Tết Tây để hiểu hơn về… ta
Dịp nghỉ Tết Tây ( Tết dương lịch) kéo dài 3 ngày, với nhiều người trẻ là dịp lý tưởng để dịch chuyển những địa điểm ở Việt Nam, thăm thú ngay thành phố mình đang sống để hiểu hơn về ‘ta’.
Thùy Liên, cô gái chọn khám phá TP.HCM trong ngày nghỉ Tết Tây – ẢNH: THÚY HẰNG
Những chuyến đi ngày đầu năm mới, dù gần hay xa, cũng là cơ hội để mỗi người “bật công tắc” khởi động, cho một năm nhiều năng lượng tích cực.
Chạy bộ tạo hình số 2021
Phạm Thị Thùy Liên (29 tuổi), travel blogger (người viết blog về du lịch), đồng thời mê chạy bộ, cho biết những ngày nghỉ lễ ngắn ngày, cô có thói quen ở ngay tại TP.HCM để tận hưởng không gian thành phố vắng vẻ hơn ngày thường vốn tấp nập. Những hoạt động được yêu thích nhất có thể kể đến như đạp xe, chạy bộ, tới một quán cà phê tĩnh lặng thưởng thức đồ uống.
Một năm bận rộn trôi qua, có lúc vì quá vội vàng, chúng ta chưa thể bình tâm để đối thoại với chính mình xem những gì đã làm được trong năm cũ… Ngày nghỉ Tết Tây, bạn có thời gian, từ đó sẽ nhìn thấy những mục tiêu cần làm trong năm mới
Phạm Thị Thùy Liên
Năm nay, cô dành cả 3 ngày nghỉ Tết Tây để được chạy bộ, với những hành trình ý nghĩa khác nhau. Trong sáng 1.1, cô và những người mê chạy bộ tại TP.HCM cùng chạy trên các tuyến đường trong TP, để toàn bộ hành trình ghi được trên bản đồ sẽ tạo thành hình số 2021.
“Chúng tôi xuất phát lúc 5 giờ 30, bắt đầu từ công viên Tao Đàn (Q.1), chạy qua các tuyến đường Trương Định – Điện Biên Phủ – Lê Quý Đôn – Nguyễn Đình Chiểu – Trương Định – Nguyễn Thị Minh Khai – Lê Quý Đôn – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Hai Bà Trưng… Dự kiến 7 giờ sáng sẽ hoàn thành. Khi kết thúc thì bản đồ trên chiếc đồng hồ thông minh cũng sẽ ghi lại con đường mình đã chạy qua tạo số 2021, đánh dấu năm mới. Ngày nghỉ Tết dương lịch nên đường phố TP.HCM sẽ vắng lặng, không khí trong lành. Sau khi chạy, mọi người lì xì cho nhau, cùng chụp ảnh, gặp gỡ những người bạn mới. Đó là một trải nghiệm thú vị”, Thùy Liên chia sẻ.
Ngày 3.1, Thùy Liên chạy bộ cự ly 50 km, vừa luyện tập sức bền, cũng là tham gia sự kiện Up Race, chạy bộ gây quỹ khi mỗi ki lô mét cô chạy được sẽ ủng hộ 2.021 đồng cho quỹ ủng hộ sinh viên khó khăn có vé tàu/xe về quê ăn tết.
Video đang HOT
“Tôi đã đặt mục tiêu trong năm 2021 là tham gia chạy bộ địa hình núi tại Sa Pa trong 8 tháng nữa. Do đó, Tết dương lịch là lúc tôi thảnh thơi nhất để tập luyện”, cô chia sẻ.
Cảnh đẹp quê hương tại Cồn Chim, Trà Vinh – ẢNH: LIÊN PHẠM
Khám phá thành phố nhiều cây xanh nhất Việt Nam
Miền Tây là địa điểm được nhiều người trẻ ưu tiên đến trong dịp nghỉ Tết Tây ngắn ngày. Nếu các tour đi chợ nổi Cần Thơ, làng hoa Sa Đéc, vườn trái cây Bến Tre… đã quen thuộc thì dịp nghỉ này là cơ hội để nhiều người trẻ có thể thăm thú, thưởng thức ẩm thực ở TP.Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh), nơi được mệnh danh là đô thị có nhiều cây xanh nhất Việt Nam.
Nguyễn Thị Hương Thảo, 22 tuổi, trú Q.Tân Phú, TP.HCM, vừa tốt nghiệp Trường ĐH Trà Vinh, cho biết điều cô yêu thích nhất ở TP.Trà Vinh là sự tĩnh lặng, không khí trong lành, vô vàn bóng mát cây xanh và món ăn ngon, rẻ.
“Bạn có thể thưởng thức dừa sáp dầm sữa, đá trước cổng chợ Trà Vinh vào buổi tối. Từ 10 giờ khuya, gần bưu điện tỉnh có tiệm hủ tiếu nổi tiếng, người ăn phải xếp hàng. Ban ngày thì cùng ăn bún thịt nướng, cà ri dê, cà ri thỏ… Người dân ở đây chân chất, phục vụ rất dễ thương”, Thảo nói.
Bạn trẻ An Nguyễn, làm việc tại một trung tâm lữ hành du lịch quốc tế ở Q.4, TP.HCM, cho hay hành trình kết hợp Bến Tre – Trà Vinh đang được lựa chọn nhiều cho các ngày nghỉ ngắn như Tết Tây.
“Tại Bến Tre, mọi người tới thăm con đường dừa, trải nghiệm cùng bà con cách tạo ra tất cả các sản phẩm từ thân dừa, trái dừa. Qua Trà Vinh, mọi người đi thăm ao Bà Om, chùa Ân, Cồn Chim. Đặc biệt, tại Cồn Chim, chúng tôi rất thích thú khi được ngắm nhìn bà con trồng cây ăn trái theo phương thức hữu cơ, đạp xe đạp thong dong trong khuôn viên nhiều cây xanh, ở trong những homestay xinh xắn, ăn những món địa phương như bánh bột gạo chấm nước cốt dừa – vừa ngon miệng vừa đẹp mắt”, An Nguyễn nói.
Người trẻ khám phá đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) – ẢNH: LIÊN PHẠM
Trào lưu đi Tây nguyên, “check in” hồ bơi vô cực
Trước ngày nghỉ Tết dương lịch, Nguyễn Thị Trà, 24 tuổi, làm việc tại tòa nhà Itaxa (126 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP.HCM), đã lên kế hoạch đi Đà Lạt (Lâm Đồng). “Đây là lần thứ 4 tôi đi Đà Lạt nhưng chưa lúc nào hết thích không khí nơi này. Bây giờ hoa anh đào bắt đầu nở. Cảm giác được mặc áo len, ngắm hoa anh đào, chọn quán cà phê đẹp và nghĩ về những kế hoạch mình sẽ làm chắc chắn rất tuyệt”, Trà chia sẻ.
An Nguyễn, cô gái làm ở một công ty du lịch, cho biết trong dịch Covid-19, không thể đi du lịch nước ngoài nên các địa điểm như Sa Pa (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La) rất “hot”. Ở khu vực Tây nguyên, các homestay tại Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông… được giới trẻ tìm kiếm.
“Các homestay được thiết kế theo hướng hiện đại, ở giữa là không gian xanh từ rừng núi. Đặc biệt, các hồ bơi vô cực cho người trẻ được thư giãn và chụp hình sống ảo, “check in” trên mạng xã hội”, An Nguyễn cho hay.
Đối thoại với chính mình
Không chỉ là cơ hội để đi du lịch Việt Nam ta, trong dịp Tết Tây, những ngày nghỉ đầu năm mới còn là lúc để người trẻ nghĩ nhiều hơn về chính ta. Như cô gái thích xê dịch và viết blog Phạm Thị Thùy Liên, cô giữ thói quen lên mục tiêu những điều sẽ làm trong năm mới.
“Một năm bận rộn trôi qua có lúc vì quá vội vàng, chúng ta chưa thể bình tâm để đối thoại với chính mình xem những gì đã làm được trong năm cũ, những sai lầm, thất bại và cả những điều mình học được trong năm. Ngày nghỉ Tết Tây, bạn có thời gian, từ đó sẽ nhìn thấy những mục tiêu cần làm trong năm mới”, Liên chia sẻ.
Cô gái có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội cũng cho biết mỗi người trẻ không nên đặt mục tiêu quá xa, quá rộng, bởi khi càng khó với tới, bạn sẽ dễ cảm thấy quá sức, mất niềm tin, không có động lực cố gắng…
"Tết Tây biếu cô giáo cái gì bây giờ?" - chủ đề nhạy cảm khiến bố mẹ bàn tán nảy lửa, một ý kiến nhận được cơn mưa đồng tình
"Tết Âm lịch thì đi nhưng Tết Tây thì mình phản đối. Cứ dịp lễ nào cũng quà cáp, biếu xén thì dễ làm hư các cô lắm", một phụ huynh nói về chủ đề này.
"Tôn sư trọng đạo" là một truyền thống đẹp lâu đời của người Việt. Vào ngày lễ 20/11 hoặc các dịp lễ Tết, phụ huynh thường tặng thầy cô các món quà nhỏ để tri ân, cảm ơn vì đã dạy dỗ, quan tâm con em mình. Tuy nhiên việc tặng quà cần khéo léo, tinh tế bởi nếu không rất dễ trở nên phản cảm, mất đi ý nghĩa trong sáng vốn có.
Mới đây, một chủ đề "cũ nhưng vẫn mới" đang khiến nhiều phụ huynh bàn tán. Cụ thể bà mẹ nọ có con đang học mẫu giáo. Nhân dịp Tết Tây sắp tới, chị băn khoăn về việc biếu/tặng quà cô giáo của con như nào. Bởi con ở lớp khá nghịch nên chị muốn nhân dịp này để cảm ơn và động viên cô giáo.
Tuy mục đích là tốt đẹp nhưng lại gây nên một cuộc tranh cãi trái chiều. Một số ý kiến không ủng hộ và cho rằng phụ huynh nên tặng quà cho cô vào Tết âm lịch sẽ hay hơn là Tết Tây. Nếu tặng quà cũng nên tặng theo lớp hơn là tặng riêng.
"Tết Âm lịch thì đi nhưng Tết Tây thì mình phản đối. Cứ dịp lễ nào cũng quà cáp, biếu xén thì dễ làm hư các cô lắm. Mà nếu đi thì nên đi chung, tập thể. Chứ một mình đi nó nhạy cảm. Tốt nhất là không tặng "hoa đồng tiền" vì giờ các trường cũng có quy định nghiêm cấm phong bì rồi", một phụ huynh bày tỏ quan điểm.
Chủ đề đang gây tranh cãi trong một hội nhóm về giáo dục.
Tuy nhiên một số ý kiến lại ủng hồ với việc tặng quà cô giáo vào Tết Tây. " Mình nghĩ phụ huynh có thể tặng quà các cô vào bất kỳ ngày nào cũng được, kể cả ngày lễ hay ngày thường. Miễn sao món quà đó không phải phong bì và xuất phát thực sự từ cái tâm bố mẹ muốn cảm ơn các cô. Nhưng mình nghĩ quà không nên đắt đỏ quá, có thể là hoa quả hoặc thỏi son gì đó là được. Năm nay mình tặng cô một lẵng hoa quả vì mình biết con ở lớp nghịch, lười ăn, cô ở lớp trông mệt bở hơi tai" , một bà mẹ chia sẻ lại câu chuyện của mình.
Sau đó một bà mẹ khác cũng cho có chung ý kiến: "Việc quà cáp cám ơn cô thì theo mình phụ thuộc vào cảm nhận vào khả năng tài chính của phụ huynh. Khi tặng quà phụ huynh đừng mang tư tưởng: Các cô vất vả nên chúng ta tặng quà hỗ trợ cho các cô chút. 200k, 500k không giúp cô giàu lên được.
Khi tặng quà cũng đừng nghĩ là các cô sẽ theo tiền lệ rồi vòi vĩnh chăm con mình tốt hay không tốt. Bởi nếu một cô giáo tốt, trường học tốt thì bản thân quản lí đã yêu cầu các cô không được thiên vị cháu. Cháu nào cũng phải như nhau bởi phụ huynh gửi con ở trường tư để hưởng dịch vụ tốt hơn công lập.
Một phụ huynh đưa ra ý kiến nhận được nhiều sự đồng tình.
Như bản thân mình có con đi học, cảm thấy con vui vẻ, yêu cô. Mình hài lòng, mình thích thì mình tặng quà cô. Chỉ đơn giản vậy thôi! Vấn đề quà cáp luôn là vấn đề nhạy cảm. Giá trị quà không quan trọng mà quan trọng là cách bố mẹ gửi tặng đến các cô".
Ý kiến của bà mẹ này sau đó nhận được nhiều sự đồng tình vì đúng đắn và thấu tính đạt lý. Trước đó vào dịp lễ 20/11, nhiều bậc phụ huynh cũng đau đầu không biết nên tặng thầy cô món quà ra sao để vừa trang trọng, vừa tri ân, lại không bị nhuốm màu vật chất.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về vấn đề tặng quà thầy cô?
Hỏi 3 điều quan trọng nhất với Hà Trúc: Chữ "Quang Đạt" không thấy đâu nhưng tiền lặp lại đến tận 2 lần! Cô gái có niềm đam mê bất tận với kiếm tiền không ai khác chính là Hà Trúc. Hẳn nhiều người, đặc biệt là các cô nàng đang độ đôi mươi khi được hỏi về thứ quan trọng trong cuộc đời mình, đa phần sẽ trả lời chung chung theo kiểu sự nghiệp, rồi người yêu, hay người thân, thậm chí gương mặt...