Tết Nguyên đán gần kề, tự tay vào bếp làm giò xào ăn giòn sần sật
Giò xào là món dường như không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết. Món ăn mang tính cổ truyền này có hương vị thơm ngon và cách làm thì không hề khó.
Nguyên liệu làm giò xào
- Tai lợn: 2 cái liền mũi
- Lưỡi lợn: 2 cái to
- Mộc nhĩ: 150g
- Nấm hương: 100g
- Lá chuối
- Khuôn giò
- Hạt tiêu
- Gia vị
Cách làm giò xào ngon
Video đang HOT
Sơ chế
- Tai và lưỡi bạn mua về phải rửa sạch với muối trắng.
- Đun sôi nồi nước rồi thả tai mũi lưỡi vào chần qua. Sau đó vớt ra làm sạch lại lần nữa. Chần kĩ sẽ khó cạo lông và lưỡi.
- Tiếp đến lại cho vào nồi luộc chín 60%.
- Lá chuối rửa sạch, lau khô.
Thái nguyên liệu
- Tai và mũi bạn thái theo chiều dài nhất có thể. Độ dày vừa phải. Trộn nước mắm gia vị vừa đủ cho ngấm.
- Mộc nhĩ và nấm hương làm sạch thái dày khoảng 0,5cm.
Xào nguyên liệu
- Cho mộc nhĩ và nấm hương vào xào với mỡ cho săn lại rồi cho 1 chút nước mắm vào.
- Lót lá chuối vào khuôn trước sau đó xào tai mũi lưỡi. Bạn chú ý xào vừa đủ 1 khuôn, đảo đều tay. Xào kĩ cho đến khi ra mỡ và miếng thịt xăn lại. Để mộc nhĩ đã xào vào đảo đều. Nếm cho vừa. Cho chút bột ngọt và nhiều hạt tiêu (hạt tiêu chỉ giã dập).
Ép giò
- Bạn tắt bếp và cho luôn hỗn hợp thịt vào khuôn.
- Cho từng chút một, vừa cho vừa lấy chày nén thật chặt. Tiếp đến lót lá lên trên và vặn ốc nén chặt.
- Để bên ngoài cho giò thật nguội mới cho vào tủ lạnh. Khoảng 6 tiếng là có thể ăn được.
Lưu ý: Khi xào giò xào bạn cần nhớ 3 điều là xào kỹ các nguyên liệu; khi nén thì nén thật chặt và nén khi chúng đang còn nóng vừa bắc ra khỏi bếp; phải để nguội hoàn toàn mới cho vào tủ lạnh.
Giò xào sau khi hoàn thành có mùi thơm nức, các nguyên liệu có sự kết dính chặt chữ. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được độ giòn sần sật, có chút cay cay của hạt tiêu, thơm của thịt và nấm.
Dù là giò xào nhà làm thì bạn vẫn nên bảo quản chúng trong tủ lạnh. Để duy trì độ kết dính cho món ăn và không làm mất hương vị vốn có bạn bọc giò lại bằng 2-3 lớp lá chuối, sau đó cho vào túi zip.
Bạn cất giò xào vào ngăn mát tủ lạnh, vị trí không có đồ sống và dùng dần trong 5-7 ngày. Nếu giò đã cắt ra và dùng không hết, bạn cho vào hộp thực phẩm hoặc túi nilon, túi zip, để ngăn mát và dùng trong 2-3 ngày.
Đổi món với nộm chân gà pha lê
Nộm là món ăn khá được yêu thích không chỉ trong bữa ăn hàng ngày mà còn là món không thể thiếu trên mâm cỗ Tết. Năm nay, bạn có thể làm mới mâm cơm ngày Tết với món nộm chân gà pha lê giòn sật, chua chua ngọt ngọt, thơm mùi rau thơm và lạc giã rối.
Nguyên liệu:
- Chân gà: 10 chân gà đã rút xương
- Hành tây: 1 củ nhỏ
- Cần tây: 4- 5 nhánh
- Xà lách: 1 cây to
- Gia vị: Dấm, đường, nước mắm ngon, tỏi, ớt
- Lạc rang giã rối
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch hành tây, cần tây, xà lách, để ráo
Bước 2: Bổ hành tây, cần tây và cắt xà lách thành những miếng nhỏ vừa ăn.
Bước 3: Chân gà rút xương sau khi luộc chín vói chút gia vị thì vớt ra ngâm với nước đá để chân gà giòn dai không bị nát.
Bước 4: Dùng nước mắm, dấm và đường trộn thành hỗn hợp chua ngọt vừa miệng rồi thêm chút ớt và tỏi băm nhỏ
Bước 5: Bày rau sống, hành tây, tỏi tây và chân gà lên đĩa rồi đổ đều nước sốt vừa pha lên trên. Cuối cùng sau khi rắc lạc rang rối là bạn đã hoàn thành món nộm chân gà pha lê ngon tuyệt vời.
4 món trộn ngon tuyệt cho mâm cơm ngày Tết bớt ngấy Mâm cơm ngày Tết đa số đều là những món thịt, cá được nấu cầu kỳ, công phu và cũng ngấy. Để giải ngán, bạn hãy làm thêm 4 món trộn ngon tuyệt sau đây nhé. Hôm nay, hướng dẫn các bạn làm 4 món trộn ngon hơn cả thịt cá, giúp giải tỏa mệt mỏi, cho bữa cơm thêm hấp dẫn trong...