Tết Trung thu 2022 vào ngày nào, thứ mấy Dương lịch?
Tết Trung thu là một trong những ngày tết quan trọng nhất năm với người Việt. Tết Trung thu 2022 sẽ vào dịp cuối tuần nên rất thuận tiện cho việc tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí.
Tết Trung thu 2022 vào ngày mấy Dương lịch?
Theo truyền thống, người Việt ăn Tết Trung thu vào ngày rằm tháng 8 (tức ngày 15/8 Âm lịch).
Năm nay, Tết Trung thu rơi vào thứ Bảy ngày 10/9 Dương lịch, rất thuận tiện cho việc tổ chức ngày hội trăng rằm cho thiếu nhi cả nước.
Tết Trung thu 2022 vào ngày 10/9 Dương lịch.
Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Trung thu
Mặc dù nguồn gốc Tết Trung thu được cho là xuất phát từ Trung Quốc nhưng thực tế cho thấy ngày tết này ở Việt Nam có nhiều khác biệt. Nếu như người Trung Quốc nhắc đến chuyện tình của Hằng Nga và Hậu Nghệ vào Trung thu thì ở Việt Nam lại truyền tụng sự tích chú Cuội và chị Hằng trên cung trăng.
Nguồn gốc Tết Trung thu ở Trung Quốc còn gắn liền với câu chuyện về nàng Dương Quý Phi. Nàng là một trong tứ đại mỹ nhân làm nên giai thoại đất nước Trung Hoa bấy giờ. Do có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành mà nàng bị triều thần cho rằng nàng mê hoặc vua Đường Huyền Tông, khiến ông chìm đắm trong tửu sắc bỏ bê triều chính.
Đường Huyền Tông buộc phải ban chết cho sủng phi của mình bằng dải lụa trắng để củng cố triều đình trong niềm tiếc thương vô hạn. Niềm thương tiếc khôn nguôi ấy đã làm lay động các tiên nữ trên trời. Vào đêm trăng sáng nhất của mùa thu, vua đã được các tiên nữ đưa lên trời gặp lại Dương Qúy Phi. Sau khi về trần gian ông đặt ra Tết Trung thu để tưởng nhớ đến nàng.
Tết Trung thu là ngày đáng mong đợi của trẻ em Việt Nam. (Ảnh minh họa)
Tại Việt Nam, Tết Trung thu đã trở thành truyền thống xa xưa. Có tài liệu ghi chép lại rằng, Tết Trung thu được tổ chức dưới thời nhà Lý tại kinh thành Thăng Long để nhà vua tạ ơn thần Rồng đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu, nhân dân no ấm. Vào ngày này, người ta tổ chức các hoạt động như hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn…
Hiện nay, Tết Trung thu tại Việt Nam thường được ‘định nghĩa’ với cái tên thân thuộc là Tết Thiếu nhi, Tết Đoàn viên bởi những ý nghĩa quan trọng mà ngày Trung thu mang lại.
Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng Trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.
Cỗ mừng Trung thu gồm bánh Trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khăng khít thêm.
Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác.
Video đang HOT
Như vậy, Tết Trung thu còn mang ý nghĩa sum họp, là dịp để người thân bày tỏ tình cảm, săn sóc lẫn nhau.
Cách làm bánh Trung thu nhân đậu xanh tạo hình dễ thương tại nhà cùng con
Được cha mẹ dạy làm bánh Trung thu là điều mà trẻ em luôn chờ đợi trong dịp Rằm tháng 8. Hiện nay các loại bánh Trung thu được sản xuất và bày bán rất phong phú đa dạng nhưng sẽ rất thú vị khi bạn và con cùng vào bếp để làm những chiếc bánh Trung thu nhỏ xinh ngay tại nhà.
Cách làm bánh Trung thu nhân đậu xanh đơn giản mà bất kì ai cũng có thể làm được:
Làm bánh Trung thu tại nhà cho bạn sự thú vị riêng
Nguyên liệu làm bánh Trung thu nhân đậu xanh
*Phần vỏ bánh
- 210gr nước đường
- 30gr dầu ăn
- 10gr bơ đậu phộng
- 1/2 lòng đỏ trứng gà
- 1 muỗng cà phê tinh chất vani
- 1 muỗng canh mật ong
- 280gr bột mì đa dụng hoa ngọc lan
Nguyên liệu làm bánh Trung thu đơn giản
*Nhân đậu xanh
- 200gr Đậu xanh
- 100gr đường
- 1 muỗng cà phê muối
- 50gr dầu ăn
- 15gr bột nếp
- 30ml nước lọc
- Bột trà xanh - bột cacao
Sơ chế:
- Đậu xanh ngâm 3 tiếng không ngâm qua đêm đậu dễ hư, nhân không để được lâu.
- Đậu ngâm xong cho vào nồi cùng muối nấu chín mềm
- Để nguội bớt rồi cho vào máy sinh tố xay nhuyễn cùng phần đường đã chuẩn bị, rồi đổ ra chảo sên lửa vừa. Khuấy đều tay, đến khi hỗn hợp nóng lên thì hạ lửa nhỏ.
- Chia dầu ăn thành 3 lần rồi cho vào quấy đều đến khi dầu hoà quyện vào đậu.
- Tiếp tục sên đến khi nhân đặc lại thì cho hỗn hợp bột nếp pha cùng nước lọc vào.
- Sên đến khi đậu dẻo quánh - nặng tay, không dính phới, không chảy sệ là được.
- Muốn tạo nhân matcha thì thêm bột trà xanh, vị cacao thì thêm vào bột cacao khi nhân gần đạt.
- Sau khi sên nhân hoàn tất, để nhân nguội tự nhiên, đến khi nguội hoàn toàn nhào nhân lại cho dẻo và bọc màng bọc thực phẩm lại cho đỡ khô bề mặt.
Làm bánh Trung thu tại nhà vừa thú vị vừa có món ăn đảm bảo an toàn thực phẩm
Trộn đều nước đường, dầu ăn, lòng đỏ, bơ đậu phộng. Sau đó cho bột vào trộn đều. Lưu ý: trộn đến khi bột đều là ngưng, không nhồi bột. Để bột nghỉ 30 phút sau đó gói bánh.
- Trong khi chờ bột nghỉ thì chia nhân đậu xanh thành các viên nhỏ phù hợp với kích thước khuôn: 12gr với khuôn bento và 35gr với khuôn 75gr.
- Sau khi vỏ bánh đã nghỉ đủ thì chia các viên bột có kích thước phù hợp với nhân là: 20gr vỏ cho khuôn bento và 40gr vỏ cho khuôn bánh tròn.
- Bọc vỏ vào nhân, vê tròn - cho mặt đẹp vào phần in của khuôn và tạo hình.
- Trong quá trình tạo hình thì làm nóng lò ở nhiệt độ 190 độ.
*Nướng bánh:
- Nướng lần 1: thời gian 12 phút. Đối với lò nhỏ 16l, nướng nhiệt độ 190 độ.
- Quét mặt sau khi nướng lần 1: Hỗn hợp quét mặt gồm trứng gà đánh tan, lượt qua rây, quét 1 lớp thật đều và mỏng lên mặt bánh
- Nướng lần 2 (chỉ để tạo màu bánh đẹp, không có tác dụng làm bánh chín): thời gian 10 phút nhiệt 170 độ. Chúc các bạn thành công với cách làm bánh Trung thu này!
*Món ăn và hình ảnh do Fb Nguyễn Thị Thùy Linh thực hiện
Mùa yêu thương Mùa tựu trường cũng sát Tết Trung thu, là dịp được chờ đợi với học sinh. Thế nhưng đời sống khó khăn ở nhiều địa bàn, nhiều gia đình, đã cản trở con đường đến trường, cơ hội vui chơi của không ít học sinh. Ảnh minh họa. Nhằm nâng bước trẻ đến trường, trong những ngày qua nhiều nhà hảo tâm, tổ...