Tết không sắm sửa, chi tiêu gì đã tốn 32 triệu, hóa ra đây mới là khoản đắt nhất
Với không ít người, tiề.n mua vé máy bay hay vé tàu để về quê ăn Tết thực sự là 1 gánh nặng…
Kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán còn cách chúng ta khoảng gần 2 tháng nữa, nhưng ngay từ lúc này, không ít người đã bồn chồn, lo lắng về việc chuẩn bị tiề.n tiêu Tết, đặc biệt là khoản mua vé máy bay, vé tàu để về quê.
Với những gia đình đông người, lại ở xa quê mà nói, khoản tiề.n di chuyển, đi lại mỗi dịp Tết dường như là một gánh nặng…
Nhà 4 người, tiề.n về quê hết 32 triệu, đau đầu tìm cách cắt giảm
Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính, tâm sự chỉ vẻn vẹn 4 dòng của một người dùng ẩn danh, đã nói thay nỗi lòng của biết bao người đang sống xa quê.
Gia đình càng đông người, tiề.n về quê ăn Tết càng tốn kém, chưa tính tiề.n biếu ông bà nội – ngoại, tiề.n lì xì hay mua sắm, cũng đã hết 32 triệu…
Đi máy bay thì tốn 32 triệu cả chiều đi lẫn chiều về, đi xe đò thì đỡ tốn kém hơn, sẽ tiết kiệm được gần 20 triệu nhưng thời gian di chuyển lại lâu… Khó nghĩ vô cùng!
Dù không chia sẻ cụ thể điểm đi và điểm đến, nhưng dường như gia đình trong câu chuyện này chỉ có 2 lựa chọn để di chuyển về quê ăn Tết: Hoặc là máy bay, hoặc là xe đò.
- Nếu đi máy bay, giá vé áng chừng khoảng 4 triệu/người/chiều, tổng chi phí cho chiều đi và chiều về của gia đình 4 người sẽ là 32 triệu đồng.
- Nếu đi xe đò, giá vé 1,5 triệu đồng/chiều/người, tổng chi phí cho chiều đi và chiều về của gia đình 4 người sẽ là 12 triệu đồng.
Chọn phương án di chuyển bằng xe đò, gia đình này có thể tiết kiệm được tới 20 triệu đồng – Một số tiề.n không nhỏ. Tuy nhiên, vợ chồng chị lại bất đồng trong việc này. Anh chồng không muốn đi xe đò vì thời gian di chuyển lâu và cũng không an toàn cho 2 con, thành ra, cũng rất khó nghĩ.
Trong phần bình luận của bài đăng, có người khuyên chị nên ưu tiên về quê bằng máy bay, có thể hơi đắt một chút nhưng đổi lại là tiết kiệm được thời gian di chuyển, và cũng khá an toàn; có người lại cho rằng nếu gia đình chưa dư dả hoặc đang khó khăn, thì nên chọn phương án nào tốn ít chi phí nhất, bởi rõ ràng, 20 triệu tiết kiệm được không phải là số tiề.n nhỏ.
Dân mạng để lại những lời khuyên cho gia đình cô
Video đang HOT
“Khó khăn thì cố khắc phục, để dành tiề.n mua sữa cho con”
Tựu trung lại, phần lớn mọi người đều đồng tình nếu tài chính chưa dư dả và muốn tiết kiệm, việc chọn các phương tiện như xe khách/tàu/xe đò,… để về quê ăn Tết là hợp lý, dù như vậy thì chắc chắn sẽ tốn thời gian và tốn sức lực hơn.
Chủ động làm 2 việc để không bị động tài chính khi đón Tết
Tết năm nào cũng có, vậy nhưng với không ít người, cứ đến Tết là thấy… hết tiề.n, lo lắng, sợ không đủ tiề.n tiêu Tết. Đành rằng vật giá mỗi năm một khác, chúng ta không thể dự trù chính xác 100% tổng chi phí đón Tết, nhưng ít nhất, có dự trù vẫn hơn.
Trạng thái đón Tết trong bị động, trong thấp thỏm âu lo cũng sẽ được giải quyết phần nào nhờ 2 việc dưới đây.
1. Tiết kiệm được tiề.n tiêu Tết càng sớm càng tốt
Người độc thân sẽ không tiêu Tết giống người đã có gia đình, số tiề.n cần tiết kiệm để tiêu Tết vì thế cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, dù đang ở trạng thái nào đi chăng nữa, bạn vẫn có thể dự trù, áng chừng ngân sách tiêu Tết bằng việc rạch ròi từng khoản chi cụ thể:
- Tiề.n đi lại (cả 2 chiều)
- Tiề.n lì xì (ông bà, bố mẹ, các cháu, con của bạn bè,…)
- Tiề.n chăm sóc bản thân (mua quần áo, làm tóc, làm nail,…)
- Tiề.n mua thực phẩm (bánh chưng, gà, giò chả,…)
Sau khi liệt kê tất cả các nhu cầu của bản thân (và gia đình) trong dịp Tết cùng mức ngân sách cho từng khoản, nếu cảm thấy tổng số tiề.n hơi cao, bạn có thể tiếp tục rà lại từng nhu cầu, để tìm ra những mục có thể cắt giảm. ví dụ như giảm tiề.n mua quần áo và tiề.n làm nail trong mục “Tiền chăm sóc bản thân” chẳng hạn.
Ảnh minh họa
Khi đã chốt được mức ngân sách cuối cùng, bạn đem chia cho 12, là sẽ biết số tiề.n mình cần tiết kiệm mỗi tháng để đón Tết chủ động, đỡ áp lực tài chính.
2. Canh săn vé tàu, vé máy bay thường xuyên
Với những người xa quê, việc đặt mua vé báy may hoặc vé tàu để về quê ăn Tết từ sớm không chỉ hạn chế tình trạng hết vé, dẫn tới nhỡ dở việc cá nhân; mà còn phần nào giúp bạn tiết kiệm được tiề.n. Vì càng gần ngày lễ, ngày Tết, giá vé máy bay và vé tàu sẽ càng cao.
Tùy vào dự định, lịch trình cá nhân mà bạn có thể cân nhắn mua vé từ trước, không nên để tình trạng tới sát ngày khởi hành mới lật đật tìm và đặt mua.
Cách chăm sóc, xử lý cúc vàng ra hoa đúng dịp Tết
Hoa cúc là loài hoa phổ biến ở Việt Nam, được trồng nhiều trong dịp Tết Nguyên Đán. Hoa Cúc có nhiều màu sắc, kích thước khác nhau, mang ý nghĩa may mắn, tài lộc.
Ý nghĩa hoa cúc
Hoa cúc được xem là biểu tượng của sự sống, phúc lộc và niềm vui. Ý nghĩa Hoa cúc trong văn hóa của người Việt Nam biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam là trung, tín, hiếu, nghĩa.
Vì thế mà mỗi dịp Tết đến Xuân về, mọi người hay trưng hoa cúc trong nhà và mong muốn mọi điều tốt đẹp đều đến với gia đình.
Không chỉ vậy, hoa cúc cũng là loài hoa tượng trưng cho sự trường thọ cũng như tăng thêm phúc phần cho người trồng.
Với hình dáng bông tròn, màu vàng tươi sáng, đặc biệt hoa cúc vàng chính là màu đại diện cho sự may mắn, tràn đầy sức sống, Luôn mang đến ý nghĩa cát tường, trường thọ.
Kỹ thuật trồng hoa cúc nở đúng dịp Tết
Thời gian trồng
Chúng ta có thể trồng hoa cúc quanh năm, tuy nhiên mùa chính của loài hoa này vẫn là mùa Tết Nguyên Đán.
Hoa cúc là loài hoa có thể trồng quanh năm, nhưng thời vụ thích hợp nhất là vụ xuân hè (tháng 3 - 4 - 5) và vụ thu đông (tháng 9 - 10 - 11).
Chọn giống
Cúc có thể trồng từ hạt hoặc cây con. Chúng ta nên tìm mua những loại hạt giống cúc vàng tại các cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng cũng như khả năng nảy mầm của hạt.
Cách chọn cây giống trồng hoa cúc.
Tiêu chuẩn chọn cây con phải có chiều cao từ 5-7cm, có từ 5-7 lá, thân có đường kính khoảng 0,2cm, chiều dài rễ từ 0,5-3cm và có nhiều hơn 4 rễ.
Cách chăm sóc
Để cung cấp dinh dưỡng cho cây lớn khỏe mạnh và đẹp thì cần phải bón phân gồm 2 đợt gồm bón lót (trước khi gieo hạt) và bón thúc (trong giai đoạn cây đang phát triển).
Các thành phần trong phân bón: Phân gà, phần bò, phân NPK, phân KNO3, phân trùn quế... Pha loãng với nước và tưới xung quanh gốc, tránh tưới trên lá vì nó sẽ làm cây có tình trạng vàng lá.
Cách tưới nước cho hoa cúc vàng: Phải thường xuyên tưới giữ ẩm cho cây đảm bảo độ ẩm đất là 70 -75%. Không nên tưới nước vào ban đêm dễ tạo điều kiện cho mầm bệnh sinh sôi.
Bấm tỉa ngọn: Là một trong những kỹ thuật quan trọng trong trồng và chăm sóc hoa cúc, việc bấm tỉa ngọn và những cành nhánh không cần thiết hay còn gọi là cành phụ nhằm tập trung dinh dưỡng để phát triển cành chính giúp hoa to đều và đẹp.
Bấm nụ phụ của hoa cúc đại.
Tuy nhiên, với từng loại hoa cúc có cách bấm tỉa ngọn khác nhau. Với hoa cúc giống bông lớn như cúc đại đóa, cúc vàng Đà Lạt sau khi trồng từ 15 - 20 ngày là đã có thể bấm ngọn chỉ để lại từ 3 - 5 cành.
Với hoa cúc giống bông nhỏ việc bấm ngọn cũng được thực hiện 15 - 20 ngày sau trồng, thực hiện 2 - 3 lần bấm ngọn để tạo nhiều nhánh nhỏ. Khi cây đã cho nụ, việc bấm nụ cũng cần được làm thường xuyên, tỉa bớt những nụ xung quanh nụ chính.
Hoa Cúc là loài rất nhạy cảm với ánh sáng và nhiệt độ, nhiệt độ cao, ánh sáng nhiều cũng có thể kích thích cho hoa ra sớm, đặc biệt là giai đoạn có nụ.
Với trường hợp này, chúng ta nên sử dụng lưới che nắng để giảm đi sựu tiếp xúc của cây với ánh nắng, giúp cho hoa có thể nở đúng dịp mong muốn. Ngược lại với những mùa thiếu ánh sáng thì chúng ta phải thắp đèn sợi đốt lên để điều chỉnh thời gian nở hoa của Cúc.
Cô gái sinh năm 1990 bỏ việc ở nước ngoài về quê mua nhà, sống cuộc đời tối giản như ý muốn Làm việc không ngừng nghỉ trong suốt nhiều năm, cảm thấy quá mệt mỏi và áp lực với guồng quay công việc văn phòng nên cô quyết định về quê mua nhà, khởi nghiệp. Sống ở nước ngoài hay ở các thành phố lớn, mỗi lựa chọn đều tượng trưng cho một kiểu đấu tranh và lý tưởng sống của những người trẻ,...