Tết làm ra thứ thịt đen xì, cay xè nhưng vừa ra lò đã bán hết nhẵn
Từ 3 tháng trước, vợ chồng chị Vân đã rục rịch mang thịt trâu, bò, heo gác lên bếp để chuẩn bị bán Tết Canh Tý. 20 năm ở Buôn Ma Thuột, chị cũng không ngờ món ăn từ chái bếp nhà mình lại có ngày trở nên đắt hàng, làm không kịp bán.
Để phục vụ mùa Tết Canh Tý, anh chị đã chuẩn bị 300 kg thịt treo gác bếp các loại (Ảnh Phạm Ly)
Trời Tây Nguyên giáp Tết Canh Tý nắng hanh, nhưng vì lượng thịt treo gác bếp chưa đủ cung cấp cho khách hàng, chị Lù Thị Hạnh cùng anh Lò Văn Vân (dân tộc Thái) vẫn miệt mài bên bếp củi. Người treo thịt lên giàn hong, người quạt bếp và đổ thêm than. Khói quẩn lên mù mịt, cay xè mắt.
Người dân quanh vùng thường gọi anh là Vân “Thái mới”. Bởi so với nhiều đồng bào người Thái cùng di cư đến xã Hòa Khánh, TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), vợ chồng anh mới chuyển đến đây từ năm 2000. “Người Thái sống tập trung ở các thôn 1, 4, 9, 10 nên họ thường gọi tên khu vực này với cái tên chung là Làng Thái” – Anh Vân giải thích.
Trâu gác bếp vốn là món ăn không thể thiếu trong dịp lễ, Tết của người Thái. (Ảnh: Phạm Ly)
Đặt xong mẻ hong lên bếp, chị Hạnh lại miệt mài ngồi khâu những quả còn, nệm ngồi thổ cẩm, khăn đội đầu… để kịp tham gia Hội chợ xuân dịp cuối năm tại Đường sách Cà phê Buôn Ma Thuột. Chị cho biết đây là một trong những kênh quảng bá hiệu quả. Suốt một năm qua, tháng nào anh chị cũng tham gia Phiên chợ xanh tại Đường sách để bày bán các sản phẩm truyền thống của người Thái, trong đó có thịt treo gác bếp.
Video đang HOT
Mỗi mẻ thịt gác bếp mất 2 ngày, 2 đêm mới đạt được độ khô chuẩn. (Ảnh: Phạm Ly)
Sau khi vào Đắk Lắk, vợ chồng chị vẫn giữ nguyên nếp sống và phong tục của người Thái ở Sơn La. Anh chị làm ra món thịt treo gác bếp với bí quyết tẩm ướp bằng nhiều loại gia vị như hạt dổi, hạt mắc khén… mang từ vùng núi phía Bắc vào. Ban đầu, từng mẻ thịt làm ra chỉ để dùng trong nhà hoặc biếu tặng người dân, bạn bè, cũng là giữ gìn tập quán của dân tộc. Nhờ hương vị lạ, nhiều người biết đến và đặt mua. Thế là gần 5 năm nay, lò hong thịt của chị Hạnh đỏ lửa quanh năm, nhất là vào dịp lễ, Tết.
Chị Hạnh đang rắc một loại hạt rừng để tẩm ướp, đây là bí quyết làm nên hương vị đặc trưng của thịt gác bếp. (Ảnh: Phạm Ly)
Chị Hạnh cho biết, 3 ký thịt trâu hoặc bò sẽ cho ra 1 ký sản phẩm khô. Riêng thịt lợn, khi hong đỡ hao hơn các loại thịt khác nhưng chỉ dùng phần ba chỉ. Thịt các loại được chị đặt mua trực tiếp tại lò mổ từ những con khỏe mạnh, lọc ra “thịt ngang” là phần thịt có sớ dài, đẹp. Củi đốt tốt nhất là thân cây cà phê khô vì nó cháy đượm, lại được lâu. Anh chị thường đổ thêm than để tăng nhiệt và tạo khói.
Giá bán các loại thịt bò và trâu treo gác bếp vào mùa Tết Canh Tý dao động từ 900 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/ký. Riêng thịt heo giá “mềm” hơn, chỉ 300 nghìn đồng/1 kg. Chị Hạnh cho biết: “Thịt treo gác bếp khi mang về nhà là mình có thể dùng ngay, không cần chế biến cầu kỳ vì đã được hấp cách thủy. Thứ thịt khô này dậy mùi nhất khi xé nhỏ, chấm cùng với muối hạt dổi, mắc khén bán kèm”.
Thịt gác bếp các loại dậy mùi nhất khi dùng chung với muối hạt dổi, mắc khén. (Ảnh: Phạm Ly)
Năm nay, anh chị đã phải miệt mài “đốt lò” từ tháng 10 âm lịch để đủ lượng hàng phục vụ mùa Tết Nguyên đán. Vì làm thủ công hoàn toàn nên từ lúc đưa thịt lên giàn hong đến lúc thịt đạt được độ khô chuẩn phải mất hai ngày, hai đêm ròng rã. Mỗi mẻ chỉ dùng 50 ký thịt tươi. Tính đến hết mùa Tết, anh chị gác bếp 1 tấn thịt tươi các loại, đưa ra thị trường khoảng 3 tạ sản phẩm khô.
Ngoài thịt treo gác bếp, chị Hạnh còn làm thêm nhiều món ăn truyền thống của người Thái để phục vụ mùa Tết như cá nướng, da trâu chua, thịt băm quấn lá, rượu cẩm. “Mình đang lưu giữ những món Thái truyền thồng và cố gắng để nó phát triển tốt hơn trên vùng đất Tây Nguyên này” – chị Hạnh nói.
Theo Danviet
Chồng không có ý định đi Tết bố mẹ vợ, cô vợ rút ngay 10 triệu cùng tiền lương tháng để báo hiếu và tuyên bố "chất lừ" khiến cục diện thay đổi 180 độ
"Giờ thế kỉ 21 rồi, chị em phải vùng lên. Mình còn trẻ đi sai đường thì đi lại. Chứ đừng cố đi mãi đi mãi cuối cùng kiểu gì cũng là cái đường cụt", cô vợ chia sẻ quan điểm.
29 Tết, còn muôn vàn tâm sự của hội chị em phụ nữ trên các diễn đàn mạng sôi nổi hơn cả dòng người hối hả ngoài đường kia. Khi Tết không còn là niềm vui, là dịp để phụ nữ được nhận yêu thương thì họ sẽ tự học cách yêu chính mình.
Tâm sự của cô vợ trong một nhóm kín tuy ngắn gọn nhưng lại khiến nhiều người phải ngẫm nghĩ. Cô viết:
"Tôi đang nghĩ ăn xong tết sẽ ly hôn. Cuối năm để cho gia đình êm đẹp, cho bố mẹ tôi ăn Tết yên thân và con tôi có gia đình thêm vài ngày.
Tôi đã nhẫn nhịn 5 năm rồi và bây giờ có lẽ nó quá sức của tôi rồi.
Lấy phải chồng cái gì cũng khư khư về nhà đẻ. Tết nhất lo mua mai, mua bưởi về cho bố mẹ đẻ rồi sắm các kiểu. Trong khi đứa con trai nó cả năm không bỏ tiền ra sắm cho được cái quần. Bảo mua cái bàn học thì bàn tới bàn lui là không có tiền ra Tết mua.
Còn bố mẹ vợ, một câu nó cũng không thèm hỏi đến xem Tết ông bà đã sắm sửa được cái gì hay chưa, cũng không có ý muốn đi Tết luôn. Tết ném cho 2 mẹ con một triệu mua quần áo. Tôi xin lỗi các chị em chứ tôi tuyên bố một câu: 'Tao chả cần' xong ném trả luôn. Trong khi mình mua 1kg thịt trâu gác bếp bố mình nói: 'Không mua cho bố mẹ chồng là bố không nhận'. Thế là tôi đem chia đôi thành 2 phần .
Cũng may mình không đui mù què quặt chứ không chắc nó khinh mình không ra gì luôn. Tôi rút phát 10 triệu cộng nguyên lương tháng này vừa tự gửi biếu bố mẹ ở quê, vừa làm combo môi, da, mày và mua sắm quần áo .
Nhiều bà cứ cam chịu lấy chồng xong cả đời không biết 1 cái váy hở vai nó thế nào, một ly rượu vang có vị ra sao cứ cam chịu này kia. Giờ thế kỉ 21 rồi, chị em phải vùng lên. Mình còn trẻ đi sai đường thì đi lại. Chứ đừng cố đi mãi đi mãi cuối cùng kiểu gì cũng là cái đường cụt.
Cho nên mới nói phụ nữ phải có tiền để lo cho bản thân khi cần.
Edit thêm: Chồng em mới mò về bảo mua biếu ông ngoại chai Sâm Panh Sâm pủng gì. Em làm câu: 'Dẹp, nhà này toàn người nông thôn quen uống rượu gạo. Chai ấy cho lên bàn thờ mà thờ đi'".
Rất nhiều chị em ủng hộ cách xử lý của cô vợ này. Khi phụ nữ biết điều, hết lòng vì chồng con mà họ vẫn không chịu suy nghĩ thì tất nhiên chị em phải yêu bản thân nhiều hơn chút nữa. Việc lễ Tết bố mẹ không những tình cảm mà còn là trách nhiệm, nó như 1 việc làm báo hiếu. Chẳng có thế mà nhà nào có con trai, con gái, cháu nội, cháu ngoại sẽ được hỏi câu 'truyền thống': "Thế năm nay con rể Tết bố mẹ vợ cái gì rồi?" hay "Con dâu sắm được những gì?".
Việc Tết bố mẹ không hẳn phải tiền to bạc lớn mà quan trọng là tình cảm, sự tôn trọng với đấng sinh thành ra mình cũng như vợ/ chồng mình. Phụ nữ phải đi làm dâu đã thiệt thòi lắm rồi, lẽ ra những ngày này các anh nên bù đắp cho họ nhiều hơn mới phải.
Trong khi chị em trong hội sôi nổi bàn luận, ngưỡng mộ độ "cứng" của cô vợ trên thì cô ấy lại edit thêm là anh chồng này nhận ra thiếu sót đã gửi quà biếu Tết bố mẹ vợ. Có lẽ anh ấy hổ thẹn hay lý do gì đó mà thuê grab ship qua cho em vợ nhận hộ.
Đàn ông đôi khi vô tâm vậy đấy, người ta bảo "cách cho hơn của đem cho", chắc hẳn cô vợ trên cũng không yêu cầu đòi hỏi anh phải Tết bố mẹ vài chục triệu hay thế nào đó, cái cô cần là sự quan tâm thật lòng. Thiết nghĩ không chỉ riêng cô vợ ấy mà phụ nữ nào có gia đình cũng thế cả thôi. Đừng để sự quan tâm đến quá muộn màng các anh ạ!
Theo helino
Lên đỉnh núi Hàm Rồng ngắm nhìn toàn cảnh thị trấn Sapa Đến với Sapa, ngoài các địa điểm hấp dẫn như Bản Cát Cát, đỉnh Fansipan, đèo Ô Quy Hồ thì du khách không thể bỏ qua địa điểm núi Hàm Rồng. Ngọn núi này có vẻ đẹp hùng vĩ , thách thức mọi người tới đây leo núi ngắm nhìn toàn cảnh thị trấn Sapa. Núi Hàm Rồng là một ngọn núi nằm...