấy ở nơi đâu.
Trở về tuổi thơ với ngôi làng ngay giữa lòng Hà Nội
Làng Anh An, một địa chỉ thu hút sự quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh, và các bạn trẻ. Nơi đây không chỉ là điểm chụp ảnh, mà còn là nơi tái hiện nhiều kỷ vật từ những năm 1990, khiến nhiều người phải bồi hồi.
Làng Anh An nơi tái hiện lại một phần kỷ niệm của rất nhiều người.
Tuổi thơ là thứ mà ai cũng có, ai ai cũng trải qua biết bao nhiêu kỉ niễm vui buồn. Rồi một phần kỷ niệm trôi vào quên lãng. Nhưng chỉ cần nhìn thấy 1 kỷ vật quen thuộc thì bỗng nhiên kí ức lại ùa về một cách mạnh mẽ.
Làng Anh An nằm sát sông Hồng, với diện tích khoảng gần 4ha, hiện tại được chia ra làm 2 khu chính là khu vực Tây bắc và khu vực Bắc bộ. Cả 2 khu vực đều trồng những loại cây, những đồ vật, căn nhà đặc trưng, hứa hẹn sẽ là điểm đến của nhiều gia đình.
Theo chủ nhân của ngôi làng cho biết, tâm niệm đầu tiên để xây dựng lên ngôi làng là từ việc muốn cho con gái anh có những trải nghiệm thực tế và anh cũng muốn mang 1 phần ký ức của mình tái hiện lại bằng những đồ vật của những năm 1990.
Ngay khi bước chân vào ngôi làng, khu vực Tây bắc sẽ khiến bạn thích thú.
Con đường bằng đá, bằng gỗ được dựng lên nằm giữa những dãy hoa.
Những khoảng không gian rộng trồng hoa tam giác mạch sẽ là nơi mà những bạn yêu thích nhiếp ảnh không thể bỏ qua.
Những căn nhà sàn được dựng lên, bao quanh là hoa tạo nên một khung cảnh yên bình.
Tại nơi đây, cho dù là góc nào bạn cũng có thể chụp được những bức hình đẹp.
Vào những ngày gần Tết Nguyên đán những loài hoa đặc trưng của Tết cũng đã góp tô điểm thêm sắc màu cho nơi đây.
Đi sâu vào trong, những hình hình lũy tre đầu làng, cổng làng bỗng hiện lên trong làn khói lam chiều.
Khoảng không gian yên bình của một ngôi làng Bắc bộ được thu nhỏ tại nơi đây.
Từng chi tiết nhỏ sẽ được dần dần tái hiện lại.
Căn nhà 5 gian là nơi được đặt nhiều tâm tư nhất.
Từ những cây rơm, chiếc máy quạt thóc, lúa xưa cũng được tái dựng lại.
Căn bếp xưa với bếp củi, những chiếc bát, đĩa Hải Dương từ những thập kỷ 90.
Căn nhà 3 gian với những đồ dùng hết sức quen thuộc một thời.
Khoảng sân được ghép bằng gạch xương cá.
Cùng với đó là những dải lụa hồng để cầu chúc sự tốt lành cho một năm mới.
Vi vu nhiều, liệu bạn đã biết hết những ngôi làng bích họa ở Việt Nam đẹp rực rỡ này chưa? Bạn có biết rằng những làng bích họa ở Việt Nam cũng là tọa độ sống ảo được giới trẻ yêu thích. Cùng điểm danh qua những ngôi làng bích họa đẹp và độc đáo nhất. Những làng bích họa ở Việt Nam tuyệt đẹp mà bạn nên một lần check in 1. Làng bích họa Chữ Xá Chữ Xá là một trong...