Tết ở xóm miền Tây giữa Sài Gòn
Không rộn ràng như những khu phố trung tâm, người dân trong những “xóm miền Tây” giữa Sài Gòn lặng lẽ sửa soạn đón Tết, với tâm trạng vui, buồn lẫn lộn.
Chiều 28 Tết, ông Đoàn Văn Chín (55 tuổi, quê Cần Thơ) giúp vợ xách túi đồ cúng Tết từ trên ghe vào nhà. Ông Chín cho biết, hai vợ chồng đã ở trong xóm nhà lá ven rạch Bà Bướm ( quận 7, TP HCM) từ hơn 20 năm nay và quen với cảnh sông nước nơi này. “Người dân ở đây chủ yếu là người lao động nghèo, đến từ các tỉnh miền Tây. Cuộc sống ở đây buồn, thiếu thốn thiệt nhưng dễ sống. Tết đến chỉ cần mớ rau với trái cây cúng là đủ”, ông Chín tâm sự.
Người dân trong xóm miền Tây cùng nhau mổ thịt heo ăn Tết. “Tết năm nào cũng vậy, bà con ở đây hùn nhau mổ thịt heo, vừa bán lấy tiền tiêu Tết, vừa chia thịt cho từng nhà. Năm nay, xóm mổ con heo 80 ký đấy”, ông Phan Văn Phượng, người dân trong xóm, hí hửng nói.
Nguyễn Phúc Thịnh (13 tuổi) cõng em họ qua chiếc cầu khỉ bắc qua rạch bà Bướm để vào nhà chơi Tết.
Bà Chín, quê Cần Thơ, ngồi trầm ngâm nhìn những thứ đồ sửa soạn trong vài ngày Tết. “Sáng sớm đi chợ, tui mua mớ rau, trái bưởi và chùm sung để cúng Tết, còn thịt heo và gà ở nhà có sẵn rồi”, bà Chín nói.
Video đang HOT
Hai anh em Nguyễn Phúc Thái (9 tuổi) và Nguyễn Phúc Thắng (6 tuổi) giúp bà nội đặt đĩa trái cây cúng Tết lên ban thờ trước nhà. “Tết ở đây chỉ chưng trái bưởi và sung thôi, chỉ mong cuộc sống no đủ, sung túc là vui”, bà Chín, bà của hai cháu nhỏ, nói.
Không có tiền mua hoa mai, hoa đào chưng Tết, gia đình chị Thúy Loan dùng cành hoa mai nhựa để trang trí trước nhà.
Chị Thúy Loan tất bật xẻ thịt heo để đem ra chợ bán kiếm tiền tiêu Tết. “Từ sáng đến trưa, tôi chưa kịp ăn uống gì. Tết đến mệt bở hơi tai nhưng cũng ráng để chồng con có tiền xài Tết”, chị Loan nói.
Không gian Tết trong căn nhà lá của anh Nguyễn Văn Bạc. Anh chia sẻ, ngày Tết không cần cầu kỳ, chỉ cần cành hoa đào, hoa mai bằng nhựa cũng đủ làm nên hương vị Tết.
Ngồi buồn so trước bàn thờ Tết còn trống hơ trống hoác, ông Nguyễn Văn Hiền (quê An Giang) tâm sự, đã hơn chục năm nay chưa về quê ăn Tết. “Tui đi làm phụ hồ, ai thuê gì làm nấy, nhưng ốm đau suốt nên tiền ăn uống cũng chẳng đủ, nói chi đến chuyện sắm sửa Tết”, ông Hiền giãi bày.
Bà Đoàn Thị Bé Sáu (quê Vĩnh Long) sửa soạn chiếc áo mới cho cháu nội đón Tết. Bà Sáu cho biết đã sống ven rạch Bà Bướm hơn 20 năm.
Những người đàn ông ở xóm miền Tây quận 7 ngồi nhậu, hàn huyên về cuộc sống và công việc ngày cận Tết.
Lũ trẻ nhỏ trong xóm miền Tây thi nhau tạo dáng chụp hình lưu niệm đón Tết. “Con chỉ mong Tết đến có nhiều lì xì, sang năm bố mẹ đỡ cơ cực hơn”, bé Nguyễn Phúc Thắng (6 tuổi) nói.
Em Phan Văn Tài trang trí hoa mai nhựa, tấm thiệp để tạo không khí Tết cho căn nhà lá của gia đình. Nói về ước mơ, Tài cho biết chỉ mong có được cành mai vàng chưng 3 ngày Tết.
Tiến Thành
Theo VNE
Miền Tây xuất hiện mưa trái mùa khá lớn
Chiều 14-1, một số khu vực tại miền Tây xuất hiện trái mùa với cường độ khá lớn như khu vực TP Mỹ Tho, Tiền Giang và một vài xã tại huyện Châu Thành, Bến Tre.
Một trận mưa lớn đã xuất hiện tại một số khu vực miền Tây. Lượng mưa đo được tại TP Mỹ Tho, Tiền Giang 30mm - Ảnh: Mậu Trường
Theo người dân, đây là hiện tượng thời tiết khác thường so với nhiều năm trước.
Ông Võ Văn Thông - giám đốc Đài khí tượng Thủy văn tỉnh Tiền Giang, cho biết trận mưa trái mùa đo được tại trạm đo Mỹ Tho 30mm - cường độ cao so với các trận mưa trái mùa khác. Nhiều tuyến đường tại TP Mỹ Tho nước đọng nước thành vũng lớn.
Cùng thời điểm, một số khu vực tại Bến Tre cũng xuất hiện mưa khá lớn, trong đó xã Phú Túc, huyện Châu Thành mưa kéo dài hơn 30 phút. Người dân đã tận dụng trận mưa trái mùa này để tích nước ngọt cho mùa khô sắp tới.
"Trận mưa này cực kỳ hiếm. Sống ở đây mấy chục năm tôi mới thấy hiện tượng thời tiết lạ như vầy", ông Nguyễn Văn Vũ (66 tuổi, ngụ huyện Châu Thành), nhận xét.
Trước đó, bầu trời tại các tỉnh miền Tây âm u từ sáng đến chiều, oi bức khó chịu.
(Theo Tuổi Trẻ)
Giá gừng tuột dốc, nhà nông mất tết Theo nhiều hộ trồng gừng tại các tỉnh miền Tây, chưa bao giờ giá gừng rẻ như năm nay, chỉ còn 3.000 đồng/kg. Giá gừng giảm kỷ lục, nếu thu hoạch thì không đủ tiền trả nhân công, còn "ngâm" gừng chờ giá thì đối mặt nhiều rủi ro khiến nông dân (ND) khóc ròng. Bán thì lỗ, không bán thì lo Cách...