Tết Đoan Ngọ, những người được khuyến cáo không nên ăn cơm rượu nếp
Những người có dấu hiệu nóng trong, đau dạ dày, đái tháo đường hay bị thừa cân béo phì… được khuyến cáo không nên ăn cơm rượu nếp.
Tết Đoan Ngọ vào ngày 5/5 (âm lịch) hàng năm được dân gian quan niệm là ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Sở dĩ ngày này được gọi là “Tết giết sâu bọ” vì đây là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi, dịch bệnh dễ phát sinh nên dân gian có nhiều tục trừ và phòng bệnh trong cơ thể và cộng đồng.
Trong dịp Tết Đoan Ngọ, một món ăn phổ biến không thể thiếu trong các gia đình đó là rượu nếp. Theo quan niệm người xưa, trong hệ tiêu hóa chúng ta thường có nhiều loại sâu bọ trú ngụ, nếu không diệt trừ sẽ sinh sản ngày một nhiều và gây tác hại không tốt cho cơ thể.
Theo khoa học, cơm rượu nếp là loại thực phẩm được làm từ nếp trộn với men rượu và đường glucose. Đây là thực phẩm giàu tinh bột, giàu vitamin nhóm B, B1 và chứa nhiều năng lượng. Đặc biệt cơm rượu được làm từ nếp cẩm có màu đen còn chứa chất chống oxy hóa anthrocyamin không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng tốt cho tim mạch, kích thích hệ tiêu hóa và phòng bệnh thiếu sắt…
Tuy nhiên, khi ăn cơm rượu cần lưu ý những điều sau đây:
Cơm rượu lên men chỉ nên ăn trong vòng 3-4 ngày, tránh để lâu, lên men quá mức vì ngoài men rượu còn có men tạp.
Tuyệt đối không ăn khi đói vì ảnh hưởng đến dạ dày, nên sử dụng nó như một món tráng miệng
Ngoài ra, trong cơm rượu còn có chất chua, lên men lastic tạo ra ra axit làm rối loạn tiêu hóa, nên tùy từng cơ địa, nhưng tốt nhất không nên ăn quá nhiều.
Những người cần hạn chế
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Theo Đông y, cơm rượu được làm từ gạo nếp ủ men và đường nên có tính ấm, do đó không nên sử dụng cho người có thể trạng nóng, có biểu hiên như: mẩn ngứa hay nổi mụn, vàng da do chức năng gan suy giảm, người mệt mỏi, môi căng đỏ, khô ráp, chảy máy chân răng, lưỡi đỏ không có rêu lưỡi hoặc rêu lưỡi vàng, khó ngủ, bứt rứt…
Đối với trẻ nhỏ đang ở độ tuổi dậy thì, ăn rượu nếp sẽ gây ra tình trạng nổi mụn trứng cá nhiều hơn, vì vậy không nên ăn nhiều.
Ngoài ra, thực phẩm này chứa đường hấp thu nhanh, do đó đối với những người có bệnh lý đái tháo đường ăn vào cũng rất nguy hiểm.
Bên cạnh đó, những người có bệnh lý về dạ dày, người thừa cân béo phì cũng được khuyến cáo không nên ăn.
Những món ăn trong Tết Đoan ngọ "giết sâu bọ" tốt cho sức khỏe
Theo truyền thống của từng miền, Tết Đoan Ngọ mùng 5.5, ngoài hoa quả còn có những món ăn cũng khác nhau.
Những món ăn thường dùng trong Tết Đoan Ngọ. Ảnh: Dân Linh
Tết Đoan Ngọ là lễ tết quan trọng của người Việt từ nhiều đời nay. Theo tục lệ từ xưa, người dân thường cúng vào sáng sớm nhưng thực chất Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5.5 Âm lịch. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11-13h.
Dịp Đoan Ngọ (5.5 Âm lịch) là lúc tiết trời nóng bức nhất. Đây là lúc chuyển mùa, sâu bọ, côn trùng cũng được dịp phát triển gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối. Vì vậy, người dân thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ và dâng hương cầu tai qua nạn khỏi, được mùa.
Thịt vịt
Với người dân ở một số vùng miền như miền Trung, miền Nam, thịt vịt là món ăn không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ. Kể cả khi người dân có quan niệm kiêng ăn thịt vịt vào đầu tháng vì sợ đen đủi thì vào ngày 5.5 âm lịch, vẫn có nhiều người ăn thịt vịt.
Ảnh: Dân Linh
Theo quan niệm, vào ngày Tết Đoan Ngọ, dương khí mạnh nên ăn thịt vịt có tính hàn, giải nóng, làm mát cơ thể. Thực tế, từ tháng 5 trở đi, vịt bắt đầu vào mùa. Những con vịt béo hơn, thịt ngon và không có mùi hôi nữa. Vì thế, trong Tết Đoan Ngọ, ở hầu hết các gia đình, họ đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
Rượu nếp
Một số vùng của miền Bắc ngày này, rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm, là món không thể thiếu.
Người ta cho rằng, bộ phận tiêu hoá của con người thường có các loại ký sinh gây hại và chúng nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng diệt được. Duy có ngày mùng 5.5 (âm lịch), các loại ký sinh này thường ngoi lên, con người có thể ăn thức ăn, hoa quả vị chua, chát và nhất là rượu nếp, có thể loại bỏ chúng.
Ảnh: Phúc Sinh
Theo dân gian, rượu nếp được ăn ngay khi vừa ngủ dậy thì rất hiệu nghiệm. Rượu này chủ yếu là xôi còn nguyên hạt lên men, còn gọi là "cái". Người dân thường dùng các loại gạo nếp trắng và cẩm đồ thành xôi, để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. Người già, con trẻ đều có thể ăn loại rượu này.
Bánh ú tro
Miền Nam và miền Trung món không thể thiếu trên mâm cơm cúng là bánh ú tro. Nhà nào cũng mua từ ba bốn chục bánh trở lên.
Ảnh: Ẩm Thực
Bánh được làm bằng gạo đã ngâm từ nước tro được đốt bằng củi các loại cây khô hay rơm, gói trong lá chuối. Nhân bánh thường bằng đậu xanh hoặc không nhân.
Mâm quả
Cũng như bao các nghi lễ, ngày tết khác. Mâm quả dâng lên bàn thờ tổ tiên để lẫy lễ là điều không thể thiếu trong mỗi gia đình. Việc ăn trái cây đầu mùa, đặc biệt là cái loại trái cây như: mận, vải, xoài, chôm chôm, dưa hấu... không chỉ với mong muốn tiêu trừ mầm bệnh mà phần nào còn thể hiện được mong muốn hoa trái đầy nhà, sinh sôi nảy nở.
Ảnh: Pinterest
Người xưa quan niệm, trong ngày này, các loài sâu bọ đều hoảng hốt, trốn chạy vì nhà ai cũng có bữa cỗ "giết sâu bọ" vào sáng sớm với hoa quả đầu mùa. Bởi thế, lễ cúng ngày này không thể thiếu những hoa quả như các loại: vải, mận, quất hồng bì, đào, chuối, dưa hấu, dứa...
Chè trôi nước
Đây là loại chè không chỉ có trong ngày 3.3 âm lịch, mà nó còn là món ăn được yêu thích vào ngày 5.5.
Ảnh: Lan
Tết Đoan Ngọ ăn mận sao cho thỏa thích lại không lo nóng trong người, hại cho sức khỏe Trong các loại trái cây dịp Tết Đoan Ngọ, mận được ưa thích do có vị chua ngọt dễ ăn. Tuy nhiên, không nên ăn nhiều mận vì chúng cũng có những tác dụng phụ... Mận là loại quả rất tốt nếu chỉ ăn vừa đủ. Mận là loại trái cây vừa ngọt, vừa chua, nhiều nước, được ưa thích vào mùa hè....