Tết vẫn vui khỏe với đái tháo đường
Dịp Tết là lúc mọi người trở về bên người thân, cùng tận hưởng không khí ấm áp của sự sum vầy. Riêng đối với người đái tháo đường (ĐTĐ), vẫn còn đó một nỗi lo về việc làm sao để có thể cùng người thân của mình ăn Tết vui khỏe mà vẫn ổn định đường huyết và kiểm soát biến chứng.
Theo các chuyên gia về ĐTĐ, để có được một dịp Tết vui khỏe, người ĐTĐ cần tiếp tục duy trì được một chế độ sinh hoạt điều độ hàng ngày, không nên lơ là trong việc quản lý và kiểm soát đường huyết, nhất là trước những món ăn ngon miệng và hấp dẫn.
Trao đổi về vấn đề này, anh Trương Văn Hữu (ngụ tại TP.HCM) chia sẻ: “Tôi phát hiện mình mắc ĐTĐ cách đây 2 năm. Mỗi dịp Tết, tôi thường kiểm soát bệnh và tránh tăng đường huyết sau tết bằng cách tuân thủ theo sự tư vấn của các bác sỹ như sử dụng thuốc điều trị đúng giờ, duy trì tập thể dục, hạn chế các chất có chỉ số đường huyết cao như đường mía, trái cây khô, sữa đặc có đường, mật ong, chocolate…Tết còn là dịp anh em, bạn bè tụ hội đông đủ, vui vẻ, dễ “thả ga” khi ăn uống nhưng tôi vẫn chủ động hạn chế bia rượu, thuốc lá. Bia thì tôi chỉ nhấm nháp 1 lon là vừa đủ”.
Hội thảo về chuyên đề dinh dưỡng cho người ĐTĐ và tiền ĐTĐ trong dịp Tết được tổ chức bởi Glucerna (Abbott Hoa Kỳ) phối hợp cùng Hội Dinh dưỡng Việt Nam VINUTAS
Còn cô Nguyễn Thị Minh (ngụ tại TP.HCM), một người bệnh ĐTĐ lâu năm cho biết: “Đối với tôi thì điều khó nhất là chống lại chứng thèm ăn trước những món ăn Tết hấp dẫn như bánh ngọt, kẹo mứt, bánh chưng bánh tét… để có thể giữ được đường huyết ổn định”.
Theo ThS. BS Diệp Thị Thanh Bình, Trưởng khoa Nội tiết, BV Đại học Y Dược TPHCM, người bệnh ĐTĐ vẫn có thể ăn Tết như người bình thường, tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thực hiện điều trị theo quy định của bác sỹ: thời gian, liều lượng, cách dùng, không được tự ý thay đổi khi chưa có ý kiến của bác sỹ điều trị.
Video đang HOT
- Đảm bảo thực hiện chế độ ăn hợp lý:
- Trong cùng một bữa, nếu đã ăn bánh Tét, bánh Chưng, thì không được ăn thêm Cơm hay các thức ăn giàu chất bột đường khác. Có thể ăn bánh chưng, tức là khoảng từ 100g – 150g. Khi ăn, nên gạn mỡ thịt heo, da heo có trong bánh ra.
- Với các loại hạt “ăn chơi” như hạt dưa, hạt hướng dương…, có thể áp dụng quy tắc “1 nắm tay”. Tức là cầm nắm vừa đủ 1 nắm tay để ăn. Tuy nhiên, để đảm bảo, chỉ nên ăn khoảng 15 hạt trở lại.
- Với bia rượu, vẫn có thể nhâm nhi, nhưng tốt nhất là tránh. Một ngày chỉ nên uống 1 lon bia.
- Nên tăng cường rau xanh trong bữa ăn. Vừa giúp tránh ngấy, vừa giúp bổ sung chất xơ cho cơ thể. Với món dưa kiệu, khi ăn nên để ý độ mặn và độ ngọt của nó. Muối ăn và đường trong dưa kiệu không tốt cho những người có triệu chứng bệnh tim mạch, huyết áp cũng như đường huyết.
- Không nên ăn thoải mái những món khoái khẩu mà cần chia nhỏ làm nhiều lần ăn. Ngoài ra, không nên nhịn hoàn toàn hoặc quá kiêng khem làm cơ thể mau đói, thiếu chất. Điều này có thể khiến bạn dễ ăn bù quá nhiều sau đó.
- Sinh hoạt lành mạnh, điều độ, ngủ đủ giấc và tập thể dục đều đặn.
- Khi đi chơi xa, người bệnh nên mang theo đầy đủ thuốc, máy đo đường huyết, bánh quy phòng chống hạ đường huyết. Các loại sữa chuyên biệt cũng là một lựa chọn hợp lý và tiện lợi cho người ĐTĐ.
ThS, BS Diệp Thị Thanh Bình phát biểu tại hội thảo
Bác sỹ Thanh Bình cũng nhấn mạnh thêm: “Dinh dưỡng là biện pháp quan trọng nhất để kiểm soát đường huyết. Dinh dưỡng gắn liền với cả cuộc đời con người chứ không thể một sớm một chiều thấy ngay hiệu quả”. Vì vậy, dịp Tết qua đi nhưng người ĐTĐ vẫn cần duy trì một chế độ ăn uống hợp lý sao cho vừa cung cấp đầy đủ năng lượng cho một ngày làm việc vừa quản lý tốt ĐTĐ.
Đặc biệt, với người bị tiền ĐTĐ, liệu pháp dinh dưỡng cũng góp phần trọng yếu trong kiểm soát hội chứng này phát triển thành ĐTĐ thật sự: “Khi phát hiện tiền ĐTĐ, bác sỹ vẫn khuyến cáo sử dụng những biện pháp không bằng thuốc trước, gồm có dinh dưỡng hợp lý và luyện tập thể lực. Dinh dưỡng hợp lý gồm có hành vi ăn uống lẫn nhận thức của bệnh nhân là phải chủ động tự quản lý bệnh. Với một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý, có thể giúp tiền ĐTĐ chậm phát triển hoặc không phát triển thành ĐTĐ thật sự. Khả năng này có thể là 30% – 50%”.
Glucerna Triple Care - Dinh dưỡng đặc biệt cho người đái tháo đường và tiền đái tháo đường với Hệ Triple Care tiên tiến 3 tác động giúp bình ổn đường huyết (với hệ đường phóng thích chậm Sucromalt, Fibersol và Chromium Picolinate), tốt cho hệ tim mạch (giàu MUFA và Omega 3) và kiểm soát cân nặng và vòng eo (chứa Carbonhydrates giải phóng chậm, chất xơ FOS và giàu protein) sẽ là một người bạn đồng hành cho bạn trong Tết này.
Theo dantri
Bị "teo" não do uống oresol sai nồng độ
Thiếu hiểu biết nên một số người đã biến dung dịch oresol thành hỗn chất gây hại cho trẻ.
Phòng khám Nhi - Bệnh viện Xanh Pôn vừa tiếp nhận một bé trai 20 tháng tuổi trong tình trạng sốt, co giật, vật vã kích thích. Hỏi bệnh sử và khám, bác sĩ phát hiện cháu bé bị tiêu chảy và được mẹ cho uống oresol nhưng pha sai nồng độ...
Thực tế, một số bà mẹ bao biện " oresol (ORS) có vị khó uống nên cho thêm... chút đường cho cháu dễ uống" hoặc một số khác có "cao kiến" thay bằng việc phải pha 1 gói ORS với 200ml nước theo chỉ dẫn lại chỉ pha với một chén nước nhỏ được một dung dịch đặc hơn uống cho nhanh khỏi... khỏi đâu không thấy mà hậu quả là trẻ bị ngộ độc, thậm chí có thể tử vong do uống ORS pha sai nồng độ.
Theo các bác sĩ nhi khoa, khi trẻ bị tiêu chảy, tình trạng mất nước xảy ra, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây rối loạn các chức năng của cơ thể, đe dọa tính mạng của trẻ. ORS với thành phần là muối, đường... khi được pha đúng, uống đúng sẽ bù lại lượng nước đã mất giúp trẻ phục hồi. Trong khi đó, nếu ORS lại được pha đặc hơn so với khuyến cáo nên khi trẻ uống không khác gì uống một cốc nước muối.
Mỗi gói oresol được định liều để pha với liều lượng nhất định, được ghi rõ trên bao bì (Ảnh minh họa)
Khi uống oresol với nồng độ quá đặc như thế sẽ khiến hàm lượng muối trong máu tăng lên, gây tình trạng ưu trương (quá nhiều muối trong máu), áp lực thẩm thấu trong máu cao hơn bình thường (bình thường, hai bên màng tế bào cân bằng nhau). Do nồng độ muối quá cao nên áp lực thẩm thấu trong máu cao hơn bình thường, "hút" nước từ tế bào, khiến tế bào bị hút hết nước nên bị "teo" lại. Lúc này, trẻ có biểu hiện da nhăn, khô, mắt trũng... Điều nguy hiểm nhất lúc này, khi tế bào não bị "teo" gây tổn thương não, khiến trẻ bị co giật, sốt cao, vật vã, kích thích nặng hơn nữa thì hôn mê,... Nếu không được cấp cứu kịp thời, trẻ rất dễ bị tử vong.
Vì hiểu biết không cặn kẽ hoặc "sáng tạo" quá mức, một số người đã biến dung dịch ORS - một phát minh cứu sống hàng triệu trẻ tiêu chảy thành một hỗn chất gây hại cho trẻ.
Theo dantri
Ho thường kéo dài bao lâu Bạn bị ho và tình trạng này kéo dài bao lâu thì nên dùng thuốc kháng sinh? Nếu bạn bị ho kéo dài một tuần, thì đừng vội lo lắng, bởi theo một nghiên cứu thì ho trung bình kéo dài đến 18 ngày. Các nhà nghiên cứu theo dõi 1.230 bệnh nhân tại Mỹ, châu Âu, Nga và Kenya. Từ các dữ...