Tết Hàn thực, bánh trôi, bánh chay đắt khách
Sáng Tết Hàn thực (3/3 âm lịch) bánh trôi bánh chay được bày bán khắp phố phường. Hàng bán bánh chay, bánh trôi nào cũng tập nập người ăn, người mua.
Ngay từ sáng sớm, các hàng bánh trôi bánh tranh đã bày bán khắp phố xá.
Tục xưa để lại là vào ngày này hàng năm, người Việt thường xay gạo nếp làm hai thức bánh là bánh trôi và bánh chay để cúng ông bà, tổ tiên. Song, cuộc sống bận rộn nên nhiều người lựa chọn cách mua sẵn tại các hàng quán bày bán món ăn truyền thống này.
Theo ghi nhận của PV, ngay từ sáng sớm 3/3 âm lịch, bánh trôi, bánh chay được bày bán khắp đường phố Hà Nội, từ chợ lớn chợ nhỏ đến các ngõ ngách. Chỗ nào cũng đông vui tấp nập khách. Bánh trôi thì được bày trong những chiếc đĩa nhựa nhỏ. Bánh chay bày bát nhựa. Chúng đều được rắc vừng, dừa nạo hay đỗ xanh, nom rất bắt mắt.
Tại các hàng quán bán bánh trôi bánh chay, giá của một cân bột nguyên liệu làm bánh được bán ở mức 20.000-25.000 đồng. Đường mật, đỗ xanh làm nhân bánh thì được bán tùy vào nhu cầu của người mua. Tuy nhiên, người bán thường chia ra những túi nhỏ bán với mức giá 10.000 đến 15.000 đồng/túi…
Giá hai loại bánh trôi bánh chay vào ngày này không tăng hơn so với ngày thường, ở mức 10.000 đồng/đĩa, đĩa to giá 15.000 đồng.
PV ghi lại một số hình ảnh trong ngày Tết Hàn Thực năm nay:
Tại các chợ, bột làm bánh trôi bánh chay lúc nào cũng tấp nập người mua bán.
Video đang HOT
Chị Nguyễn Thị Hằng bán bột làm bánh tại chợ Dịch Vọng (Cầu Giấy) cho biết, từ sáng tới giờ chị đã bán hết được hai mươi cân gạo bánh và chỉ còn một ít bột nguyên liệu nữa là hết hàng.
Nhiều hàng quán khác bán thực phẩm ăn sẵn vào ngày này cũng tranh thủ chuyển sang bán bánh trôi bánh chay.
Trong khi đó, cả gia đình nhà bác Tài tại ngõ 175 Xuân Thủy (Cầu Giấy) đều tập trung làm bánh trôi bánh chay kịp cho khách đặt mua trong ngày này.
Bánh trôi, bánh chay có giá trung bình từ 10.000-15.000 đồng/đĩa tùy loại to nhỏ.
Những đĩa bánh trôi nặn tròn trịa,đẹp mắt
Hàng bán bánh trôi bánh chay lúc nào cũng đông khách ngồi ăn.
Anh Nam ở phố Tô Hiệu (Cầu Giấy) tranh thủ buổi sáng sớm trước khi đi làm đưa cô con gái của mình đi ăn bánh trôi bánh chay vào ngày Tết Hàn thực để lấy may mắn.
Đàn ông cũng tham gia phụ giúp các bà nặn bánh để bán.Theo xahoi
Ngày 8/3 đặc biệt ở "hàng thịt, hàng cá"
"Tôi chỉ mong ông trời cho tôi sức khỏe để đi chợ bán hàng. Hôm nay ngày 8/3, mấy bà bán hàng cùng tôi rủ nhau nấu một bữa nho nhỏ gọi là liên hoan ngày phụ nữ, thế là mừng lắm rồi", bà Liên lật những chiếc bánh đa cho đủ lửa, tâm sự.
Khu gian hàng rau củ quả ở chợ Vinh (Nghệ An) được trang trí mừng ngày 8/3
Không khí chợ Vinh (Nghệ An) thường ngày vốn đã náo nhiệt thì ngày 8/3 càng trở nên nhộn nhịp, đông vui hơn bởi cảnh các khu gian hàng tất bật chuẩn bị liên hoan mừng ngày Quốc tế phụ nữ.
Từ sáng sớm, cánh đàn ông của các tiểu thương nữ đã loay hoay dựng rạp, mượn phông màn, loa đài và bày biện mâm cỗ tươm tất cho các chị em. Tay thoăn thoắt cuốn nem, anh Phan Văn Tám - chồng một tiểu thương ở khu hàng khô cho hay: "Hôm nay tôi nghỉ lái xe một ngày để cùng với mấy anh bạn tổ chức nấu ăn cùng mấy chị em trong chợ. Cứ nghĩ nấu nướng là chuyện đơn giản nhưng bắt tay vào bếp mới thấy thương vợ ngoài đi chợ vất vả cả ngày còn lo toan cho bữa cơm của cả nhà nữa".
Các tiểu thương khu hàng khô (chợ Vinh) chuẩn bị mâm cơm đơn giản mừng ngày Quốc tế phụ nữ
Khu hàng hoa quả có trên 70 tiểu thương chuyên cung cấp các loại hoa quả cho thị trường TP Vinh và các vùng phụ cận. Hằng ngày, các tiểu thương phải vất vả thức dậy từ lúc 1h sáng để nhập, phân loại hàng... bán lại cho các tiểu thương khác nên chuyện có được một ngày nghỉ đúng nghĩa với họ thật khó.
Chị Lê Thị Thủy (27 tuổi, phường Quang Trung, TP Vinh) đi chợ với mẹ từ năm còn học lớp 8. Thế rồi, cái nghiệp quang gánh gắn bó với chị gần 15 năm nay. "Cả năm buôn bán không có lấy một ngày nghỉ nên mấy chị em rủ nhau làm một bữa tiệc nhỏ ở chợ để mừng ngày 8/3. Buôn có bạn, bán có phường, hơn nữa đa số các tiểu thương ở đây đều là chị em phụ nữ nên ai cũng mong có một ngày Quốc tế phụ nữ ấm áp và đoàn kết hơn", chị Thủy cho biết.
Bên cạnh lò than còn đỏ rực, bà Nguyễn Thị Liên (phường Cửa Nam, TP Vinh) vẫn ngồi lặng lẽ cẩn thận lật từng chiếc bánh đa cho đủ lửa. Với bà Liên thì ngày 8/3 cũng chẳng có gì đặc biệt, bởi gần 80 năm nay "ngày quốc tế phụ nữ cũng như ngày thường, tôi chỉ mong bán hết số bánh đa này thôi". Nói là "gian hàng" nhưng chỗ bán hàng của bà cũng đơn sơ lắm. Chiếc quạt đã cũ kỹ, cái nồi nhôm đã thủng đáy, cái giỏ xách đã sứt một bên quai, chỉ thế thôi là đủ cho bà bán hàng cả ngày.
Niềm vui của bà Liên trong ngày 8/3 là bán được hàng
Mỗi chiếc bánh đa bà quạt bán cho khách chỉ lãi 500đ, tính ra mỗi ngày nếu đông khách bà cũng kiếm được dăm chục. "Tôi chỉ mong ông trời cho tôi sức khỏe để còn sức mà đi chợ bán hàng, hôm nay 8/3 mấy bà bán hàng cùng tôi rủ nhau nấu một bữa cơm nho nhỏ gọi là liên hoan ngày phụ nữ, thế là mừng lắm rồi chú à", bà Liên vui vẻ tâm sự.
Biết các khu gian hàng tổ chức mừng ngày Quốc tế phụ nữ, Ban quản lý chợ Vinh đã tổ chức đoàn đi chúc các tiểu thương. Tại khu gian hàng rau, củ quả, chị Trương Thị Nhàn (một cán bộ phụ nữ phường Vinh Tân, TP Vinh) - cũng là một tiểu thương có "khiếu" ăn nói được các chị em giao cho nhiệm vụ làm người dẫn chương trình.
Buổi liên hoan mừng ngày Quốc tế phụ nữ trở nên ấm cúng, vui vẻ hơn khi những tiểu thương quanh năm "buôn thúng, bán mẹt" bỗng hóa thành những nghệ sỹ nghiệp dư. Những tiết mục văn nghệ "cây nhà lá vườn" góp vui có khi không đúng nhạc hay quên lời nhưng vẫn nhận được những tràng pháo tay cổ vũ rộn rã.
Các tiểu thương vui vẻ trong ngày Quốc tế phụ nữ
Trò chuyện với chúng tôi, các chị đều tâm sự, dù bất kỳ làm việc gì thì phụ nữ trên quê hương Bác đều không ngừng giữ gìn, phát huy phẩm chất "Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang. "Buôn bán cực nhọc nhưng niềm vui của chúng tôi là có cuộc sống gia đình được ấm no, hạnh phúc, các con chăm ngoan, học giỏi và trưởng thành", chị Trương Thị Nhàn tâm sự.
Theo Dantri
Hà Nội: "Rồng rắn" xếp hàng mua xôi chè cúng Rằm Ngày Rằm tháng Giêng (còn gọi là lễ Thượng Nguyên, Tết Nguyên tiêu), là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới. Vì vậy, người dân coi việc cúng Rằm này là rất quan trọng. Đối với nhiều gia đình, theo truyền thống, Rằm tháng Giêng thường có 2 lễ cúng: Lễ cúng Phật và lễ cúng gia tiên. Lễ cúng gia tiên...