Tết Nguyên Đán: Nguồn gốc, vì sao là tết lớn nhất trong năm của người Việt?
Trong tâm thức người Việt, Tết Nguyên Đán là tết lớn nhất trong năm. Đây là dịp được nghỉ nhiều nhất, mọi người đều muốn về sum họp bên gia đình, cùng nhau mừng năm mới.
Nguồn gốc tết này từ đâu?
Tết Nguyên Đán hay còn gọi là tết cả, tết ta, tết âm lịch hay đơn giản chỉ là tết. Với người Việt, đây là lễ quan trọng nhất trong năm. Mọi người dọn dẹp nhà cửa, cùng quây quần các thành viên trong nhà đón tết.
Nguồn gốc Tết Nguyên Đán
Theo TS Trần Long, Trưởng bộ môn Văn hóa Việt Nam, Khoa Văn hóa học, Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM), ngày trước người Việt đa số làm nông, nên Tết Nguyên Đán là khi nông nhàn, công việc rảnh rỗi, là thời gian để mọi người nghỉ ngơi, bù đắp những ngày lao động vất vả trong năm.
Tết là do đọc chệch từ chữ “tiết”, Nguyên là đầu tiên, còn Đán là buổi sáng sớm. Do đó, Tết Nguyên Đán được dịch là khoảng thời gian đầu của một năm mới, dần dần được gọi vắn tắt là tết.
Giải thích thêm, TS Trần Long cho hay, tiết là một hiện tượng khí hậu thay đổi sau 15 ngày quả đất tự quay quanh đó và đi một đoạn trên quỹ đạo biểu kiến quanh mặt trời. Vì vậy mà tết gắn liền với chữ tiết của 24 tiết trong năm. Đây là khoảng thời gian Bắc bán cầu dần dịch chuyển đến gần mặt trời hơn, thời tiết ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc.
Mùng 1 tết: Nhìn lại năm Nhâm Dần, đón năm mới Quý Mão nhiều hy vọng mới
Vì âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch. Hơn nữa, quy luật 3 năm nhuận 1 tháng của âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21.1 dương lịch và sau ngày 19.2 dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2.
Con cháu mừng tuổi ông bà ngày đầu năm mới
TL
Tuy nhiên, thông thường chúng ta cảm nhận rõ nhất không khí tết ở vào khoảng từ 20 tháng chạp đến hết 7 ngày đầu năm.
Nguồn gốc Tết Nguyên đán vẫn còn đang có nhiều ý kiến khác nhau, có những ý kiến cho rằng có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập về Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc. Nhưng theo sự tích bánh chưng bánh dày cũng như những tài liệu khác thì người Việt đã ăn tết từ trước thời vua Hùng, nghĩa là trước cả giai đoạn 1000 năm Bắc thuộc.
Vì sao người Việt ăn Tết Nguyên Đán lớn?
Mỗi năm, dịp Tết Nguyên Đán cũng là dịp người lao động, học sinh được nghỉ dài nhất trong năm. Trong tâm thức người Việt, tết ai cũng mong được trở về sum họp bên gia đình, cùng đi chúc tết họ hàng, làng xóm. Ở các vùng quê thì các kỷ niệm về ngày tết quây quần bánh chưng, bày biện mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ tổ tiên cũng là nằm sâu trong ký ức mỗi người.
Ngày trước, người Việt cũng sinh sống trong phạm vi làng, xã, quanh năm gắn với nông nghiệp lúa nước nên ngày tết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Không chỉ là thời gian nghỉ ngơi sau một vụ mùa bội thu, mà còn là dịp để mọi người được ăn những món ngon.
Tái hiện không khí tết tại công viên Lê Văn Tám
SDL
Ở các vùng quê, không có bắn pháo hoa hay các hoạt động ngoài trời, nên đêm giao thừa, mọi người thường quây quần bên nhau, thắp nén nhang lên bàn thờ tổ tiên cầu chúc những điều tốt đẹp nhất cho năm mới.
Theo quan niệm của người Việt, tết không chỉ là dịp để củng cố thêm mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, họ hàng, làng xóm, mà còn là dịp để đoàn tụ, thể hiện lòng hiếu kính với người đã mất bằng cách “mời ông bà về ăn tết” vào ngày 30 tết, đêm giao thừa. Từ đó cho đến khi “đốt vàng” hết tết, bàn thờ thường được đốt nhang vòng, không khí ngày tết vì vậy càng thiêng liêng, ấm áp hơn.
Những trò chơi dân gian ngày tết
SDL
TS Long nhận định, ngày nay, với sự phát triển của xã hội, quan niệm về tết đã thay đổi, trong đó nổi bật nhất là sự thay đổi từ “ăn tết” sang “nghỉ tết”, “ chơi tết”. Điều kiện sống được nâng lên, do vậy quan niệm “ăn tết” trong dịp tết đang dần dần được chuyển sang hướng nghỉ ngơi, du lịch…
Nhưng nhìn chung, ai cũng mong được về quê ăn tết, sum họp, quây quần bên các thành viên trong gia đình.
"Trùm cuối" mèo Đồng Nai gây mất ngủ tập thể: Nhìn xa còn tưởng zombie
Chỉ còn vài ngày nữa thôi là sẽ bước sang năm 2023 Quý Mão với nhiều may mắn và hạnh phúc.
Chính vì vậy, để chào đón dịp đặc biệt này, hàng năm, các địa phương lại lần lượt tung ra những linh vật trang trí từ đẹp đến độc lạ khiến dân tình không ngừng quan tâm. Với năm nay, khi hàng loạt cái tên đã được phong danh hiệu hoa hậu, hot boy thì mới đây, "trùm cuối" mèo Đồng Nai lại khiến độc giả được một phen "dở khóc dở cười".
Sự xuất hiện của mèo Đồng Nai khiến độc giả cười ra nước mắt. (Ảnh: Bùi Tấn Anh)
Theo đó, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai có lẽ là cái tên được nhắc đến nhiều nhất sáng nay khi linh vật mèo của họ chính thức được trình làng. Không biết "xui rủi" ra sao mà thay vì xuất hiện với gương mặt đáng yêu cùng màu lông mượt mà thì những chú mèo này lông lại loang lổ hết đen, xám rồi vàng. Được một chú màu hồng dễ nhìn thì lại đứng bằng hai chân, không biết là có xuất xứ tại Bình Dương hay không mà độc lạ đến vậy.
Chú mèo được trưng bày ở nhà thờ tại Tân Phú, Đồng Nai. (Ảnh: Bùi Tấn Anh)
Đây chắc là linh vật dễ thương nhất trong cả 3 chú mèo. (Ảnh: Bùi Tấn Anh)
Hơn nữa, linh vật tại đây dù đặt ở khuôn viên nhà thờ nhưng lại được "trang điểm" khá đậm. Từ chuốt mi đến kẻ mắt đều sắc lẻm khiến ai nhìn cũng phải mất ngủ.
Còn đây cũng là mèo nhưng lạ lắm, kẻ mắt đậm lại càng giống cú mèo hơn. (Ảnh: Bùi Tấn Anh)
Nhìn vào những linh vật này, dân tình không biết nên khóc hay nên cười. Nhìn lướt thì cũng thấy hài hước, nhìn lâu bỗng thấy giật mình không thôi. Sau khi được đăng tải, nhiều độc giả đã để lại bình luận trêu đùa trước nhan sắc "đặc biệt" đến phát hờn này.
"Rồi là mèo dữ chưa? Nhìn giống con cú, con zombie hơn"
"Mèo này trông không được lanh lợi lắm, nhìn cứ hèn hèn sao"
"Đây là mèo người anh em láng giềng Bình Dương tặng Đồng Nai đấy à"
"Làm thêm tí đèn led vào cặp mắt ban đêm thì phải nói là nức lòng người đi đường luôn"
Một vài bình luận khác của dân tình bên dưới bài đăng. (Ảnh: FB C.C.H.N)
Thế nhưng, không chỉ gây chú ý với dàn mèo zombie 2023 này đâu mà cách đây gần 1 năm, khi công bố dàn linh vật hổ của mình, Đồng Nai cũng khiến không ít người bật cười bởi "ông hổ" này mặt mũi trông lạ lắm. Theo đó, thay vì có dáng vẻ oai hùng, lẫm liệt của chúa sơn lâm thì những chú hổ này lại có biểu cảm khi thì hờn dỗi cả thế giới, lúc lại ngạc nhiên đến hoảng hốt.
Biểu cảm đa dạng từ nhếch mép, thẫn thờ đến bất ngờ cũng những chú hổ này khiến ai cũng phải bật cười. (Ảnh: Doanh nghiệp và Tiếp thị)
Thậm chí, nhiều người còn nhận xét rằng trông những linh vật này lười biếng, hài hước vậy thì chỉ có thể là mèo giả dạng. Được biết, dàn hổ này được đặt ở một giáo xứ tại Biên Hòa, Đồng Nai.
Nhìn thì là chúa sơn lâm nhưng "cốt" lại yếu đuối, dễ tổn thương. (Ảnh: Doanh nghiệp và Tiếp thị)
Gương mặt với trạng thái khó chiều, trông như chuẩn bị hờn dỗi ai. (Ảnh: Doanh nghiệp và Tiếp thị)
Bạn nghĩ sao về tạo hình "độc lạ Đồng Nai" của những chú mèo linh vật này? Hãy chia sẻ bằng cách để lại bình luận ngay bên dưới nhé.
Con cháu về Tết phải trải chiếu dưới đất mới đủ chỗ: Tuy chật mà vui Vậy là chỉ còn vài ngày nữa sẽ chính thức tới Tết Nguyên Đán Quý Mão năm 2023. Thời điểm này, hầu hết những người đi học, đi làm xa nhà đều đã về quê sum họp bên gia đình. Những cặp vợ chồng sống trên thành phố cũng cho con cái về quê ăn Tết cùng ông bà. Đây gần như là...