Tết mặc áo dài mà chưa biết những mẹo này thì xác định “xấu ma chê quỷ hờn”
Để mặc áo dài đẹp vẫn không phải là điều dễ dàng với phái đẹp nếu bạn không nắm rõ các quy tắc dưới đây.
Chọn quần ra sao cho chuẩn?
Nếu như năm ngoái áo dài cách tân phối với chân váy được yêu thích, năm nay áo dài diện với quần được ưu ái trở lại. Bạn có thể chọn quần ống rộng, skinny hay có thể phá cách với jeans. Để tạo được sự mềm mại, quần lụa là một lựa chọn hay.
Nếu muốn có hình ảnh năng động, dễ dàng di chuyển, chị em nên thử nghiệm những dáng quần bó hiện đại. Một lưu ý quan trọng, dù chất liệu nào cũng phải là quần cạp cao, để tránh gây phản cảm.
Lựa chọn áo ngực
Để tôn lên vẻ đẹp nền nã, ý nhị vốn có của áo dài, áo ngực không nên quá nổi bật tạo cảm giác thiếu tôn trọng truyền thống. Nên chọn áo ngực gam màu be hoặc cùng màu với áo dài là kín đáo nhất. Với đặc trưng bó sát và ôm trọn đường cong cơ thể, áo dài nên được kết hợp với áo ngực kiểu dáng trơn, nếu có ren hay hoa văn thì nên được may chìm hoặc tối giản.
Với những cô nàng tự tin với bờ vai gợi cảm và muốn diện áo dài ren trong, hãy chọn những chiếc bra ( áo ngực) dây trong hoặc loại có thể tháo rời dây đeo.
Những loại bra ôm gọn hết bầu ngực, hơi nhọn cao ở đầu và khoảng cách 2 cúp ngực gần nhau sẽ tạo dáng cho phần thân trên của người mặc gọn gàng và tròn trịa nhất.
Với quần, nên tránh chọn các loại quần có đường viền ống quá dày, vì quần của áo dài thường rất mỏng, hầu hết được may bằng vải phi bóng nên dễ làm lộ đường viền bên trong.
Video đang HOT
Kiểu dáng
Áo dài Việt truyền thống có thiết kế cổ cao, tay dài, hai tà trước sau cân đối. Theo thời gian, kiểu dáng áo cũng có những cách tân mới mẻ, lạ mắt để phù hợp hơn với nhịp sống hiện đại và vóc dáng từng người.
Nếu bạn muốn che khéo khuyết điểm cổ ngắn hay tôn vinh vòng 1 đầy đặn, hãy lựa chọn những kiểu áo cổ tròn, cổ chữ V hay cổ thuyền duyên dáng.
Tuy nhiên, dù có biến tấu, cách tân đến thế nào thì áo dài cũng vẫn cần giữ được vẻ đẹp nhã nhặn, kín đáo và ý nhị vốn có.
Lưu ý chọn màu, họa tiết áo dài
Màu sắc cũng quyết định nhiều đến bộ cánh bạn mặc. Trong dịp Tết, những gam màu nổi bật, tươi tắn được ưu tiên hơn cả. Vàng, đỏ hoặc xanh được cho rằng sẽ mang lại may mắn cho chủ nhân, nên rất thích hợp để diện dịp đầu năm.
Ngoài màu sắc, họa tiết cũng là yếu tố cần quan tâm. Họa tiết to bản thường hợp với người mũm mĩm, tạo hiệu ứng thon thả hơn. Họa tiết nhí tạo cảm giác cân đối hơn cho nàng có thân hình mình hạc sương mai.
Đối với những mẫu áo dài đính kết, trang trí, bạn nên chọn áo có điểm nhấn vừa phải, tránh tình trạng tham chi tiết, dẫn đến rườm rà và sến sẩm. Gam màu tươi sáng, những điểm đính kết tinh tế là lựa chọn thích hợp cho những ngày đầu năm thêm hứng khởi.
Kiểu tóc
Tất nhiên, không có bộ áo dài nào sinh ra để được kết hợp với một bộ tóc quá cá tính và bụi bặm. Những kiểu tóc “ghi điểm” nhất trong trang phục áo dài là tóc buông xõa tự nhiên, tóc búi trễ thướt tha hay tóc tết vương miện điệu đà.
Hà Phương(T/H)
Theo phunutoday.vn
Áo dài Việt Nam Một lịch sử
Áo dài xuất hiện trong từ điển tiếng Anh cũng vẫn là "aodai" chứng tỏ sự biểu trưng mạnh mẽ cho dân tộc Việt Nam của tà áo dài. Trải qua nhiều thăng trầm, chiếc áo dài trở thành một hình ảnh gắn liền và là niềm tự hào của người Việt.
Để có được vị trí như hôm nay, áo dài cũng đã trải qua một bề dày lịch sử với nhiều mốc đáng nhớ.
Cội nguồn lịch sử
Không thể xác định niên đại chính xác của áo dài, bởi ngay tà áo được coi là quốc phục của người Việt cũng phải trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, thời gian, du nhập nhiều nền văn hóa qua nhiều giai đoạn mới có ngày hôm nay. Tuy nhiên, ngay trên những tranh khắc của Trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm đã thấy thấp thoáng bóng dáng của tà áo dài, tranh khắc trang phục của phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ.
Áo dài trước năm 1910 do công chúa Thuyền Hoa mặc
Tại sao nói trang phục với hai tà áo xẻ lại là bóng dáng của áo dài, vì nét đặc trưng mạnh mẽ nhất của áo dài chính là hai tà áo. Cho dù trải qua bao nhiêu ngàn năm với bao nhiêu biến thể, nét duy nhất còn nhận ra được trang phục truyền thống của người Việt không bị lai tạp với các nền văn hóa khác chính là hai tà áo dài. Có nhiều người cho rằng áo dài Việt là một bản khác của sườn xám của phụ nữ Trung Quốc, nhưng chiếc sườn xám chỉ xuất hiện vào khoảng 1920, còn tà áo dài Việt đã có từ rất lâu trước đó. Điều đó chứng tỏ áo dài là một nét văn hóa của riêng Việt Nam, chỉ người Việt mới có.
Áo dài Giao Lãnh, sơ khai của áo dài Việt Nam
Tiếp theo dòng lịch sử, sử giả Đào Duy Anh có viết: "Theo sách Sử ký chép thì người Văn Lang xưa, tức là tổ tiên ta, mặc áo dài về bên tả. Sử lại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên dạy cho dân quận Cửu Chân dùng kiểu quần áo theo người Tàu. Theo những lời sách đó chép thì ta có thể suy luận rằng trước hồi Bắc thuộc thì người Việt gài áo về tay trái, mà sau bắt chước người Trung Quốc mới mặc áo gài về tay phải". Kể từ cuộc chiến do Hai Bà Trưng khởi nghĩa thất bại, nước ta chịu đô hộ hơn một ngàn năm dưới tay phương Bắc, tuy nhiên áo dài vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng. Kiểu sơ khai nhất của áo dài là áo Giao Lãnh. Tương truyền, do tôn kính Hai Bà, phụ nữ Việt Nam tránh mặc áo hai tà mà may thay bằng áo tứ thân với bốn thân áo tượng trưng cho bốn bậc sinh thành (của hai vợ chồng).
Áo dài tứ thân
Vả lại, khi đó kỹ thuật còn thô sơ, vải được dệt thành từng mảnh khổ nhỏ nên phải ghép bốn mảnh lại mới may đủ một áo, gọi quen là áo tứ thân. Áo gồm hai mảnh đằng sau chắp lại giữa sống lưng (gọi là sống áo), mép của hai mảnh được nối vào nhau và giấu vào phía trong.hai mảnh trước được thắt lên và để thòng xuống thành hai tà áo ở giữa, nên không phải cài khuy khi mặc. Bình thường, gấu áo được vén lên, chỉ khi có đại tang (tang chồng hay cha mẹ) mới thả xuống và mép vải để lộ ra ngoài thay vì giấu vào trong. Đấy là hình ảnh chiếc áo dài tứ thân mộc mạc, khiêm tốn.
Mãi đến thời vua Gia Long (1802-1819), chiếc áo dài tứ thân mới đổi thành áo ngũ thân, lúc này áo có thêm một thân nhỏ tượng trưng cho người mặc. Đến năm 1884, khi triều đình Huế nhượng quyền cai trị vào tay Pháp, văn hóa Tây phương bắt đầu du nhập vào Việt Nam và đem lại nhiều biến đổi với tà áo dài. Từ đây áo dài bước qua một trang sử khác và hé lộ nhiều dáng dấp của áo dài ngày nay.
Theo Nguồn tổng hợp
Các cách biến tấu chiếc áo dài độc đáo mà vẫn nhẹ nhàng, nữ tính Áo dài là trang phục truyền thống của đất nước ta giúp tôn lên vẻ đẹp thanh lịch của người Việt. Hiện nay, ngoài những mẫu áo truyền thống, áo dài được các nhà thiết kế biến tấu vô cùng đa dạng, độc đáo mà vẫn vô cùng nhẹ nhàng và nữ tính. Áo dài cho dáng người mảnh khảnh Chi tiết cổ...