Tết ‘lạ’ của con gái Nam làm dâu Bắc
Lạ thay, lần đầu tiên mình thấy Tết nhà nào cũng mua chuối tiêu xanh (trong Nam mình gọi chuối già) về thắp hương, mà chuối ngoài này mấy ngày Tết đắt vô cùng, chưa kể là nải chẵn, hay lẻ.
Mình cưới vào đúng ngày noel, lúc đấy còn đúng tháng nữa là tết. Lần đầu tiên mình biết Tết ở miền Bắc (Hà Nội) là như thế nào, cái rét nó ngấm vào từng thớ thịt của mình ra sao. Ở miền Nam mình chỉ có “quê em 2 mùa mưa nắng” thôi, có biết thế nào là rét đâu.
Hôm đấy là 26 tết, mình và chồng đi đúng hơn nửa ngày trời vào làng trồng hoa đào ở Nhật Tân để chọn mua 1 cành đào cho ông bà. Nhiệm vụ của chồng mình là mỗi năm mua cho ông bà 1 cành đào to, đẹp, hoa nở bung ra ngày mùng 1 tết thì mới may mắn cho cả năm. Mình nhớ năm đấy lại rét đậm nên cả vườn hoa đào chưa nở kịp, mua về nên cả nhà phải câu bóng đèn điện chiếu vào cành đào và liên tục thay nước nóng ở lọ đào cho hoa nhanh nở.
Ngược với miền Nam mình, muốn hoa mai mau nở thì lại cho nước đá vào lọ cắm thì hoa sẽ nhanh nở hơn. Lúc đấy mình lại nghĩ, sao ở miền Bắc không trồng hoa mai, vì hoa mai gặp thời tiết lạnh nó sẽ nhanh nở hơn. Trong khi ở miền Nam mình muốn hoa mau nở thì lại ngâm vào nước lạnh?
May mắn là mình không phải làm dâu hay ở cùng bố mẹ chồng, vì khi cưới về, mình có hẳn nhà riêng để ở. Tuy nhiên, ngày 30 Tết, vợ chồng về bên ông bà làm cỗ cuối năm.
Riêng ở miền Nam mình thì lại có bánh tét, chỉ khác nhau cách gói bánh và cách gọi. Nhưng bánh tét thì trong nếp trước khi gói có cho thêm dừa nạo hoặc nước cốt dừa cho bánh thêm ngon hơn. (ảnh minh họa)
Sáng sớm 30 tết mình theo mẹ chồng đi chợ mua thêm ít đồ còn thiếu. Vì mẹ chồng mình rất chu đáo, bà đã chuẩn bị từ hôm trước.
Lạ thay, lần đầu tiên mình thấy Tết nhà nào cũng mua chuối tiêu xanh (trong Nam mình gọi chuối già) về thắp hương, mà chuối ngoài này mấy ngày Tết đắt vô cùng, chưa kể là nải chẵn, hay lẻ.
Video đang HOT
Ở miền Nam mình thì, ngày Tết lại kiêng không thắp hương bằng chuối, thậm chí nhà nào trồng chuối mà chín thì cũng kiêng không mang vào nhà. Vì sợ “chuối” suốt năm.
Nhà mẹ chồng mình tết không gói bánh chưng, chỉ mua ở hàng về thắp hương mà thôi. Ra Hà Nội này mình mới biết bánh chưng như thế nào? Cách cắt bánh ra sao? Đều được mẹ chồng mình chỉ dẫn.
Riêng ở miền Nam mình thì lại có bánh tét, chỉ khác nhau cách gói bánh và cách gọi. Nhưng bánh tét thì trong nếp trước khi gói có cho thêm dừa nạo hoặc nước cốt dừa cho bánh thêm ngon hơn.
Mâm cỗ ngày tết ở Hà Nội này ít nhất là phải có nồi canh bóng, canh măng khô, nem rán (trong Nam gọi là chả giò), thịt đông, xôi gấc, bánh chưng, gà luộc.
Còn ở miền Nam mình thì tùy điều kiện mỗi nhà mà làm mâm cúng ông bà. Duy nhất là nhà nào cũng phải có nồi thịt kho trứng (thịt kho tàu) hay gọi là thịt ba chỉ kho nước dừa, bày mâm ngũ quả (cầu, dừa, đủ, xoài, sung) trên bàn thờ.
Nếu như ở miền Bắc có dưa hành muối thì miền Nam lại có kiệu muối chua ngọt.
Giao thừa ở miền Nam thì mình thấy đơn giản chủ yếu thắp hương bằng bánh mứt mà thôi. Mọi người đi vào chùa “xin lộc” đầu năm. (ảnh minh họa)
Đêm đón giao thừa ở miền Bắc thì lại có con gà luộc miệng ngậm hoa hồng, thêm bánh chưng, giò lụa (trong Nam gọi là chả lụa)… cùng vàng mã. Thắp hương đón giao thừa xong thì mọi người xuống đường đi hái lộc đầu năm, có nhà mình thấy mang về 1 cây mía màu đen (giống như trong Nam mình gọi là mía thanh diệu) . Sau này mình mới biết đấy gọi là cây lộc.
Giao thừa ở miền Nam thì mình thấy đơn giản chủ yếu thắp hương bằng bánh mứt mà thôi. Mọi người đi vào chùa “xin lộc” đầu năm. “Xin lộc” là được thầy trụ trì tặng cho bao lì xì cùng một câu đối ngẫu nhiên.
Khi mình viết ra những dòng này thì một mùa xuân nữa lại sắp về, vậy là tính đến tết năm nay mình đã đón được 3 cái tết ở miền Bắc này rồi. Dần dần mình cũng quen với không khí tết ở Hà Nội này, mình cũng biết chuẩn bị mâm cỗ ngày tết cùng mẹ chồng mình hơn. Mình cũng chưa biết hết thủ tục tết ở miền Bắc như thế nào, mình viết ra đây những gì mình thấy và phần nào biết được. Mong các bạn chia sẻ và thông cảm.
Theo VNE
Kiếm đâu ra 40 triệu tiêu Tết đây?
Nói 40 triệu thì nghe có vẻ to tát, nhưng đúng là, giờ từng ấy tiền chưa chắc đã đủ chi tiêu một cái Tết, chứ đừng nói là những chuyện linh tinh xung quanh nữa.
Năm nay nghe nói công ty tôi doanh thu thấp nên có thể nhân viên còn được thưởng thấp hơn cả năm ngoái. Là đàn ông, tôi cực kì lo lắng vì không gánh vác được trách nhiệm của người làm chồng, làm con trai trưởng trong gia đình. Nghĩ đến chuyện, cả năm mới có một cái Tết mà không được lương, thưởng khoảng mấy chục triệu thì chắc, tôi không dám vác mặt về quê.
Là con trai trưởng, lấy vợ và lên thành phố lập nghiệp, tôi đã phải lo cho gia đình nhiều chuyện. Dù không ở nhà nhưng hàng tháng, tôi phải cho bố mẹ vài triệu để tiêu pha. Bố mẹ đã già cả, bây giờ con cái đi làm, có tiền lương lại không chăm sóc được bố mẹ thì làm sao đáng mặt làm con, lại là con trưởng thì trách nhiệm còn đau đầu hơn.
Tết nhất đến nơi rồi, năm nào cũng như năm nào, nỗi lo chồng chất nỗi lo. Tôi bắt đầu sợ nếu như không có tiền về quê ăn Tết thì không biết làm thế nào. Nghe phong thanh, các chị em đồng nghiệp trong công ty kháo nhau, năm nay có thể chỉ được thưởng vài triệu là nhiều, có người còn triệu bạc hoặc là vài trăm, có khi còn không có thưởng. Vì thưởng cũng phụ thuộc vào doanh thu của công ty, công ty không thu được thì nhân viên cũng phải chấp nhận 'chung cảnh ngộ' với công ty mà thôi. Nghe vậy, tôi hoảng quá. Nếu mà đúng là thưởng ít như vậy thì năm nay tôi tiêu đời rồi.
Tôi mới tính sơ sơ cũng đã tầm 3 chục triệu. Ví như, cho bố mẹ hai bên nội ngoại, mỗi gia đình tầm 7-8 triệu, cũng là gần chục triệu một nhà rồi. (ảnh minh họa)
Tôi phải có đủ hoặc là tầm tầm 40 triệu thì mới tiêu đủ cái Tết. Tết này, vợ tôi có được thưởng thì cũng chỉ đủ mua sắm đồ đạc cho gia đình. Bây giờ Tết có như ngày xưa đâu, có phải cân thịt lợn, cái bánh chưng là xong đâu. Bây giờ lắm thủ tục. Nào là tiền cho bố mẹ tiêu Tết, tiêu pha linh tinh, nào là tiền mừng tuổi, nào là tiền quà cáp, trăm thứ... Có vài triệu trong người thì thà không ăn Tết còn hơn.
Tôi mới tính sơ sơ cũng đã tầm 3 chục triệu. Ví như, cho bố mẹ hai bên nội ngoại, mỗi gia đình tầm 7-8 triệu, cũng là gần chục triệu một nhà rồi. Nếu không cho từng ấy thì mất mặt lắm vì cả năm mới có một cái Tết, bố mẹ cũng phải sắm sửa. Không cho thì cũng phải mua đồ cho các cụ, không thì mua cây đào, cây quất thêm vào, làm quà cho bố mẹ, hay chai rượu ngoại cho bố, để bố uống, thưởng thức Tết cũng là điều nên làm mà. Mà hai bên thì phải như nhau, không thể thiên vị bên này, bên kia được.
Còn chưa nói tới khoản tiền quà cáp cho họ hàng. Năm nào là con trưởng trong nhà tôi chả phải đi chúc Tết này kia. Đến nhà cô dì chú bác, họ hàng gần xa, lại anh em trong dòng họ. Thế là cũng phải mất đến gần chục triệu tiền mua quà cáp nữa chứ chẳng chơi. Cái đó là bao gồm cả tiền mừng tuổi. Mừng tuổi thì vô biên, từ người già đến trẻ con, đều phải có tiền mừng. Mà bây giờ thì ai mừng ít, chí ít ra cũng phải mừng 5 chục nghìn, còn không thì 100 nghìn cho các cụ già, chứ các cụ mà mừng tiền chục thì mừng làm gì, còn sống được bao lâu nữa. Với lại, mang tiếng lập nghiệp ở thủ đô, về nhà tèm nhèm thì người ta lại dị nghị, lời ra tiếng vào, các cụ ở quê hay vậy. Nên đã làm thì phải làm cho tới, cho hay.
Tính ra, đúng là phải tầm 4 chục triệu thì hai vợ chồng mới chia nhau mà chu toàn với gia đình đôi bên được. (ảnh minh họa)
Còn các cháu nhà mình nữa, cũng phải mừng tuổi cho ra tấm, ra miếng, cũng phải mất vài triệu chứ chẳng chơi. Thế nên, thiết nghĩ, chỉ riêng tiền cho bố mẹ, tiền mừng tuổi, tiền quà cáp cũng đã vài chục triệu như vậy thì thử hỏi, còn đồng nào nữa không? Đó là chưa kể tới chuyện tiền nong đi nhậu nhẹt, ăn uống bên ngoài, hay tiền vui xuân với bạn bè, thi thoảng còn mừng tuổi cho con cái bạn bè nữa.
Tính ra, đúng là phải tầm 4 chục triệu thì hai vợ chồng mới chia nhau mà chu toàn với gia đình đôi bên được. Nhưng trước tình cảnh này, kiếm đâu ra từng ấy tiền đây? Chẳng lẽ lại đi vay thì ngại lắm, cuối năm đi vay, đầu năm đi trả hay là chưa trả được cũng mệt người. Lại còn chuyện ai cho vay mới là quan trọng. Bây giờ đúng là tiến thoái lưỡng nan. Chi tiêu ít đi thì được nhưng mà quá khó, thế nào người ta cũng nói vợ chồng ki bo, ki kẹt, năm mới về được lần chơi với họ hàng mà không có quà cáp cho ra hồn. Thật ra có ai hiểu, cái áp lực lên thành phố lập nghiệp là như thế nào, có giống như chuyện người ta vẫn nói đâu. Có phải cứ sống ở thủ đô thì sang trọng nhiều tiền đâu. Các gia đình như chúng tôi, đi thuê nhà thuê cửa thì thúc thực, lương vài đồng bạc cũng chỉ đủ trả tiền nhà và sinh hoạt phí, chứ còn giàu có thì không biết có gặp thời gặp vận gì không. Nhưng có ai nào hiểu, hoặc là các cụ không biết nên cứ nghĩ con cái không chu đáo. Nhưng mà chu đáo như cái Tết sắp tới này mà tôi tính thì đúng là, vợ chồng có mà sau Tết chỉ ăn cháo với mì tôm thôi!
Theo VNE
"Nghỉ Tết 9 ngày, tha hồ làm dâu nhé!" Cô bạn tôi gào vào tai tôi như thế và cười một cách sảng khoái khi biết tin tôi chỉ còn 1 tuần nữa là cưới chồng và cũng còn hơn tháng nữa là Tết. Lẽ ra, tôi chẳng có gì phải lo lắng, chẳng có gì phải sợ hãi, vì bố mẹ chồng tương lai rất tốt với tôi, yêu quý tôi....