Tết thiếu nhi, trẻ em Triều Tiên duyệt binh với tên lửa mô hình
Nhân dịp ngày Tết thiếu nhi 1/6, chính quyền Bình Nhưỡng đã tổ chức cho trẻ em thành phố này vui chơi. Nhưng trong các hoạt động tập thể đó có cả màn duyệt binh cùng mô hình tên lửa, xe tăng và bắn cung vào hình nộm binh lính Mỹ.
Theo kênh Sky của Anh, buổi lễ diễn ra với sự tham dự của nhiều quan chức cấp cao của Triều Tiên, gồm ông Choe Thae Bok, bí thư đảng Lao động Triều Tiên và ông Yang Hyong Sop, phó chủ tịch quốc hội, ủy viên Bộ chính trị
Cuộc diễu binh của các “binh sỹ nhí”
Trong buổi lễ mừng ngày Quốc tế thiếu nhi này, nhiều trẻ em Triều Tiên đã mặc những bộ quân phục nhí, duyệt binh qua lễ đài trên những chiếc ô tô đồ chơi được trang trí thành xe tăng và xe chở tên lửa. Khoảng 3000 em đã tham gia sự kiện này.
Sau buổi lễ, các em được tham gia nhiều trò chơi truyền thống, hát múa. Tuy nhiên cũng có nhiều trò chơi “chỉ có tại Triều Tiên”, trong đó có cuộc thi chạy tiếp sức để lắp ráp mô hình tên lửa mà nước này đã phóng hồi đầu năm. Ngoài ra các em còn được cho thi bắn cung vào mô hình binh lính Mỹ.
Video đang HOT
“Cháu rất vui vì cháu giành giải nhất”, Ri Jin Hui, một bé còn học mẫu giáo cho biết.
Trẻ em Triều Tiên thi bắn cung vàp mô hình lính Mỹ
Sự kiện diễn ra tại công viên giải trí Mangyongdae, vốn được nâng cấp hồi năm ngoái sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới thăm và chỉ trích tình trạng xuống cấp của công trình này.
Suốt một thập kỷ qua Chương trình lương thực của Liên hợp quốc vẫn phải viện trợ lương thực cho Triều Tiên để giảm bớt tình trạng thiếu đói và suy dinh dưỡng của trẻ em nước này. Theo một báo cáo mới nhất có tới 30% trẻ em Triều Tiên suy dinh dưỡng.
Theo Dantri
Tưởng nhớ vua Lê, ôn lại những trang sử hào hùng
Hôm qua, 24-5, Lễ kỷ niệm 585 năm ngày vua Lê Thái Tổ đăng quang đã diễn ra tại Khu tưởng niệm vua Lê Thái Tổ bên bờ hồ Gươm, nơi gắn với huyền thoại trả lại gươm báu cho rùa Thần. Lễ hội là dịp thế hệ hôm nay ôn lại truyền thống hào hùng, tri ân vị minh quân, người đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại non sông bờ cõi, mở ra một triều đại huy hoàng trong lịch sử Đại Việt.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị dâng hương tưởng nhớ vua Lê Thái Tổ
Đến dự buổi lễ có nguyên Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cùng đông đảo người dân Hà Nội.
Buổi lễ đã đưa người dân Thủ đô ngược dòng thời gian, trở về ngày thành Đông Quan giải phóng cách đây 585 năm. vua Lê lên ngôi hoàng đế mở ra một triều đại mới huy hoàng trong lịch sử nước nhà, chấm dứt 20 năm xâm lược của giặc ngoại xâm trên đất nước ta vào thế kỷ 15. Ông Vũ Văn Viện - Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm khẳng định, việc tổ chức Lễ kỷ niệm 585 năm ngày vua Lê Thái Tổ đăng quang là dịp để nhân dân Thủ đô ôn lại những trang sử truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", phát huy tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân Hà Nội qua các thời kỳ, xứng đáng với truyền thống nghìn năm văn hiến "Thủ đô anh hùng-Thành phố vì hòa bình".
Trích đoạn cải lương "Hội trả gươm" tái hiện ngày đăng quang vua Lê Thái Tổ
Trong không gian trang nghiêm và trầm mặc tại khu di tích tưởng niệm vua Lê Thái Tổ, các vị đại biểu và nhân dân Thủ đô đã làm lễ dâng hương tưởng nhớ công đức của ngài. Bài chúc văn dâng hương trầm hùng được cất lên bởi giọng chèo nổi tiếng-NSƯT Quốc Chiêm tái hiện những trận đánh lẫy lừng như trận Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng, Xương Giang... đã dồn giặc vào thế đầu hàng, kết thúc 20 năm xâm lược của giặc Minh trên đất nước Đại Việt.
Hơn 1.000 người đã tham gia vào đoàn rước truyền thống xung quanh hồ Gươm
Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc. Sau phần lễ đầy trang trọng, Lễ kỷ niệm 585 năm ngày vua Lê Thái Tổ đăng quang được tiếp tục với phần hội rộn ràng vui tươi. Hơn 1.000 nghệ sỹ, quần chúng đã tham gia vào đoàn rước truyền thống xung quanh hồ Gươm với những đội múa Lân, Rồng, cờ hội, trống hội, chiêng, bát âm, xe ôtô mô hình, đại diện dòng họ Lê tại Hà Nội và các đoàn thể thuộc 7 phường của Thủ đô. Bên cạnh đó, lễ kỷ niệm còn tổ chức nhiều hoạt động phong phú khác như một số trò chơi dân gian cho thiếu nhi, giới thiệu các dòng tranh dân gian, biểu diễn thư pháp, và chương trình nghệ thuật ca múa nhạc dân tộc: hát chèo, ca trù, các ca khúc ca ngợi những chiến công oanh liệt của quân dân ta trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
Theo ANTD
Chiếc áo len của Bác Hồ và "mùa đông binh sĩ" Cách đây 67 năm, ngày 17-11-1946, để vận động ủng hộ cho phong trào may áo trấn thủ và chăn cho bộ đội, tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra một cuộc đấu giá. Đó là lần duy nhất một kỷ vật của Hồ Chủ tịch được đem ra đấu giá. Ít ai biết, để sở hữu được kỷ vật vô...