Tết, sao cứ phải về quê?
Đường về chật như nêm, giá tàu xe đắt đỏ. Cỗ Tết năm nào cũng dăm ba món ngán ngẩm, không hiểu tại sao người người, nhà nhà cứ đổ về quê?
Công ty tôi ở gần bến xe. 3 năm nay, ngồi ở công ty nhìn dòng người đổ về quê ăn Tết, tôi lại cười thầm. Đất Việt mình, nhiều người cũng lạ.
Đường sá xe cộ bây giờ thuận tiện, muốn về quê lúc nào thì mua vé xe về lúc đó, sao phải đổ xô 1 ngày? Ai cũng đi một ngày, gặp tắc đường lại kêu trời “người đâu lắm thế?”, “đường sá gì bé cỏn con?”, “bao giờ mới thoát cảnh tắc đường?”. Thế thì trời nào trả lời giúp.
Tắc đường không phải là chuyện hiếm gặp trong những ngày cận Tết. Ảnh VietNamNet
Quê tôi cách Hà Nội chừng 100km. Tuy nhiên, kể từ khi tốt nghiệp đại học ra trường, tôi gần như không về quê dịpTết.
Những ngày lễ Tết, tâm lý mọi người đều đổ về quê. Xe cộ chật như nêm. Một chiếc xe khách bình thường chở 25 người, ngày Tết, tôi cá có xe sẽ chở tới 50 – 60 người. Khách lên xe được đứng bằng 2 chân đã là may, nói gì đến ghế ngồi rộng rãi.
Đi chuyến xe ấy, nếu không say xe bạn cũng sẽ chịu đủ mệt mỏi. Đấy là chưa tính đến chi phí đi lại.
Đi xe ngày Tết, bạn sẽ chẳng ngạc nhiên nếu có một nhà xe thu tiền cao gấp đôi, thậm chí gấp 3 ngày thường. Việc này, các cơ quan chức năng đã nỗ lực chấn chỉnh nhưng đâu đó vẫn có những nhà xe tăng giá vụng trộm.
Video đang HOT
Nếu có điều kiện, bạn có thể thuê taxi, xe ô tô tự lái về quê. Như vậy, bạn sẽ không phải chen chân ở những chuyến xe nhồi người. Thế nhưng, hãy tính đến giá thuê và những con đường nhích từng cm.
Chưa kể, về quê ngày Tết thì có gì vui? Tôi nghĩ, chẳng có gì vui.
Ngày xưa đói kém, người ta mong Tết để được ăn – mặc tươm tất, được gặp gỡ người thân quen. Ngày nay, ăn uống đôi khi là cực hình. Hoặc khiến người ta ngán ngẩm vì ngày nào cũng phải ăn mấy món quen thuộc.
Bà con làng xóm thì đã có công nghệ, ngày nào cũng gặp nhau trên mạng xã hội, có thông tin gì không biết về nhau đâu.
Theo tôi, ngày Tết, thay vì mua bực vào người khi phải trải qua những chuyện như trên, tôi ở lại thành phố kiếm bộn tiền.
Các cơ quan công sở thường trả lương cao hơn bình thường nếu người lao động chịu ở lại làm Tết. Thậm chí có nơi, người lao động được hưởng tới 300% lương thường ngày. Như vậy, bạn chỉ làm 1 ngày mà bằng trong năm làm 3 ngày.
Chưa kể, ngày Tết, tất cả mọi người đều về quê nên thị trường lao động bị thiếu trầm trọng. Bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để kiếm tiền.
Sau khi kiếm bộn tiền dịp Tết, bạn có thể nghỉ phép về quê với bố mẹ, đưa bố mẹ đi du lịch. Như vậy, có phải là lợi trăm đường, sao cứ phải tự hành xác mình?
Theo vietnamnet.vn
Nghĩ đến ngày tết ngập mặt trong bếp, tôi liền muốn... bỏ chồng
Tôi nhớ một cô gái vô ưu vô lo nhưng lại quá sợ hãi một người đàn bà khổ nhục như hiện tại.
Cuộc sống hôn nhân của tôi vốn đã chẳng có gì đặc sắc, đến ngày tết lại tệ hại hơn gấp bội phần khiến nhiều lúc tôi chỉ muốn... bỏ chồng. Tôi năm nay 36 tuổi, vốn sinh ra và lớn lên ở thành phố nhưng lại lấy chồng gốc quê. Nghĩa là cả gia đình tôi sống, làm việc ở thành phố và đến ngày nhà có giỗ chạp hay lễ tết sẽ đều phải về tập trung ở nhà nội. Từ khi kết hôn đến nay là đã 13 năm tôi chưa biết đến một cái tết ngoại là gì bởi chồng tôi là con trưởng, và anh bảo . Tôi không phản đối được cũng đành ngậm ngùi tuân theo.
Nhưng cũng từ đó, những cái tết dường như là ác mộng đối với tôi. Bởi nếu như ngày tết của người ta là thường xúng xính váy áo du xuân thì của tôi chỉ đơn giản là xắn tay áo lên và xác định ở trong bếp từ sáng đến trưa, trưa đến tận tối muộn.
Ảnh minh họa.
Nhà nội có tập tục ăn uống xuyên khắp các ngày tết, từ ngày 30 cho đến tận trưa mùng 3. Chiếu nhậu luôn được trải sẵn ở một góc nhà. Trên đó là hũ rượu lớn, những món ăn được bày biện sẵn và chỉ cần có ai đến chơi tết liền "mời vào làm một chén chúc sức khỏe đầu năm". Hầu như ai cũng đáp lễ một chén, nhưng vẫn có những người đàn ông ngồi chúc hẳn rất nhiều chén. Cứ lượt khách này chưa hết lại đến lượt khách khác. Nếu khách là đàn bà và trẻ em thì sẽ ngồi ăn kẹo bánh, còn là đàn ông nhất định sẽ phải nhận chén rượu mời của gia chủ.
Nhưng điều đặc biệt là trong ngôi làng chẳng phải duy nhất nhà nội tôi như vậy, mà nó đã trở thành truyền thống của tất cả các nhà. Nhà nào càng được yêu quý thì chiếu nhậu càng đông, càng vui. Và nhà chồng tôi là một trong những nhà được yêu quý như thế. Công việc mỗi ngày của tôi liên tục là dọn bát, lấy đôi đũa thiếu, gắp thêm đĩa thịt, chuẩn bị thêm đĩa rau sống... Mẹ chồng tôi cũng chẳng sung sướng gì hơn khi bà đứng cạnh tôi và cả hai mẹ con cùng làm công đoạn phục vụ, dọn dẹp. Những bữa cơm thường diễn ra trong bếp, tiện gì ăn nấy như sẵn bánh chưng, nồi thịt thì tự gắp mà ăn.
Ảnh minh họa.
Chồng tôi đến ngày tết thường sẽ chẳng biết gì đến vợ con nữa. Anh tuyên bố thẳng thừng ngay từ đầu rằng "ngày tết anh sẽ không đi đâu ra khỏi làng". Cũng phải thôi, vì trong làng có tất cả những thứ gì anh cần: hội bạn thân đủ mọi lứa tuổi tụ họp rượu bia, trà thuốc từ nhà này sang nhà khác, có bố mẹ anh và có sẵn vợ con anh lúc nào cũng ở nhà đợi anh. Anh thậm chí còn chẳng bao giờ hỏi tôi một câu có mệt không, có muốn đi chơi đâu không hay có nhu cầu gì. Hình như anh mặc định rằng tôi tự biết, tự cân bằng hết mọi thứ chứ không có cảm xúc gì.
Nhưng anh đâu biết tôi không phải là robot để làm việc như một cái máy như vậy. Tôi cũng là một người đàn bà, cũng muốn có những giây phút chạnh lòng nhớ nhà, những lúc muốn điểm phấn tô son, mặc váy đẹp và được gặp gỡ, hàn huyên cùng bạn bè... Hai đứa con của chúng tôi cũng cần được bố mẹ chở đi chơi thay vì ngày ngày lang thang, thơ thẩn hết góc này góc kia vì mẹ bận việc còn bố bận đi uống rượu với bạn của bố. Thậm chí có những đêm, anh đi đến tận 2-3g sáng mới về vì tụ họp hát karaoke ở nhà người bạn nào đó. Khi tôi hỏi, anh lấy cớ "tháng giêng là tháng ăn chơi".
Ảnh minh họa
Chưa kể, ngày tết tôi còn phải chịu đựng những nỗi niềm không tên khác khi hai cô em chồng về ăn tết. Vì lý do con tôi lớn rồi, hai cô liên tục nhờ tôi bế giúp con cho các cô ấy... đi chơi. Về đến nơi thì các cô chỉ biết ăn mà không hề biết dọn, tắm mà không biết giặt, mọi thứ ỷ lại vào tôi và mẹ chồng. Đương nhiên mẹ chồng không nói gì, vì đó là con gái của bà. Còn với tôi thì phải thay mẹ chồng làm hết, cũng không dám nói vì sợ bị phán xét. Tôi nhớ có lần mới than vãn với chồng vài câu, anh ấy đã mắng lại ngay "các cô đi lấy chồng xa, thi thoảng mới về nhà được chút mà em cũng khó chịu là sao?".
Những lần như thế, tôi lại chỉ muốn chạy thật nhanh về ngụp lặn trong cái tết nhà ngoại. Tôi nhớ bố mẹ tôi, nhớ những ngày tháng còn độc thân chỉ việc tha hồ ngủ nướng trên giường, đến bữa còn có người nhắc ăn cơm không lại ốm yếu quá. Tôi nhớ một cô gái vô ưu vô lo nhưng lại quá sợ hãi một người đàn bà khổ nhục như hiện tại. Tôi thật sự không biết mình phải làm gì nữa, chẳng nhẽ sẽ phải chấp nhận đón những cái tết trong dồn nén những uất ức như thế này cho đến cuối đời? Chao ôi, nghĩ đến tết thôi, tôi đã muốn bỏ chồng!
M. Hằng (Nghệ An)
Theo phunuonline.com.vn
Con dâu tức nghẹn khi vô tình nghe được mẹ chồng dạy con trai về cung cách biếu Tết nhà ngoại Không ngờ nhờ thế mà cô nghe được cuộc nói chuyện riêng tư mẹ chồng dạy bảo con trai bà về cách biếu Tết nhà vợ. "Sáng ơi, lại đây mẹ bảo. Sắp Tết tới nơi rồi, con định biếu Tết bên vợ thế nào vậy?", Thảo ở trong phòng đột nhiên nghe tiếng mẹ chồng gọi chồng mình. Có vẻ câu chuyện...