“Tết nhà anh, Tết nhà em”
28 Tết, vợ chồng đưa nhau về bên nhà ngoại. Chồng bảo: Mua giỏ quà Tết bán bên đường thêm phong bì một triệu thế là được rồi.
Năm nào cũng vậy, cứ đến Tết ông Công ông Táo là vợ chồng lại nhìn nhau, mua quà gì biếu bố mẹ nhỉ? Mở ngoặc là mỗi khi nói thế, mình nghĩ về bố mẹ mình, còn chàng, chắc cũng chỉ nghĩ đến hai cụ thân sinh.
Tuy sống một nhà nhưng Tết nào nhà mình cũng diễn hoạt cảnh “Tết nhà anh, Tết nhà em”, năm thì căng như dây đàn, năm lại “sóng ở đáy sông”.
Hồi mới về làm dâu nhà chàng, Tết đầu tiên mình dự định làm màn ra mắt nhà chồng hoành tráng. Hì hục khuân về rượu Tây biếu bố, vòng ngọc biếu mẹ, điện thoại cho em. Rồi thì sắm sửa bánh kẹo ngoại, đồ ăn toàn “của ngon vật lạ” (lên mạng tham khảo các bà chị giàu kinh nghiệm). Rốt cuộc là “ bố bị huyết áp cao có uống được rượu đâu”, “cái vòng trông chẳng hợp tẹo nào với cái áo dài của mẹ nhỉ”. Rồi đến màn “khảo giá”, thứ gì mẹ chồng cũng chép miệng: “ Đắt quá! Lương thằng Minh có được là bao!”. Bố chồng thì luôn miệng cằn nhằn, con mua nhiều thứ lãng phí quá, nhà mình làm sao dùng hết… Thế là đi tong tháng lương và khoản tiền thưởng Tết mà chẳng được ai trong nhà chồng “bonus” cho lời có cánh nào.
Tết năm sau, vợ chồng tranh luận mấy hôm vẫn chưa tìm ra phương án “mua quà gì biếu bố mẹ nhỉ”… Cuối cùng mình “chốt hạ”, thôi, tặng ông bà phong bao, muốn mua gì thì mua. Vợ chồng gật gù, yên chí phen này mình khỏe thân mà ông bà lại hài lòng. Đâu ngờ vừa vui vẻ nhận quà hôm trước, hôm sau mẹ chồng mang cái phong bao xuống dúi vào tay mình, bố mẹ già rồi, chẳng có nhu cầu gì, ăn uống có là bao. Thôi con cầm lấy mà mua sắm Tết.
Video đang HOT
Mình ngồi ngây ra, rồi tự “dịch” thông điệp của mẹ chồng, hôm sau đi chợ mua sắm Tết cho cả nhà. Lần này chỉ toàn đồ nội địa, tránh “hoa hòe hoa sói”, rặt những thứ bình dân hòng khỏi mang tiếng “ném tiền (chồng) qua cửa sổ”. Ba mươi Tết, làm cơm cúng tất niên, vừa cắt giò mẹ chồng vừa lẩm bẩm, ăn mấy thứ thực phẩm không nhãn mác thế này cũng hãi lắm, chả biết trộn thêm những phụ gia gì. Bánh mứt mua trên phố bị cho là hàng gia công không “an toàn vệ sinh thực phẩm” nên bị cả nhà tẩy chay. Chả mực, giò tai mua ở hàng quen (tất nhiên cũng không nhãn mác) bị kết luận “không rõ nguồn gốc” nên cũng “ế sưng”.
Mùng 5 Tết, cái tủ lạnh nhà mình vẫn đầy ú thức ăn cho… hai tuần nữa, mà mẹ chồng vẫn thân chinh đi chợ hàng ngày. Hết Tết, vợ chồng mình tranh cãi kịch liệt đề tài “sắm Tết”, kết cục bất phân thắng bại. Mình nung nấu ý định từ giờ “thân ai nấy lo, hồn ai nấy giữ”, khỏi phải “bao đồng” thêm chuyện bực mình.
Tuy sống một nhà nhưng Tết nào nhà mình cũng diễn hoạt cảnh “Tết nhà anh, Tết nhà em” (Ảnh minh họa)
Tết sau đó, lấy cớ bận con nhỏ, mình nhường cho chồng quyền tự quyết quà cho bố mẹ chồng. Chồng lập tức gọi người khuân về tặng bố mẹ bộ sofa mới cùng tông với màu sơn tường vừa lăn, thêm cái tivi LED treo tường để ông bà xem… cho đỡ hại mắt. Song thân của chồng nói cười hỉ hả chừng như rất thỏa mãn, tịnh không thấy bắt bẻ con dâu điều gì!
28 Tết, vợ chồng đưa nhau về bên nhà ngoại, mình hỏi mua gì biếu bố mẹ nhỉ (cho ra vẻ “thuận vợ thuận chồng”), chàng dửng dưng, mua giỏ quà Tết bán bên đường thêm phong bì một triệu thế là được rồi. Mình choáng, quay sang dài giọng hỏi chồng, sao lại “ thế là được rồi?“?
Chàng tỉnh bơ, ông bà ngoại lương hưu cao, lương ông còn cao hơn cả lương em, thế là được rồi chứ còn gì nữa. Bên nhà mình ông nội lương thấp, bà nội lại không có lương hưu, con cháu không mua biếu thì biết bao giờ ông bà mới sắm được đồ đạc mới. Điệp khúc “bên nhà mình” hay được chồng nhắc đi nhắc lại, chắc hẳn để cho mình nhập tâm, còn bên ngoại thì luôn chỉ là “ nhà bên ấy”.
Tết năm nay, mình nghĩ bụng, chả dại gì mà để chồng tự quyết khoản mua quà, rồi lãnh hậu quả “gậy bà lại đập lưng bà”. Tranh thủ lúc bố chồng vừa thắng chọi gà, đương vui vẻ phấn khởi, mình hỏi dò luôn. Ông hồn nhiên bảo, năm nay bố chỉ khoái chơi chim, hôm nọ lên phố Hoàng Hoa Thám hỏi con chim cu, nó cứ bảo những “hai vé” nên mẹ mày chưa cho mua, mà mua chim thì phải mua một đôi, rồi lại sắm đôi lồng đẹp hơn triệu nữa mới đủ bộ chứ (!?). Đèo bà đi chợ, hỏi Tết này mẹ định mua gì về bày, mẹ chồng vui miệng kể, hôm kia đi chợ chim với ông, thấy nó bán chậu lan hồ điệp giống mang từ châu Âu sang đẹp hết chỗ chê nhé, mà giá cũng khỏi chê luôn, những năm triệu mốt một chậu.
Thì thào xin ý kiến chị dâu, bà chị cười cười: “ Cô cứ mua mấy thứ bánh kẹo đồ ăn bao bì bắt mắt vào (để tiện trưng bày), mua vài thứ quà khó đoán định giá (rồi ai hỏi cũng chỉ cười bí hiểm), thêm phong bao lì xì gọi là lấy may biếu ông bà, thế là gọn chuyện khỏi bị bắt bẻ. Chục năm nay tôi toàn diễn màn này, đảm bảo thành công tốt đẹp!”.
Hôm sau mình đi sắm quà Tết theo đúng công thức chị dâu vừa mách, thêm quà cho mẹ chồng cái áo len sẫm màu diện Tết. Vừa khoác lên người, mẹ chồng giãy nảy, màu này xấu, trông già quá, mẹ chỉ thích mặc áo sáng màu với quần kaki hay quần jeans cho nó trẻ trung thôi. (Mẹ chồng năm nay đã ngoài 60 rồi!?).
Theo 24h
"Từ chối" gần gũi là chồng đánh
Chồng tôi là kẻ rất vũ phu, hơi một tí sai ý chồng là ngay lập tức tôi bị đánh. Nhiều lúc tôi làm việc căng thẳng, từ chối chuyện chăn gối với chồng, anh cũng đánh, cứ như anh đánh tôi để trút bỏ bực tức nào đó mà anh gặp phải bên ngoài.
(ảnh minh họa)
Tôi thất vọng lắm. Tôi là người từng rất đau khổ vì kết quả mối tình đầu không như ý muốn. Anh đã đến bên tôi lúc tôi đau khổ nhất. Thời ấy, anh ân cần chăm sóc và rất thân thiện với mọi người nên tôi rất yêu anh và chúng tôi nhanh chóng kết hôn ngay sau đó.
Đã đôi lần tôi nói chuyện li hôn với anh nhưng anh tỏ thái độ rất hung hăng làm tôi rất sợ. Anh còn dọa sẽ giết tôi.
Tôi phải làm sao để thoát khỏi cuộc sống địa ngục này?
Hương Hồ (Thái Nguyên)
Tư vấn viên chia sẻ:
Chị rất chia sẻ với những đau khổ của em trong cuộc sống hôn nhân. Em đang suy nghĩ rất đúng. Không thể sống lâu dài và xây dựng hạnh phúc với người chồng vũ phu như thế được. Li hôn sẽ là phương pháp tốt nhất cho cuộc sống của em lúc này.
Về mặt pháp lý, hành vi đánh vợ của chồng em đã vi phạm luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Ngay lúc này, em nên tìm hiểu văn bản luật này để biết cách vận dụng luật pháp vào cuộc sống, bảo vệ bản thân mình. Trong trường hợp cần thiết, em nên làm đơn trình báo chính quyền và công an địa phương để họ có cách phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể khác có cách bảo vệ em. Đừng sợ tâm lí "vạch áo cho người xem lưng" mà không dám lên tiếng bảo vệ mình, em nhé! Nếu em không tự cứu mình thì sẽ chẳng ai dám cứu và chẳng bao giờ, em được giải thoát.
Em muốn li hôn nhưng vì chồng dọa giết nên không dám? Em có thể viết đơn gửi tòa án, nếu chồng em không đồng ý, em có thể đơn phương li hôn. Tất nhiên, để đề phòng người chồng vũ phu này, em nên nhờ thêm sự giúp đỡ từ gia đình và chính quyền nơi em cư trú. Hãy cương quyết và mạnh mẽ.
Chúc em sớm thoát khỏi cuộc sống địa ngục hiện tại!
Theo Bưu Điện Việt Nam
'Hái hoa' bên ngoài Vì muốn thử những chiêu thức mới xem bản lĩnh đàn ông của mình đến đâu, nhiều quý ông đã đi "ăn bánh" trả tiền... Nguyên nhân sâu xa của hành động "hái hoa" bên ngoài nằm ở chỗ tâm lý muốn khám phá ở đàn ông quá lớn. Trong thực tế rất ít cặp vợ chồng ly hôn vì lý do chồng...