Tết này, ATM có “dở chứng”?
Tình trạng “rỗng ruột” hay “chết lâm sàng” của các cây ATM mỗi dịp Tết là nỗi lo lớn của người dân mỗi khi đi rút tiền. Năm nay, tình trạng này liệu có được khắc phục?
Tết năm nay, người dân có thể tạm yên tâm khi đi rút tiền tại các cây ATM bởi các ngân hàng cho biết, đang tích cực kiểm tra, bảo dưỡng máy ATM, khắc phục lỗi nghẽn mạch hay “rỗng ruột” ở các năm trước.
Năm nay cũng như mọi năm, Ngân hàng Nhà nước ( NHNN) đã đốc thúc các tổ chức phát hành, thanh toán thẻ tăng cường kiểm tra tình trạng ATM cũng như thiết bị, đường truyền nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động tốt trong dịp Tết. Chưa kể đến việc tăng cường theo dõi giám sát, đảm bảo tiếp quỹ cũng như khắc phục các sự cố, xử lý và giải quyết thắc mắc, khiếu nại của khách hàng.
Nhằm đề phòng nhu cầu thanh toán cao thường xuyên gây tắc nghẽn, gián đoạn hết tiền của hệ thống ATM, nhất là trong dịp nghỉ Tết dài 9 ngày Quý Tỵ năm nay, NHNN đã tính toán các phương án tiền mặt trong dịp này và đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu tiền mặt của nền kinh tế.
“NHNN đã tính toán các phương án tiền mặt trong dịp Tết Nguyên đán 2013 và đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu tiền mặt của nền kinh tế”, ông Nguyễn Chí Thành – Cục trưởng Cục Phát hành Kho quỹ NHNN khẳng định.
Đến nay, hầu hết các ngân hàng đều có kế hoạch tăng cường tần suất tiếp quỹ trong các ngày từ 26 đến ngày 29 tháng chạp (âm lịch). Lượng tiền tiếp quỹ trong ngày 29 sẽ đảm bảo cho khách rút tiền trong một số ngày sau.
Tết năm nay, các cây ATM không thiếu tiền (ảnh minh họa)
Ngoài ra, để ngăn chặn tình trạng nghẽn mạch có thể xảy ra, các ngân hàng đã tăng cường lắp đặt thêm máy ATM tại những khu vực đông dân cư, các KCX, KCN có lượng giao dịch lớn, sắp xếp lại máy từ nơi kém hiệu quả sang nơi có nhu câu cao hơn, tăng giờ làm việc, tiếp quỹ mỗi ngày…
Đại diện NHTM CP Đông Á cho biết, đã triển khai đạt khoảng 95% kê hoạch với nhiều giải pháp như tổ chức trực máy ATM 24/24 giờ, cử 6 đội tiếp quỹ làm việc liên tục, sắp xếp lại hệ thống máy ATM. Khi có máy nào hết tiền, hệ thống sẽ báo về trung tâm thẻ để nạp tiền ngay, bảo đảm hoạt động của buồng ATM liên tục… Đại diện ngân hàng Đông Á tự tin là sẽ đảm bảo ATM thông suốt trong dịp Tết Quý Tỵ.
Đại diện ngân hàng Kỹ thương ( Techcombank) nhận định, thời gian cận Tết và trong Tết, giao dịch rút tiền thường tăng trên dưới 300% so với ngày thường. Do đó, Techcombank đã yêu cầu các chi nhánh quản lý ATM tăng cường cung cấp tiền cho máy, đặc biệt là khoảng thời gian trước Tết một tuần. Ngoài ra, nhân viên ngân hàng cũng trực 24/24 để sẵn sàng khắc phục các sự cố nếu xảy ra.
Video đang HOT
Trục trặc của các cây ATM ngày Tết năm nay sẽ không xảy ra?
Vietcombank cũng là ngân hàng có lượng máy ATM thuộc loại lớn nhất cả nước. Đại diện nhà băng này cho biết sẽ lo đủ tiền cho các cây ATM để phục vụ nhu cầu rút tiền của khách hàng. Khi máy theo dõi tình hình hoạt động của các cây ATM thông báo gần hết tiền sẽ có nhân viên đến tiếp quỹ.
Trong khi đó, ngân hàng Phát triển đầu tư ( BIDV) cho biết, cuối năm đơn vị này thường ban hành hàng loạt các văn bản chỉ đạo riêng về ATM. Các chi nhánh có quản lý ATM đều phải lập ban chỉ đạo về vấn đề ATM trong dịp Tết. Ngay cả những máy đặt ngoài đường cũng sẽ có một đội ngũ tiếp quỹ riêng và đảm bảo không hết tiền.
Đại diện Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) cho biết: Vietinbank đã có kế hoạch tổng kiểm tra toàn bộ hệ thống đường truyền, thiết bị, nguồn điện cung cấp, bảo đảm cho mạng lưới gần 2.000 ATM hoạt động ổn định.
Ngoài ra, ngân hàng cũng đã tăng cường lắp đặt bổ sung thêm máy ATM tại một số khu vực đông khách hàng giao dịch, tăng tần suất tiếp quỹ, đồng thời VietinBank cũng đã xây dựng kế hoạch trực Tết, bố trí các kíp trực theo dõi lượng tiền mặt tại các máy ATM để tiếp quỹ kịp thời; chủ động cử người theo dõi và xử lý nhanh sự cố nghẽn mạng, mất điện và những hiện tượng bất thường để đảm bảo hoạt động của máy ATM.
“Không chỉ vào các dịp lễ Tết, việc giám sát ATM vẫn đang được NHTM CP Hàng hải Việt Nam ( Maritime Bank) thực hiện liên tục hàng ngày nhằm đảm bảo sự hoạt động ổn định. Toàn bộ hệ thống ATM của Maritime Bank được phân loại và áp dụng chế độ tiếp quỹ phù hợp, được tiếp quỹ ngay mỗi khi lượng tiền tại ATM đó chạm ngưỡng hạn mức tối thiểu cho phép”, đại diện Maritime Bank chia sẻ.
Ông Nguyễn Trí Hiếu, Giám đốc NHTM An Bình cho biết, An Bình cũng như nhiều ngân hàng khác đều quan tâm đến việc bảo dưỡng, bảo trì ATM để phục vụ người dân rút tiền tiêu Tết. Tuy nhiên, vị Giám đốc này không khẳng định tất cả các cây ATM đều suôn sẻ bởi những tác động ngoại cảnh khách quan. Về lo lắng ATM không có tiền, ông Hiếu đảm bảo, các cây ATM của ngân hàng mình đều được bổ sung tiền thường xuyên vào mỗi buổi sáng.
“Tuy nhiên có thời điểm số tiền trong máy ngày hôm đó rút hết rồi, ngân hàng không thể kiểm soát được nên người dân chỉ có thể chờ rút tiền vào hôm sau nếu muốn rút tại máy đó”, ông Hiếu nói.
Theo 24h
Phát rồ vì ATM!
Ngày thường trục trặc, dịp cận Tết Nguyên đán - khi lượng người rút tiền tăng lên, hệ thống ATM càng trở nên "khó chịu" hơn với đủ các kiểu sự cố. Vậy mà các chủ nhân của thẻ ATM lại đang chuẩn bị phải đóng phí rút tiền nội mạng.
"Nuốt" như máy...
Trong một chuyến đi công tác Bắc Ninh, ông Lê (Q.1, TP.HCM) mời mọi người trong đoàn đi ăn. Gần chỗ ăn có cột máy ATM của Agribank nên ông vào rút tiền bằng thẻ ATM của ngân hàng (NH) này. Nhưng tiền đâu không thấy, chỉ thấy thẻ bị máy... nuốt mất. Một người cùng đoàn lấy thẻ ATM khác ra rút, cũng bị nuốt luôn.
Ảnh: Diệp Đức Minh
Người rút tiền bức xúc khi gặp trục trặc với ATM - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Cũng chỉ cách đây vài tuần, anh Nhân (Q.Tân Bình, TP.HCM) đến máy ATM của Vietcombank trên đường Cách Mạng Tháng Tám để rút tiền. Khi vào giao dịch, màn hình máy vẫn bình thường nhưng khi thực hiện thao tác rút tiền thì máy báo không giao dịch được. Đến một máy khác đặt tại siêu thị gần đó, tình trạng vẫn lặp lại như cũ.
Thực tình lúc đó tôi phát rồ người lên, lương có mấy đồng lại còn bị ATM xà xẻo. Nhưng bực nhất là không biết kêu ai
Một chủ thẻ ATM của Vietcombank tại Đội Cấn, Hà Nội
Trường hợp của chị Vân (ngụ Q.4) còn bực mình hơn khi dùng thẻ ATM của Vietcombank đi rút tiền qua máy ATM của ANZ tại Vincom. Sau các thao tác rút tiền, máy không chịu đưa ra 4 triệu đồng theo yêu cầu nhưng trên tài khoản lại bị trừ đi số tiền này. Chị Vân liên hệ với NH thì đến 45 ngày sau tài khoản của chị mới nhận được số tiền trả lại. Cách đây vài hôm, anh Trung (ngụ Q.8) rút tiền tại máy ATM của Vietinbank để thanh toán viện phí cho mẹ nhưng thẻ cũng bị nuốt không rõ lý do. May là nhân viên NH này đi ngang qua đây nên thẻ của anh Trung nhanh chóng được "giải vây".
"ATM - Bức xúc quá các mẹ ơi"
100.000 mất góc trái, 500.000 bị cắt góc phải, rút xấp 200.000 thì bị "kẹp" tờ 10.000... là vô số tình huống dở khóc dở cười từ máy ATM dịp cuối năm người dân phải gánh chịu.
Chị Ngọc (giảng viên Học viện Tài chính tại Hà Nội) cho biết, ngày 18.1 đi rút 15 triệu đồng tại máy ATM của Vietcombank chi nhánh Ngọc Hà. Chị chia làm 3 lần, mỗi lần rút 5 triệu, khi rút đến lần thứ hai thì máy "nhả" ra 5 triệu loại mệnh giá 500.000 đồng, trong đó có một tờ bị nhăn nhúm ở góc trái, một tờ bị cắt mất góc phải. Chị phải cầm tiền chạy đến Phòng Giao dịch Vietcombank trên phố Giang Văn Minh đổi lại. "Tôi đồ rằng họ biết một số máy ATM ở khu vực đó có tiền rách, nên khi khách hàng đến kêu đổi lại họ không ý kiến gì. Có thể rồi NH lại tuồn vào ATM cho người rút mà thôi", anh Phương, nhà tại Nghĩa Tân, Cầu Giấy nói.
Vấn đề là sự không minh bạch
TS Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị doanh nghiệp Trường đại học Ngân hàng TP.HCM, cho rằng: "Máy nội bộ thì cứ báo gặp sự cố kỹ thuật, rút ngoài hệ thống thì liên tục gặp trục trặc, giao dịch không thành công trong khi các NH muốn thu phí vì cho rằng kinh doanh lĩnh vực này lỗ. Đã ra kinh doanh thì phải chấp nhận có lãi, có lỗ chứ đừng đòi phải lãi. Vấn đề ở đây là sự không minh bạch, công khai tài chính trong lĩnh vực này. Mỗi chủ thẻ phải để ít nhất trong thẻ 50.000 đồng, nếu nhân cho số lượng thẻ phát hành thì NH có được một nguồn vốn giá rẻ để cho vay. NH sẽ không tính lỗ từng sản phẩm dịch vụ vì thẻ ATM là sản phẩm bán chéo, có lãi từ tín dụng mang lại. Trong trường hợp NH nhất quyết đòi thu phí thì chất lượng dịch vụ phải được nâng lên".
Không được may mắn như chị Ngọc, chị Hoàng Anh (Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội) bị "dính" liên tục tiền rách và nhăn nheo, cầm qua NH thì không đổi được, trong khi một số chi nhánh khác đổi cho thì lại tính phí. Quá bức xúc, chị Hoàng Anh lập cả một topic trên diễn đàn lamchame với chủ đề "ATM - Bức xúc quá các mẹ ơi". Hầu hết các ý kiến đều bày tỏ rằng việc đổi tiền rách tại các NH đều rất khó khăn.
Nhưng cũng không chỉ tiền rách, trường hợp của chị Hà (Đội Cấn, Hà Nội) còn bị kẹt cả tờ 10.000 đồng vào trong xấp tiền 200.000 đồng rút tại máy ATM của Vietcombank. Éo le hơn, lúc đó máy hết hóa đơn, thẻ không đăng ký dịch vụ truy vấn số dư qua tin nhắn điện thoại. "Thực tình lúc đó tôi phát rồ người lên, lương có mấy đồng lại còn bị ATM xà xẻo. Nhưng bực nhất là không biết kêu ai", chị Hà chia sẻ. Nhiều chủ thẻ khi đến rút tiền tại máy ATM đã phải khấn đến phiên mình không gặp trục trặc gì.
Đi 40 km để nhận lương qua ATM
Sau nhiều năm quy định công chức, viên chức, công nhân phải nhận lương qua thẻ ATM nhưng đến nay các NH chỉ "phủ sóng" máy ở khu vực thành thị mà bỏ lơ khu vực nông thôn. Bởi vậy, với những cán bộ, giáo viên đang công tác ở các xã vùng sâu, vùng xa, miền núi, việc trả lương qua thẻ ATM gây nhiều phiền toái, khó khăn cho họ.
Huyện miền núi Bác Ái (Ninh Thuận) đã triển khai trả lương qua thẻ ATM từ nhiều năm nhưng chỉ có duy nhất một máy rút tiền của Agribank đặt tại trung tâm huyện. Nhiều giáo viên, cán bộ ở các xã cách trung tâm huyện hàng chục cây số, đến kỳ nhận lương phải đi chừng ấy cây số mới rút được tiền. Cô Nguyễn Thị Minh Tuyết, giáo viên Trường tiểu học Phước Bình, cách trung tâm H.Bác Ái hơn 40 km, cho biết trước đây đến kỳ nhận lương chỉ cần lên Phòng Tài vụ ký nhận là xong thì nay phải chi phí ra nhiều khoản trong đồng tiền lương ít ỏi này. Nào là chi phí dịch vụ nhắn tin, rút tiền, in hóa đơn và tiền xăng xe chạy đến máy ATM nhưng chưa chắc đã rút được, vì đôi lúc đúng vào thời điểm máy ATM hết tiền hoặc đang trong thời gian bảo dưỡng. Để tiết kiệm chi phí, nhiều giáo viên ở cùng trường đến kỳ nhận lương đã dồn hết thẻ cho một người (tất nhiên phải cho mật khẩu của từng chủ thẻ) đi đến máy ATM để nhận lương. Tại huyện Ninh Sơn, thầy Huỳnh Văn Huy, Hiệu trưởng Trường tiểu học Ma Nới, nói cả huyện gồm 8 xã và 1 thị trấn nhưng chỉ có 2 máy ATM đặt ở thị trấn Tân Sơn và khu vực xã Lâm Sơn. "Mỗi kỳ nhận lương giáo viên chúng tôi phân công nhau cầm thẻ ATM chạy ra trung tâm huyện cách trường hơn 30 km để rút, quá khổ", thầy Huy nói.
Giải đáp thắc mắc vì sao không đặt thêm máy ATM ở khu vực các xã miền núi, một cán bộ lãnh đạo Agribank chi nhánh Ninh Sơn, giải thích: "Nếu đặt thêm nhiều điểm sẽ tăng thêm chi phí, hơn nữa ở khu vực này rất ít người nhận lương qua thẻ ATM".
Chất lượng, dịch vụ của hệ thống ATM đang đi ngược lại với rất nhiều loại phí, đặc biệt là phí thu nội mạng mà khách hàng sẽ phải trả khi có giao dịch từ 1.3 tới.
Theo TNO
Giáp Tết, máy ATM lại nghẽn Chen chân để rút tiền ở các thẻ ATM dịp cận Tết là thực trạng diễn ra từ nhiều năm nay của công nhân ở các khu công nghiệp. Không ít người phải ngậm ngùi không có tiền về quê vì "sự cố" ATM. Đợi đêm để rút tiền Buổi sáng và trưa 23/1, 20 trụ ATM của ngân hàng Vietcombank ở đường...